Nhóm giải pháp phòng ngừa nghiệp vụ

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 132)

- Trong những năm qua Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố đãban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm

3.2.2. Nhóm giải pháp phòng ngừa nghiệp vụ

3.2.2.1. Tăng cường công tác điều tra cơ bản đối với các đối tượng hình sự là người nước ngoài

131

Công tác điều tra cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Để làm tốt công tác này lực lượng Công an cần phải nắm toàn diện, chính xác, kịp thời tình hình hoạt động, diễn biến của đối tượng phạm tộiở cáctuyến, địa bàn trọng điểm. Đặc biệt là những địa bàn trọng điểm tập trung nhiều người nước ngoài cư trú và thường xuyên xảy ra các vụ án do người nước ngoài thực hiện như: Khu vực “phố Tây” thuộc Phường Phạm Ngũ Lão, địa bàn Phường Bến Thành, Bến Nghé, Nguyễn Cư Trinh - Quận 1; địa bàn Phú Mỹ Hưng - Quận 7, nơi tập trung nhiều người Hàn Quốc, Đài Loan; Khu vực Chợ Lớn - Quận 5, Quận 11, tập trung nhiều người Trung Quốc, Đài Loan; địa bàn “làng Châu phi” đường Độc Lập,Quận Tân Phú,địa bàn Quận Gò Vấp, Quận 12, tập trung nhiều người Châu Phi sinh sống.Từ đó phát hiện ra quy luật hoạt động, thủ đoạn gây án của tội phạm. Phải điều tra, khảo sát để nắm được tình hình quản lý, bảo vệ tài sản của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, có mối quan hệ thường xuyên với người nước ngoài, đồng thời cũng là đối tượng mà bọn tội phạm này thường nhắm đến để chiếm đoạt tài sản.

Các đơn vị nghiệp vụ của Công an thành phố như Quản lý xuất nhập cảnh, Công an phường, Cơ quan điều tra tội phạm. Phải căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể trong từng thời gian, từng địa bàn phức tạp về tội phạm do người nước ngoài thực hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, điều kiện tội phạm để làm tốt công tác điều tra cơ bản

: ngân hàng, trung tâm thương mại, các cửa hàng mua bán thanh toán bằng thẻ tín dụng, trụ rút tiền bằng thẻ ATM. Nắm được những sở hở, thiếu sót trong công tác quản lý tài sản của cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp để cảnh báo cho họ có giải pháp phòng ngừa.

132

thủ đoạn hoạt động của tội phạm. Thu thập được tài liệu để phát hiện đối tượng và đưa vào diện quản lý

tiền sự; người có nhân thân, mục đích nhập cảnh không rõ ràng; các đối tượng có quốc tịch các nước như: Nigieria, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Campuchia, Việt kiều có quốc tịch Hoa Kỳ, Australia. Trên cơ sở tiến hành điều tra cơ bản đối tượng này sẽ nắm được tình hình, thủ đoạn, quy luật hoạt động của tội phạm; nắm được các mục tiêu, đối tượng bị hại, các loại tài sản mà tội phạm do người nước ngoài thực hiện thường chiếm đoạt. Tránh tình trạng lập hồ sơ mang tính đối phó, hình thức. Thông tin, tài liệu không được cập nhật, bổ sung thường xuyên nên tác dụng hồ sơ, tàng thư thấp; tài liệu trong hồ sơ chưa phản ánh sát, đúng tình hình kết quả công tác điều tra cơ bản và giá trị nghiên cứu khai thác thấp. Công tác quản lý, bảo quản hồ sơ của một số đơn vị, địa phương chưa tốt, còn để mất, thất lạc trong công tác quản lý các đối tượng là người nước ngoài.

Bên cạnh công tác điều tra cơ bản các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an như Công an phường, Cơ quan điều tra tội phạm, Quản lý xuất nhập cảnh, Quản lý hành chính về trật tự xã hội cần làm tốt công tác quản đối tượng người nước ngoài. Tất cả đối tượng người nước ngoài cư trú tại thành phố trên 3 tháng đã có tiền án, tiền sự ở Việt Nam, hoặc đang có biểu hiện nghi vấn phạm tội thì cần đưa vào diện quản lý.

Mặt khác, công tác quản lý đối tượng của lực lượng Công an mà đặc biệt là lực lượng trinh sát phải gắn với các địa bàn, các tuyến trọng điểm để chủ động phát hiện những đối tượng người nước ngoài hoạt động lưu động có thể gây ra các vụ án như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp, cướp giật tài sản trên đường phố ở các điểm giao dịch, trung tâm thương mại, nơi công cộng; những địa bàn tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện như: khách sạn, nhà trọ mà tội phạm thường lui tới ẩn náu hoặc chuẩn bị các

133

điều kiện để gây án. Căn cứ kết quả điều tra cơ bản, lực lượng trinh sát chủ động mở hồ sơ quản lý theo từng hệ loại đối tượng, tập hợp sẵn hồ sơ như: nhân thân đối tượng, hình ảnh đối tượng…để phục vụ công tác truy xét khi vụ việc xảy ra.

3.2.2.2. Coi trọng công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới cộng tác viên bí mật

Xây dựng và sử dụng mạng lưới cộng tác viên bí mật có tác dụng rất lớn trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tội phạm nói chung và tội phạm do người nước ngoài thực hiện nói riêng. Tuy nhiên trên thực thế công tác này còn rất nhiều hạn chế do những nguyên nhân như: lựa chọn cộng tác viên người Việt thì hạn chế do sự bất đồng ngôn ngữ, lựa chọn người nước ngoài thì họ ngại hợp tác với Công an. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do chúng ta chưa chú trọng và đầu tư đúng mức đối với nhiệm vụ này. Vì vậy vấn đề đầu tiên là các đơnvị của ngành Công an như: Quản lý xuất nhập cảnhvà các đơn vị nghiệp vụ phải nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này.

Trong công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới cộng tác viên bí mật đối với tội phạm do người nước ngoài thực hiện cần chú ý đến địa bàn thường xuyên có nhiều người nước ngoài đến lưu trú, ở đây có nhiều đối tượng tội phạm người nước ngoài trà trộn để hoạt động như địa bàn quận 1, Quận 7.Các tụ điểm như quán càphê, quán bar, khu vục có nhiều nhà trọ, khách sạn, ngân hàng, trung tâm thương mại mà người nước ngoài thường tụ tập.

Cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên bí mật đảm bảo về số lượng và chất lượng. Đối với cộng tác viên bí mật là người Việt Nam cần lựa chọn những người có uy tín, giỏi ngoại ngữ, có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài như: người Việt Nam làm việc ở Sở Ngoại vụ; người Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài, lễ tân, nhân viên bảo vệ khách sạn; tài xế taxi, người bán

134

hàng ở các “phố tây”. Bên cạnh đó cần tuyển chọn và xây dựng đội ngũ cộng tác viên bí mật là người nước ngoài làm việc trong các công ty, văn phòng đại diện, những người có gia đình (vợ con) sinh sống lâu dài ở thành phố với các quốc tịch và vùng lãnh thổ khác nhau, cộng tác viên là Việt kiều. Đây là những cộng tác viên có nhiều mối quan hệ và có điều kiện tiếp xúc với các đối tượng người nước ngoài, họ có thể cung cấp các nguồn tin có giá trị liên quan đến hoạt động tội phạm và khi cần thiết sử dụng họ làm đặc tình cho các chuyên án. Công tác lựa chọn, xây dựng và sử dụng mạng lưới cộng tác viên bí mật phải đúng quy định của ngành Công an. Phải lựa chọn người có uy tín, trung thành và tự nguyện cộng tác với Công an.

3.2.2.3. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện

Trong phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện, hoạt động tuần tra kiểm soát giữ vị trí vai trò rất quan trọng. Bởi vì đặc điểm hoạt động của loại tội phạm này thể hiện tính lưu động cao, lợi dụng sự sơ hở mất cảnh giác của quần chúng nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy việc tăng cường công tác tuần tra kiểm soát sẽ kịp thời phát hiện và ngăn chặn hoạt động của tội phạm do người nước ngoài thực hiện.

Để năng cao hiệu quả hoạt động tuần tra kiểm soát, lực lượng trinh sát cần thường xuyên bám sát các địa bàn trọng điểm thuộc Quận 1, 5, 7, 11, Tân phú, Bình Tân; nơi tập trung nhiều người nước ngoài cư trú, khu vực có nhiều ngân hàng, trung tâm thương mại buôn bán sầm uất, những nơi thường xảy ra các vụ án do người nước ngoài thực hiện, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ phạm pháp hình sự do tội phạm người nước ngoài thực hiện.

Bên cạnh đó lực lượng Công an phường tăng cường phối hợp với các lực lượng khác như thanh niên xung kích, dân phòng thường xuyên tuần tra,

135

kiểm soát bằng các hình thức như cắm chốt, tuần tra kiểm soát di động vào các giờ cao điểm ở các địa bàn, tuyến giao thông phức tạp về an ninh trật tự như phường Bến Thành, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cầu Kho, Cô Giang, thuộc Quận 1 và các quận khác ở trung tâm thành phố để góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đó chính là loại bỏ điều kiện phạm tội, làm cho đối tượng người nước ngoài không còn cơ hội gây án.

3.2.2.4. Tăng cường các biện pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội để kiểm soát các hoạt động của người nước ngoài đồng thời xử lý nghiêm người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam

- Đối với công tác quản lý xuất nhập cảnh.

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh mà trực tiếp là đội quản lý cư trú người nước ngoài và kiểm tra xuất nhập cảnh cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quy trình lập hồ sơ theo dõi xuất nhập cảnh đối người nước ngoài đến thành phố với các nội dung như: nhân thân người nhập cảnh, cửa khẩu nhập cảnh, mục đích nhập cảnh, thời hạn nhập cảnh, nơi cư trú… và phối hợp với các lực lượng chức năng khác như Đội An ninh nhân dân quận, Công an phường để theo dõi, quản lý người nước ngoài trong quá trình lưu trú, hoạt động tại Thành phố. Phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác của Công an thành phố như An ninh điều tra tội phạm, Cảnh sát điều tra tội phạm, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an phường để kiểm tra, xử lý người nước ngoài vi phạm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố. Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát số người nhập cảnh trái phép, quá hạn cư trú, cư trú lì, hoạt động sai mục đích nhập cảnh, không xuất trình giấy tờ tuỳ thân để có hướng xử lý kịp thời và kiên quyết trục xuất theo quy định của pháp luật.

- Làm tốt công tác tổ chức đăng ký tạm trú cho người nước ngoài. Trong công tác đăng ký tạm trú cho người nước ngoài phải tuân thủ đúng quy định, yêu cầu các loại giấy tờ cần thiết cho việc khai báo tạm trú

136

như: hộ chiếu, thị thực, phiếu xuất nhập cảnh, sổ đăng ký tạm trú cho người nước ngoài của cơ sở kinh doanh cho người nước ngoài thuê. Việc khai báo tạm trú phải được thực hiện trước 23h. Nếu người nước ngoài đến tạm trú sau 23h thì sáng hôm sau chủ hộ, chủ cơ sở phải chấp hành nghiêm quy định đến Công an phường trình báo và đăng ký tạm trú. Xử lý nghiêm các trường hợp chủ khách sạn, nhà trọ cho người nước ngoài thuê mà không khai báo với cơ quan chức năng. Lực lượng Cảnh sát khu vực phải thường xuyên tiến hành công tác quản lý, giám sát, theo dõi di biến động của các đối tượng là người nước ngoài cư trú trên địa bàn không rõ lý do, bất minh về kinh tế, về các mối quan hệ. Trên cơ sở đó tập hợp tài liệu, củng cố hồ sơ từng đối tượng, phối hợp lực lượng trinh sát có biện pháp xử lý; tổ chức kiểm tra hành chính đối với những hộ cho thuê phòng trọ, nhà cho thuê, khách sạn… để phát hiện đối tượng người nước ngoài nghi vấn phạm tội.

Phải khắc phục được những hạn chế như: các biện pháp quản lý còn mang nặng tính hành chính, việc đối chiếu kiểm tra tạm trú của người nước ngoài, cũng như việc ghi chép, lập hồ sơ theo dõi người nước ngoài tạm trú, hoạt động trên địa bàn còn chung chung, chưa đi sâu vào quản lý cư trú kết hợp với quản lý đi lại, hoạt động của người nước ngoài. Khắc phục tình trạng một số cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý người nước ngoài chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý người nước ngoài, chưa ý thức được việc thông qua hoạt động quản lý công khai để chủ động phát hiện phần tử xấu lợi dụng việc nhập cảnh để hoạt động tội phạm.

Bên cạnh đó Công an thành phố cần tiếp tục tăng cường đầu tư, sử dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong việc quản lý người nước ngoài. Tiếp tục triển khai nối mạng máy tính đến tất cả 24 quận, huyện và q

137

thực .

Đảm bảo nhanh chóng, đơn giản, chính xác, hiệu quả, an toàn về thông tin, qua đó góp phần phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm do người nước ngoài gây ra.

- Kiểm tra, xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.

Việc kiểm tra, xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam cần được tiến hành thường xuyên trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong đó Công an phường mà trực tiếp thường xuyên là Cảnh sát khu vực có vai trò rất quan trọng. Đối với việc kiểm tra xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng như Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Đội An ninh nhân dân Công an quận, huyện với Công an phường, xã, thị trấn. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc với các cơ sở kinh doanh lưu trú cho người nước ngoài không có giấy tờ tùy thân vào khách sạn tạm trú, hoặc không khai báo tạm trú bằng hình thức xử phạt hành chính, nếu vi phạm nhiều lần thì rút giấy phép kinh doanh.

Đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam cũng phải có những hình thức xử lý nghiêm khắc, đúng quy định như: xử lý hình sự, xử lý hành chính, buộc trục xuất về nước, cấm nhập cảnh…

3.2.3. Tăng cường quan hệ phối hợp trong hoạt động phòng chống tội phạm do người nước ngoài thực hiện

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)