Các biệnpháp phòng ngừa nghiệp vụ

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 92 - 109)

05 10 15 20 25 30 35 40Tội xâm phạm an ninh quốc gia

2.2.2. Các biệnpháp phòng ngừa nghiệp vụ

Triển khai các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Công an thành phố và các ngành chức năng như Viện Kiểm sát, Tòa án đã đẩy mạnh thực hiện Đề án III “Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế” giai đoạn 2008 - 2012. Qua nghiên cứu điều tra khảo sát, đồng thời trao đổi với cán bộ công tác ở các đơn vị trực tiếp tham gia phòng chống tội phạm do người nước ngoài thực hiện chúng tôi nhận thấy các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ đối với tội phạm do người nước ngoài thực hiện được triển khai thực hiện ở các mặt công tác sau đây:

2.2.2.1. Thực hiện các biện pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội để phòng ngừatội phạm

Các biện pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản của ngành Công an. Biện pháp này được thực hiện chủ yếu do Phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lực lượng Cảnh sát quản lý

91

hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố thực hiện:

- Công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú người nước ngoài. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã tiến hành thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài, lập hồ sơ theo dõi nhập cảnh, xuất cảnh với các nội dung như: nhân thân người nhập cảnh (họ tên, quốc tịch, giới tính, tuổi…), cửa khẩu nhập cảnh, mục đích nhập cảnh, thời hạn nhập cảnh và phối hợp với các lực lượng chức năng khác như: lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính, đội an ninh nhân dân các quận, huyện để theo dõi, quản lý người nước ngoài trong quá trình lưu trú tại thành phố.

Từ năm 2008 - 2013 Công an thành phố đã đăng ký tạm trú cho 10.062.226 lượt người, trong đó: năm 2008 là 1.788.878 lượt người; năm 2009 có 1.627.152 lượt người (-161.726), năm 2010 có 1.788.211 lượt người (+161.059), năm 2011 có 1.513.643 lượt người (-274.568; năm 2012 có 1.518.541 lượt người (+4.898); năm 2013 có 1.825.801 lượt người (+307.260) [Phụ lục I, bảng 3]. Tính trung bình mỗi năm người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố có khai báo tạm trú tăng 10%.

Biểu đồ người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố có khai báo tạm trú từ năm 2008 - 2013.

Đối với người nước ngoài đến lưu trú tại các cơ sở kinh doanh nhà

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013

92

nghỉ, khách sạn hoặc các hộ dân cho người nước ngoài thuê phòng trọ. Hàng ngày Công an phường, xã, thị trấn tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ khai báo tạm trú cho người nước ngoài hoặc các chủ cơ sở, chủ hộ đến khai báo tạm trú cho người nước ngoài. Các loại giấy tờ cần thiết cho việc khai báo tạm trú bao gồm: hộ chiếu, thị thực, phiếu xuất nhậpcảnh, sổ đăng ký tạm trú cho người nước ngoài của cơ sở kinh doanh cho người nước ngoài thuê. Công an phường, xã, thị trấn kiểm tra tính hợp pháp của các loại giấy tờ trên, đối chiếu với danh sách tội phạm truy nã người nước ngoài có thuộc các trường hợp đó không. Việc khai báo tạm trú phải được thực hiện trước 23h. Nếu người nước ngoài đến tạm trú sau 23h thì sáng hôm sau chủ hộ, chủ cơ sở đến Công an phường, xã, thị trấn trình báo và đăng ký tạm trú theo quy định. Công tác đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại các công ty, doanh nghiệp, khi có người nước ngoài đến cư trú, đại diện công ty, doanh nghiệp đến Công an phường làm thủ tục khai báo tạm trú. Về thủ tục đăng ký tạm trú của người nước ngoài bao gồm: phiếu khai báo tạm trú, thẻ tạm trú hoặc thị thực, hộ chiếu, phiếu xuất nhập cảnh, giấy xác nhận của lãnh đạo công ty, doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh của công ty hay xí nghiệp đó.

Hiện nay Công an thành phố trựctiếp

cáp hò

truyền hòng Quản lý xuất

truyền 70%). Đối với các

cơ sở kinh doanh lưu trú đã được trang bị máy vi tính nối mạng với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thì các cơ sở này trực tiếp thực hiện đăng ký tạm trú tại cơ sở kinh doanh. Mọi thông tin sẽ được hệ thống máy tính chuyển trực tiếp về cho Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các

93

quận và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh.

Bên cạnh đó công tác quản lý cư trú vẫn còn những hạn chế như: vì lợi nhuận nên có một số chủ cơ sở cho thuê lưu trú vẫn không đăng ký tạm trú cho người nước ngoài hoặc cho những người nước ngoài không có giấy tờ tùy thân vào khách sạn tạm trú, các vi phạm này chủ yếu xảy ra vào sau 23h. Vì vậy, các sai phạm này rất khó được phát hiện xử lý.Điều đó cũng cho thấy công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài còn nhiều lỏng lẻo và chưa được thực hiện nghiêm túc.

+ Kiểm tra, xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, vi phạm cư trú.

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã phối hợp với Công an các quận, huyện kiểm tra 1.453 lượt với 8.980 người nước ngoài cư trú, phát hiện 1.550 trường hợp không khai báo tạm trú (17%). Đặc biệt là số lượng người nước ngoài không khai báo tạm trú thường tập trung ở địa bàn có nhiều cao ốc, chung cư cao tầng cho người nước ngoài thuê như Quận 1, Quận 2, Quận 7.Riêng năm 2012, Đội An ninh Công an Quận 1 phối hợp với Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an phường tiến hành kiểm tra 624 hộ dân và cơ sở cho thuê lưu trú, phát hiện 316 hộ dân và cơ sở cho thuê lưu trú (50,6%) vi phạm không đăng ký tạm trú cho người nước ngoài theo đúng quy định, xử phạt số tiền là 536.000.000 đồng. Qua đó phát hiện có 392 người nước ngoài không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam về đăng ký cư trú, trong đó có 280 người quốc tịch Trung Quốc và 24 người quốc tịch Hàn Quốc, 368 trường hợp có hộ chiếu nhưng hết hạn thị thực, 296 trường hợp không xuất trình được hộ chiếu và thị thực nhập cảnh; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh phối hợp với Công an Quận 7 kiểm tra 1.126 trường hợp người nước ngoài cư trú ở những cao ốc, căn hộ cho người nước ngoài thuê khu Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, phát hiện 598 trường hợp không khai

94

báo tạm trú chiến tỷ lệ 53%. Đánh giá chung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 30% người nước ngoài vi phạm cư trú, trong đó chủ yếu là không khai báo tạm trú. Đây là một con số khá lớn so với người nước ngoài cư trú trên địa bàn thành phố. Điều đáng chú ý là rất nhiều trường hợp người nước ngoài không khai báo tạm trú có vấn đề liên quan an ninh trật tự như: tội phạm, đối tượng truy nã, hoạt động sai mục đích nhập cảnh.

Theo thống kê của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2013 có tổng số 16.586

); lao động không phép; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; sử dụng thẻ tín dụn

2013, Công an thà

xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật của các cơ quan chức năng chưa nghiêm. Các biện pháp xử lý chủ yếu là lập biên bản vi phạm, phạt tiền, buộc xuất cảnh, đẩy đuổi qua biên giới. Các hình thức xử lý trên chỉ mang tính tạm thời, tốn kém về nhân lực, ki

95

Đánh giá chung, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, cư trú đối với người nước ngoài trên địa bàn thành phố vẫn còn những hạn chế như: các biện pháp quản lý còn mang nặng tính hành chính, việc đối chiếu kiểm tra tạm trú của người nước ngoài, cũng như việc ghi chép, lập hồ sơ theo dõi người nước ngoài tạm trú, hoạt động trên địa bàn còn chung chung, chưa đi sâu vào mục đích quản lý. Cán bộ làm công tác quản lý hành chính chủ yếu chỉ mới nắm tình hình về số lượng đăng ký tạm trú, còn các yêu cầu khác về quản lý người nước ngoài như quản lý đi lại, hoạt động của người nước ngoài vẫn chưa nắm được đầy đủ. Nguyên nhân là do một số cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý người nước ngoài chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý người nước ngoài, chưa ý thức được việc thông qua hoạt động quản lý công khai để chủ động phát hiện phần tử xấu lợi dụng việc nhập cảnh để hoạt động tội phạm, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

2.2.2.2. Công tác điều tra cơ bản

Công tác điều tra cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm do người nước ngoài thực hiện nói riêng. Thông qua công tác điều tra cơ bản lực lượng Công an nắm được toàn diện diễn biến tình hình tội phạm, từ đó rút ra quy luật hoạt động, thủ đoạn gây án của đối tượng tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Nắm được tình hình quản lý, bảo vệ tài sản của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp, nhất là ở các địa bàn trọng điểm thường xuyên có nhiều đối tượng tội phạm hoạt động. Phân tích tìm ra được những khâu trọng tâm, then chốt, cấp bách nhất trong từng thời gian liên quan đến hoạt động của đối tượng tội phạm do người nước ngoài thực hiện, từ đó có cơ sở tham mưu, đề xuất tiến hành những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với tội phạm này.

96

sát và Công an quận, huyện thường xuyên nắm tình hình, cập nhật bổ sung thông tin về người nước ngoài trong địa bàn 24 quận, huyện. Phối hợp khảo sát, điều tra cơ bản các địa bàn, mục tiêu trọng điểm, có nhiều người nước ngoài cư trú, các đoàn lâm thời, nhân viên các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phản động lưu vong; các đường dây, tổ chức tội phạm người nước ngoài, rà soát, lập hồ sơ đăng ký đối tượng theo quy định. Tiến hành điều tra cơ bản ở các địa bàn, mục tiêu trọng điểm có nhiều người nước ngoài cư trú như khu “phố Tây” Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1; khu vực Phú Mỹ Hưng Quận 7; địa bàn các phường như Bến Thành, Bến Nghé - Quận 1 là nơi tập trung nhiều khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm thương mại, văn phòng đại diện nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài (NGO); Điều tra cơ bản các tuyến có nhiều người nước ngoài nhập cảnh như: cửa khẩu Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, tuyến đường qua biên giới Campuchia. Để từ đó xây dựng các biện pháp, phương án phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Cụ thể đã xác lập 29hồ sơ điều tra cơ bản về người nước ngoài; hồ sơ về các tổ chức phản động trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam hiện hành; hồ sơ cơ bản về Việt kiều trên địa bàn quận, huyện; đã xác lập 63 hồ sơ thuộc 6 chuyên đề: chuyên đề ngoại kiều, người nước ngoài thường trú theo Nghị định 21/CP; chuyên đề ngoại kiều Trung Quốc (Đài Loan) thường trú; chuyên đề người nước ngoài thường trú không quốc tịch (diện Campuchia tỵ nạn); chuyên đề về công dân Việt Nam ở nước ngoài thường trú theo Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT- CA-NG; chuyên đề hồi hương cưỡng bức (người Việt Nam bị phía nước ngoài buộc về nước) và chuyên đề xử lý vi phạm xuất nhập cảnh. Công an thành phố cũng đã khảo sát điều tra cơ bản về tình hình công dân Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Phi, lao động nước ngoài trên địa bàn để phục vụ yêu cầu nghiệp vụ và công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xuất nhập cảnh và

97

phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài gây ra.

Ngoài ra Công an thành phố còn chủ động phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, quản lý đối tượng để kịp thời phát hiện âm mưu, ý đồ, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng đề ra biện pháp đấu tranh thích hợp. Thông qua công tác điều tra cơ bản lực lượng Công an đã nắm được những địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự liên quan đến tội phạm do người nước ngoài thực hiện, để từ đó xây dựng các kế hoạch tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành chính, kịp thời phát hiện một số hành vi tội phạm do người nước ngoài gây ra. Tuy nhiên công tác điều tra cơ bản vẫn còn những hạn chế là, lãnh đạo một số đơn vị chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác điều tra cơ bản. Vẫn còn cán bộ, chiến sĩ quản lý địa bàn chỉ chú trọng công tác quản lý hành chính, việc xây dựng hồ sơ điều tra cơ bản vẫn còn hình thức, việc cập nhật

tích được .

2.2.2.3. Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện

Việc triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm kịp thời nắm nắm bắt được tình hình và mọi biến động trong xã hội có liên quan đến tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Nhất là những loại tội phạm mới, thủ đoạn hoạt động tội phạm mới do người nước ngoài thực hiện tại thành phố.Công an thành phố đã thường xuyên rà soát để nắm và quản lý các đối tượng có khả năng gây án, nhất là các đối tượng có quốc tịch gốc Châu Phi cư trú quá hạn, để từ đó có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện những đối tượng có những biểu hiện nghi vấn chuẩn bị gây án để có phương án đấu tranh hiệu quả. Từ năm 2008 đến nay tình hình người quốc tịch các nước Châu Phi nhập cảnh vào thành phố tăng nhanh. Nhiều đối tượng hoạt động tội phạm như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mua

98

bán, vận chuyển trái phép chất ma túy…đã tác động ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự. Để có đối sách phù hợp với tình hình trên Công an thành phố đã báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Công an chỉ đạo kịp thời giải quyết tình hình. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã phối hợp với Công an quận, huyện rà soát, thống kê được 14.375 người có quốc tịch các nước Châu Phi (chủ yếu là Nigieria) nhập cảnh vào thành phố, trong đó phát hiện 3.343 trường hợp vi phạm qui định xuất, nhập cảnh, buộc xuất cảnh 650 đối tượng có quốc tịch các nước Châu Phi cư trú bất hợp pháp.

Tuy nhiên trên thực tế công tác quản lýcác đối tượng hình sự là người nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề phối hợp, trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế về phòng chống tội phạm như Interpol, Aseanpol để nắm thông tin tài liệu về tiền án, tiền sự của đối tượng người nước ngoài. Khi phát hiện được đối tượng có biểu hiện nghi vấn phạm tội thì rất khó xác minh về nhân thân, tiền án, tiền sự, mối quan hệ với các đối tượng khác. Việc tiếp cận, đeo bám theo dõi diễn biến hoạt động của đối tượng cũng gặp nhiều trở ngại vì hầu hết trinh sát không thông thạo ngoại ngữ. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy số đối tượng phạm tội do người nước ngoài thực hiện bị phát hiện nằm trong diện có hồ sơ quản lý rất ít, chỉ chiếm 3% trong tổng số vụ án triệt phá.

Về xây dựng mạng lưới cộng tác viên bí mật phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện gặp nhiều khó khăn. Qua trao đổi với các cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm chúng tôi được biết số lượng cộng tác viênmật có chất lượng, có khả năng phát hiện, phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng chống hệ loại đối tượng băng nhóm tội phạm do người nước ngoài thực hiện chưa nhiều. Việc xây dựng cộng tác viên bí mật đi sâu vào các băng nhóm tội phạm làm rõ âm mưu, thủ đoạn, những địa bàn, mục tiêu chúng dự định gây án gặp nhiều khó khăn vì đặc

99

điểm của tội phạm là người nước ngoài, đặc điểm do bất đồng ngôn ngữ. Trong khi đó lực lượng Công an thành phố cũng chưa chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên bí mật là người nước ngoài sinh sống, làm việc tại các doanh nghiệp, văn phòng đại diện tại thành phố để họ hợp tác với cơ quan Công an trong phòng chống tội phạm. Tin báo về tội phạm do người nước ngoài thực hiện chủ yếu nhận được từ quần chúng nhân dân.

Về công tác đấu tranh chuyên án, lãnh đạo Công an thành phố đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện để đấu tranh với những băng ổ nhóm tội phạm hoạt động có tính xuyên quốc gia,

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 92 - 109)