Nhóm giải pháp phòng ngừa xã hộ

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 123 - 132)

- Trong những năm qua Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố đãban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm

3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa xã hộ

3.2.1.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện

Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước trong phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiệnhiệu quả cao, yêu cầu đặt ra là các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cần nâng cao nhận thức hơn nữa về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Quyết định số 333/2004/QĐ- UB ngày 29/12/2004 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 - 2010; Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2012 và 2012 - 2015; Chỉ thị 02/2009/CT-UBND ngày 11/2/2009 về Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc nhập cảnh, cư trú và lao động của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố, của ngành Công an.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức từ thành phố đến cơ sở phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm tại địa phương, đơn vị mình, phải làm rõ các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Từ

122

đó, đề ra kế hoạch và biện pháp khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời giải quyết tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với người nước ngoài như: quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú, quản lý lao động người nước ngoài, quản lý những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (khách sạn, nhà cho người nước ngoài thuê, Internet...); quản lý nhà nước trong việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài và hậu kiểm sau cấp phép. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mời bảo lãnh người nước ngoài đến thành phố với các mục đích khác nhau; đảm bảo người được mời bảo lãnh phải hoạt động đúng mục đích nhập cảnh, nếu vi phạm pháp luật cơ quan tổ chức mời bảo lãnh phải chịu trách nhiệm liên đới. Tăng cường hoạt động thanh tra, kịp thời phát hiện những thiếu sót trong cơ chế, chính sách, quản lý kinh tế - xã hội, không để tội phạm lợi dụng hoạt động. Chủ động nắm tình hình, triển khai các giải pháp phòng ngừa xã hội; giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, mới phát sinh liên quan đến tội phạm do người nước ngoài thực hiện.

Với vai trò là cơ quan trực tiếp tham mưu đối với công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Công an thành phố cần tiếp tục kịp thời tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản về quản lý người nước ngoài, phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trong tình hình mới. Trong đó cần chú ý kịp thời tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo các loại tội phạm mới nảy sinh như: tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy… ban hành quy chế quan hệ phối hợp, trong đó chỉ rõ trách nhiệm của từng ban,

123

ngành, đoàn thể của thành phố trong việc phối hợp cung cấp thông tin, phối hợp tuyên truyền, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến trong phòng ngừa tội phạm người nước ngoài. Tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bảnchỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan trong việc tăng cường kiểm soát thông tin trên các trang mạng Intenets, các Gmail, mục rao vặt, trúng thưởng....để chủ động phòng ngừa năn chăn.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật việt nam cho người nước ngoài

Các ban ngành chức năng như Công an, Sở Ngoại vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, SởThông tin – Truyền thông, ngành du lịch, tăng cường các hình thức tuyên truyền về quy định xuất nhập cảnh, tuyên truyền pháp luật Việt Nam để người nước ngoài biết được khi nhập cảnh vào thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú; trong đó cần chú trọng biên tập, xuất bản các ấn phẩm cẩm nang bỏ túi nhỏ, gọn, đẹp bằng tiếng Việt - Anh và các thứ tiếng của các quốc gia có nhiều khách du lịch đến Việt Nam như Trung Quốc, Nhật và cả tiếng của các quốc gia Châu Phi như Nigieria. Nội dung cuốn cẩm nang bên cạnh tuyên tuyền pháp luật, quy định xuất nhập cảnh, cần có thêm các nội dung khác mà người nước ngoài thường quan tâm như: hướng dẫn về sơ đồ đường đi, các di tích, điểm tham quan du lịch, các tài liệu này được phát miễn phí cho tất cả người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố.

3.2.1.2. Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa tội phạm

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy tội phạm do người nước ngoài thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, nhiều thủ đoạn phạm tội đã diễn ra nhiều lần nhưng người dân vẫn mất cảnh giác sa bẫy và trở thành nạn nhân của tội phạm. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền về phương thức thủ đoạn hoạt động của tội

124

phạm chưa sâu, rộng.

Để quần chúng hiểu rõ về tội phạm do người nước ngoài thực hiện, từ đó cảnh giác chủ động phòng ngừa, nội dung công tác tuyên truyền của lực lượng Công an và các ban, ngành chức năng cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về nội dung tuyên truyền.

- Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về thủ đoạn hoạt động của tội phạm do người nước ngoài thực hiện để cho quần chúng nhận thức rõ về tính chất nghiêm trọng cũng như thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này, từ đó thấy được sự cần thiết phải tích cực chủ động phòng ngừa và tố giác tội phạm. Tuyên truyền cho người dân nhận thức được hoạt động phòng ngừa tội phạm không phải chỉ là nhiệm vụ của lực lượngCông an mà đó là trách nhiện của mỗi người dân, tổ chức, doanh nghiệp và của toàn xã hội; nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa tội phạm là biện pháp tốt nhất để tự bảo vệ bản thân, tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội.

- Trong công tác tuyên truyền phải chỉ rõ những phương thức thủ đoạn tinh vi mà bọn tội phạm thường sử dụng để gây án, địa điểm thường gây án, đối tượng mà bọn tội phạm thường nhắm đến. Đặc biệt chú ý tuyên truyền các thủ đoạn phạm tội đã xuất hiện ở nước ngoài, kể cả những thủ đoạn đã cũ nhưng lại rất mới với quần chúng nhân dân ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Tuyên truyền để quần chúng nhân dân thấy rõ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Trong đó nhấn mạnh nguyên nhân, điều kiện thuộc về chủ quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và hướng dẫn cách khắc phục không để tội phạm xảy ra. Khắc phục tình trạng cả tin, mù quáng trước “mác” người nước ngoài, tư tưởng “sính ngoại” từ đó thiếu cảnh giác mắc “bẫy” của tội phạm, chưa chủ động phòng ngừa tội phạm.

- Hướng dẫn cho quần chúng nhân dân tự đề cao cảnh giác, tích cực, chủ động tham gia đấu tranh chống tội phạm do người nước ngoài thực hiện.

125

Cụ thể là quần chúng phải chủ động báo tin tức, tài liệu phản ánh về hoạt động của các đối tượng tội phạm và đồng bọn nghi vấn đang chuẩn bị gây án.

- Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các giao dịch, quan hệ làm ăn với người nước ngoài. Tuyên truyền về tính hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang bị các phương tiện nghe nhìn, hệ thống bảo mật thông tin, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm.

Thứ hai, hình thức tuyên truyền.

- Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, thường xuyên để nội dung tuyên truyền đến được với quần chúng nhân dân. Tránh kiểu tuyên truyền theo chiến dịch, theo phong trào, theo đợt cao điểm phòng chống tội phạm, sau đó lại lắng xuống.

- Khai thác có hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí để kịp thời đưa những thông tin về tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện, cụ thể như:

Đối với đài phát thanh truyền hình, báo chí cần kịp thời đưa tin các vụ án do người nước ngoài thực hiện, nhất là báo Công an, báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, báo Tuổi trẻ là những tờ báo có số lượng phát hành lớn, được nhiều người đọc. Các bài báo không thông tin đơn thuần về vụ việc mà cần phân tích rõ thủ đoạn hoạt động của tội phạm, hậu quả của nó về kinh tế - xã hội, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Chỉ rõ những lỗ hổng trong công tác phòng ngừa tội phạm để quần chúng nhân dân biết từ đó nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa và hợp tác tố giác tội phạm với cơ quan Công an.

- Lực lượngCông an cần phối hợp với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc thành phố, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…thông qua phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, các

126

cuộc sinh hoạt của tổ dân phố, khu phố, của đoàn thể, qua đó lồng ghép nội dung cần tuyên truyền để quần chúng nắm được thủ đoạn hoạt động của tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Trong công tác tuyên truyền cần tập trung vào địa bàn dân cư thường xuyên tập trung nhiều người nước ngoài lưu trú, các chung cư, cao ốc có nhiều người nước ngoài thuê; tuyên truyền trong các doanh nghiệp có sử dụng lao động người nước ngoài để nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa.

3.2.1.3. Phát huy vai trò của các ban, ngành, tổ chức xã hội trong công tác phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện

Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của các ban, ngành, tổ chức xã hộimà hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện cần chú ý các nội dung sau đây:

- Ngành Hải quan,trong những năm gần đây ngành Hải quan đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cấm qua cửa khẩu. Đặc biệt Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã phát hiện nhiều vụ người nước ngoài vận chuyển ma túy vào thành phố. Để đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật các đối tượng tội phạm sẽ có nhiều phương thức thủ đoạn hoạt động tinh vi hơn, vì vậy ngành Hải quancần tiếp tục đầu tư phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại (máy soi, máy chiếuthế hệ mới nhất) và tăng cường công tác đào tạo, mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc tại các cửa khẩu để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các ngành hữu quan phát hiện, kiên quyết ngăn chặn các loại văn hóa phẩm phản động, độc hại, kích động bạo lực, các nguồn buôn bán, vận chuyển các chất ma túy, vũ khí, chất nổ, chất cháy vào thành phố qua cửa khẩu. Trong công tác phòng ngừa tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy từ nước ngoài vào thành phố

127

qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất cần chú ý các đối tượng người gốc Phi, Việt kiều quốc tịch Australia; các đối tượng phụ nữ người Châu Á có quốc tịch các nước như: Campuchia, Malaysia, Philippin, Thái Lan.Đây là nhóm đối tượng nằm trong các đường dây vận chuyển ma túy đã bị phát hiện nhiều trong thời gian vừa qua; đặc điểm là các đối tượng này thường đi một mình, nhập cảnh nhiều lần, thường mang nhiều va li, túi xách.

- Ngành Du lịch,cần làm tốt công tác đăng ký tạm trú cho người nước ngoài, nâng cao hơn nữa việc phòng ngừa, ngăn chặn các tội phạm, tệ nạn xã hội tại các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn, quán trọ thuộc ngành du lịch quản lý; phối hợp với lực lượng Công an, các ngành hữu quan và Ủy ban nhân dân các cấp làm tốt công tác tuyên truyền để người nước ngoài chấp hành các quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại.

Hàng năm ngành du lịch cần phối hợp với ngành Công an mở các lớp tập huấn kiến thức pháp luật về xuất nhập cảnh; kiến thức về phòng ngừa tội phạm người nước ngoài cho cán bộ, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên các cơ sở lưu trú do ngành du lịch quản lý, để đội ngũ này nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý người nước ngoài đến tham quan du lịch, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài gây ra.

- Ngành Thông tin và Truyền thông, kịp thời chỉ đạo và phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng và thi hành pháp luật Việt Nam của người nước ngoài; trách nhiệm công dân trong phòng, chống tội phạm. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Tuyên truyền thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, mở chuyên mục thường xuyên trên sóng phát thanh và truyền hình để tuyên truyền để phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt trong phòng, chống tội phạm; kịp thời thông tin rộng rãi những phương thức thủ

128

đoạn hoạt động mới của tội phạm do người nước ngoài thực hiện để nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp nêu cao tinh thần cảnh giác và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường công tác thẩm định, cấp giấy phép đối với lĩnh vực có vốn đầu tư ngước ngoài. Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tổ chức, cá nhân thiếu năng lực tài chính, có dấu hiệu mờ ám lợi dụng chủ trương thông thoáng trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài của thành phố để thực hiện hành vi phạm tội. Tăng cường hậu kiểm tra sau cấp phép để kịp thời phát hiện những cá nhân, tổ chức người nước ngoài lợi dụng sự thông thoáng trong việc cấp phép đầu tư để thành lập các công ty “ma”, sử dụng lao động nước ngoài không khai báo, tạo danh nghĩa để lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hành vi tội phạm khác.

- Sở Tài chính hàng năm lập dự trù kinh phí, lập kế hoạch tổng hợp trình Ủy ban duyệt cần ưu tiên, bảo đảm kinh phí cho Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phối hợp với lực lượng Công an nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ưu tiên bảo đảm trang bị phương tiện và từng bước hiện đại hóa phương tiện cho các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

- Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm một cách kịp thời và nghiêm minh để góp phần răn đe, phòng ngừa tội phạm.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động và các tổ chức kinh tế - xã hội khác,

phối hợp chặt chẽ với cácngành và các cấp chính quyền trong việc vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên của mình tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm do người nước ngoài thực hiện.

129

phạm, Công an thành phố cần làm tốt công tác tham mưu các cấp, các ngành phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện.

Thứ nhất, tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đề ra chủ trương, kế hoạch phòng chống tội phạm do người nước ngoài thực hiện.

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 123 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)