05 10 15 20 25 30 35 40Tội xâm phạm an ninh quốc gia
1.3.4. Nguyên nhân, điều kiện của tội phạmdo ngườinước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tội phạm do người nước ngoài thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau, nhưng tập trung vào những nguyên nhân, điều kiện chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nguyên nhân, điều kiện khách quan.
- Ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của nước ta trong quá trình đổi mới.
Cũng như tội phạm khác, tội phạm do người nước ngoài thực hiện cũng phát sinh, phát triển do tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội. Trong điều kiện nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế ở nước ta vẫn bộc lộ những mặt trái, những yếu tố tiêu cực có tác động ngược lại làm cho tình hình tội phạm nói chung và tội phạm do người nước ngoài thực hiện có điều kiện phát sinh, phát triển và tồn tại.
Mặt khác, từ khi nước ta thực hiện chủ trương đổi mới, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật thì người nước ngoài đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh, tham quan du lịch, thăm
52
thân nhân, tìm việc làm ngày càng tăng. Các đối tượng chính trị, tội phạm ở các nước, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia nhận thấy thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn hoạt động và nơi ẩn náu mới của chúng để trốn tránh pháp luật, trốn lệnh truy nã của nước ngoài. Bên cạnh đó hiện nay xu hướng hoạt động của các tổ chức tội phạm không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà đã mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi quốc tế. Những đường dây tội phạm xuyên quốc gia được hình thành có tổ chức chặt chẽ với thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Bọn chúng luôn luôn tìm cách trà trộn, núp bóng các nhà đầu tư, tổ chức xã hội, tham quan du lịch để thực hiện hành vi tội phạm, một số tổ chức tội phạm còn cấu kết, lôi kéo các phần tử xấu người Việt Nam để hoạt động. Như vậy khi chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài và thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài ngày càng thông thoáng thì cũng tác động làm cho tội phạm do người nước ngoài thực hiện có điều kiện gia tăng.
- Do quy luật tìm kiếm địa bàn hoạt động mới của tội phạm, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến của tội phạm quốc tế.
Hiện nay các loại tội phạm có tính xuyên quốc gia như: tội phạm về ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, mà phương thức thủ đoạn hoạt động của nhiều băng nhóm tội phạm sau khi hoạt động ở quốc gia này bị phát hiện, vì vậy bọn tội phạm đã chuyển địa bàn hoạt động đến nước khác trong đó có Việt Nam nói chung vàthành phố Hồ Chí Minh nói riêng để hoạt động. Bên cạnh đó nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm đã cũ ở một số nước, nhưng ở Việt Nam lại là mảnh đất màu mỡ mới được khai thác. Ví dụ thủ đoạn dùng đinh “bắn” thủng lốp xe ôtô để trộm tài sản của băng nhóm tội phạm người Indonesia; tội phạm sử công nghệ cao: sử dụng thiết bị số, thẻ tín dụng giả; sử dụng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet để chiếm đoạt tài sản đã có từ lâu trên thế giới nhưng mới phát hiện ở Việt Nam trong những
53
năm gần đây.
- Do những biến động phức tạp về kinh tế - xã hội trên thế giới
Trong những năm vừa qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nạn khủng bố, xung đột sắc tộc, hạn hán mất mùa dẫn đến đói kém và sự bất ổn về chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã tác động đến mỗi quá trình quản lý, mỗi tổ chức kinh tế, mỗi người làm kinh tế; tác động sâu rộng đến hoạt động chung của nền kinh tế - xã hội ở các nước và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận cư dân ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh kế còn kém phát triển ở Châu Phi như Nigieria, Cameron, Ghana là nguyên nhân chủ yếu để họ đến nước thứ ba để tìm cơ hội. Tuy nhiên do trình độ tay nghề thấp, không kiếm được việc làm, không có tài chính, ý thức chấp hành pháp luật kém, nên hoạt động tội phạmcủa số này ngày càng tăng như lừa đảo, “chẻ tiền”, trộm cướp, vận chuyển trái phép chất ma túy.
Những yếu tố trên cũng là nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện gia tăng trên thế giới, các nước trong khu vực và ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, nguyên nhân, điều kiện chủ quan.
Bên cạnh các nguyên nhân, điều kiện khách quan như đã nêu trên thì còn có các nguyên nhân và điều kiện chủ quan sau đây:
- Nhận thức về phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện của một bộ phận cán bộ lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể chưa sâu sắc. quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt là trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, thì sự du nhập của tội phạm mang tính xuyên quốc gia du nhập vào thành phố hoạt động là không thể tránh khỏi và hậu quả của nó ảnh hưởng đến nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Trong những năm qua tình hình tội phạm do người nước
54
ngoài thực hiện diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Cơ cấu thành phần tội phạm cũng có những thay đổi, đối tượng phạm tội cũng đa dạng về thủ đoạn, thành phần quốc tịch, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng gây lo lắng cho toàn xã hội. Tuy nhiên nhận thức về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện của một số ban, ngành, đoàn thể chưa được coi trọng. Còn chủ quan, mất cảnh giác, chưa tập trung lực lượng và đầu tư đúng mức vào công tác phòng ngừa loại tội phạm này.
Công tác phòng chống tội phạm do người nước ngoài thực hiện chủ yếu còn bị động, chạy theo xử lý các vụ án đã xảy ra. Bên cạnh đó sự phối hợp hoạt động phòng ngừa giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị, với quần chúng nhân dân chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Nhiều ban, ngành, đoàn thể chưa coi công tác tham gia phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ của mình mà còn nhận thức đó là nhiệm vụ riêng của lực lượng Công an.
- Công tác tuyên truyền pháp luật Việt Nam cho người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố và tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm do người nước ngoài thực hiện để nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam phải chấp hành nghiêm pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên kết quả điều tra, khảo sát bằng phiếu Ankét đói với 132 phạm nhân người nước ngoài đang chấp hành án hình phạt tại Trại giam Thủ Đức (Z30A) của Bộ Công an (trong đó 96 phạm nhân do Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử) thì có 50 phiếu (37,9%) trả lời không hiểu biết pháp luật Việt Nam; 61 phiếu (46,2%) trả lời không nhận thức được việc làm của mình là phạm tội. Trong khi đó qua điều tra khảo sát
55
bằng phiếu Ankét đối với 350 cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì có 67/350 (19,1%) ý kiến trả lời là ý thức chấp hành pháp luật của người nước ngoài chưa tốt.
Trên thực tế việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người nước ngoài khi nhập cảnh vào thành phố Hồ Chí Minh của các cơ quan chức năng mới chú trọng đến số người nước ngoài có đăng ký cư trú thường xuyên ở địa phương và số người làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng đại diện, lao động được cấp phép. Việc tuyên truyền ý thức pháp luật Việt Nam đối với người nước ngoài vào thành phố bằng hộ chiếu du lịch, thông qua đường tiểu ngạch chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đó đối tượng phạm tội đa số nằm trong nhóm này.
Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm thì biện pháp tuyên truyền ý thức pháp luật, ý thức nêu cao tinh thần cảnh giác phòng chống tội phạm cho nhân dân đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác này chưa được chú trọng đúng mức. Hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú. Người dân mới biết được thông tin về hoạt động của tội phạm do người nước ngoài thực hiện thông qua những vụ việc cụ thể được đăng tải trên một số tờ báo như: Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ, Pháp luật. Tuy nhiên số người thường xuyên theo dõi thông tin qua đọc báo lại không nhiều. Các hình thức tuyên truyền khác như thông qua kênh Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (VTV9) thời lượng rất hạn chế, mỗi tuần chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” mới phát sóng được một lần với thời lượng 15 phút vào tối thứ 2 là quá ít. Vì vậy nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt của tội phạm do người nước ngoài thực hiện người dân chưa được biết, từ đó mất tinh thần cảnh giác, đã tạo nên nguyên nhân và điều kiện cho tội phạm.
56
quan bảo vệ pháp luật, ban ngành, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý người nước ngoài còn nhiều lỏng lẻo,tạo kẽ hở để tội phạm do người nước ngoài thực hiện lợi dụng, khai thác.
Hoạt động quản lý nhà nước đối với người nước ngoài bao gồm nhiều khâu: quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú, quản lý lao động người nước ngoài; thanh tra, kiểm tra người nước ngoài vi phạm pháp luật. Thực tiễn cho thấy người nước ngoài đến thành phố từ nhiều đường khác nhau: đường không, đường biển, đường bộ
thành phố qua đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Số người trên sau khi vào lãnh thổ Việt Nam đến cư trú, lao động bất hợp pháp tại thành phố, nhiều người thực hiện hành vi phạm tội. Nhiều đối tượng phạm tội sử dụng giấy tờ, hộ chiếu giả hoặc thay đổi họ,
quản lý nhà nước đối với người nước ngoài chưa được triển khai đầy đủ và còn nhiều lỏng lẻo. Vẫn còn tình trạngnhiều người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố không khai báo tạm trú, tình trạng cư trú quá thời hạn cho phép; tình trạng một bộ phận người nước ngoài sau khi nhập cảnh vào thành phố hoạt động sai mục đích nhập cảnh, đi đâu, làm gì các quan chức năng không nắm được.
Công tác quản lý lao động người nước ngoài còn thiếu chặt chẽ, tình trạng lao động nước ngoài không phép còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng cơ chế phối hợp trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người nước ngoài còn nhiều hạn chế, làm theo chiến dịch, theo phong trào, hình thức xử lý còn nhẹ nên chưa đủ
57
sức răn đe.
Về quản lý kinh tế, do chạy theo chỉ tiêu thu hút đầu tư vốn nước ngoài nên việc thẩm định cấp giấy phép các dự án đầu tư, cấp giấy phép kinh doanh cho tổ chức và cá nhân người nước ngoài chưa chặt chẽ. Cơ chế kiểm tra, giám sát sau cấp phép chưa được chú trọng; năng lực quản lý kinh tế, quản trị rủi ro của nhiều doanh, cá nhân còn nhiều sơ hở, mất cảnh giác. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chưa đầu tư đúng mức các thiết bị theo dõi an ninh để kịp thời phát hiện tội phạm.
Việc thực hiện các quy định xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài của các cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, cư trú chưa thực hiện đúng quy định. Mặc dù trong văn bản pháp luật đã quy định rõ quyền và trách nhiệm của các cơ quan, t
, tổ chức, doanh nghiệp chưa đầy đủ. Nhiều cơ quan, tổ chức không nắm được các
quy . Nhiều
tổ chức, doanh nghiệp không làm hết trách nhiệm của mình khi mời, bảo lãnh cho người nước ngoài vào thành phố, điển hình như đa số các công ty du lịch
chủ yếu chỉ làm dịch vụ duyệt , không
quản lý khách du lịch hoạt động đúng mục đích nhập cảnh. Nhiều cơ quan, tổ chức khai sai sự thật khi làm thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài, không quản lý người nước ngoài hoạt động đúng mục đích nhập cảnh. Một số đối tượng thành lập công ty “ma” để bảo lãnh cho người nước ngoài ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp. Trong năm 2010 và 2011 các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 15 công ty có các vi phạm thuộc dạng này, chủ yếu liên quan đến các đối tượng người Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Phi. Một số đối tượng mang quốc tịch các nước Châu Phi (chủ yếu Nigieria) tìm cách cư
58
trú lâu dài ở thành phố bằng việc kết hôn với phụ nữ Việt Nam hoặc thành lập công ty, văn phòng đại diện. Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có 42 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Châu Phi, 27 công ty, văn phòng đại diện, 127 lao động Châu Phi được cấp giấy phép lao động. Số người Châu Phi này tiếp tục bảo lãnh, tập hợp người gốc Châu Phi thành Hội đồng hương sinh sống tại Việt Nam, trong đó có cả các đối tượng tội phạm làm phức tạp thêm tình hình an ninh trật tự.
Nhìn chung vai trò của các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ được phân công trong các văn bản quy định của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và của cấp trên.
- Do sự chủ quan, mất cảnh giác từ phía bị hại.
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và một bộ phận nhân dân ở thành phố Hồ Chí Minh thường có tư tưởng “sùng ngoại”, quan niệm người nước ngoài là sang trọng, có nhiều tiền nên mất cảnh giác khi giao tiếp, thực hiện các giao dịch, quan hệ tình cảm, từ đó dễ bị lừa đảo, trộm cắp, cướp giật tài sản. Nhiều thủ đoạn phạm tội mới du nhập vào Việt Nam đã được các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, đài truyền hình đưa tin, cảnh báo nhưng do người bị hại ít quan tâm, thiếu cảnh giác, hám lợi nên vẫn bị “sập bẫy” và trở thành nạn nhân của tội phạm.
Trong thời gian qua tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện không ngừng gia tăng, nhiều vụ án đã để lại hậu quả xấu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ý thức phòng ngừa tội phạm của nhiều cá nhân và tổ chức chưa cao, chưa có kế hoạch, phương án cụ thể để phòng ngừa loại tội phạm này. Điển hình như đánh giá về tình hình tội phạm sử dụng thẻ tín dụng giả để chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua ngày càng tăng cao, tại Hội thảo “An ninh bảo mật thẻ và thanh toán” do Hiệp hội ngân hàng Việt Nam phối hợp
59
với Công ty Komtek tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/12/2013 đã chỉ rõ “Hoạt động của tội phạm quốc tế về giao dịch thẻ tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng cao với nhiều thủ đoạn hình thức rất tinh vi. Trong khi đó nhiều tổ chức tín dụng lại chậm triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật và an toàn thông tin, cũng như đang coi nhẹ việc đào tạo đội ngũ quản lý liên quan đến lĩnh vực này”.
Như vậy chính do sự chủ quan, mất cảnh giác của các tổ chức, doanh nghiệp và một bộ phận nhân dân đã góp phần tạo ra nguyên nhân, điều kiện cho tội phạm người nước ngoài.
- Do lực lượng trực tiếp tham gia phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội