Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừatội phạmdo người nước ngoài thực hiện

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 144 - 150)

- Trong những năm qua Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố đãban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm

3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừatội phạmdo người nước ngoài thực hiện

Để khắc phục tình trạng hạn chế trong hợp tác quốc tế trong công tác phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện, các lực lượng tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm đặc biệt là Công an thành phố phải chủ động phối hợp với Interpol Việt Nam thực hiện yêu cầu xác minh lý lịch của đối tượng người nước ngoài phạm tội và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức phòng chống tội phạm của các nước có ký hiệp ước tương trợ tư pháp với Việt Nam để thực hiện các yêu cầu như: cung cấp thông tin về nhân thân các đối tượng phạm tội; trao đổi thông tin về các thủ đoạn của các băng ổ nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia; hợp tác trong việc truy nã các đối

143

tượng người nước ngoài phạm tội trên địa bàn thành phố bỏ trốn.

Tăng cường giao lưu, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với Cảnh sát các nước trong khu vực và quốc tế trong trong phòng chống các loại tội phạm như: tội phạm buôn người, tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy; tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia; tội phạm sử dụng công nghệ cao.

3.3. Kiến nghị

Căn cứ kết quả nghiên cứu của đề tài, để khắc phục những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện; đồng thời để thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra, đề tài có một số đề xuất kiến nghị sau đây:

3.3.1.Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố.

Thứ nhất, trong thời gian vừa qua, tình trạng nhiều người Châu phi đến thành phố dưới hình thức đi tham quan du lịch rồi trốn ở lại, cư trú lỳ, sống lang thang ở công viên, làm ăn phi pháp, trộm cướp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tăng. Các cơ quan chức năng đã tìm cách trục xuất họ nhưng rất khó khăn, vì họ không có khả năng tài chính để mua vé máy bay rời khỏi Việt Nam, nếu chúng ta đẩy đuổi qua biên giới thì một thời gian ngắn họ đã quay trở lại, mà chúng ta chưa có hướng xử lý hiệu quả.Để khắc phục tình trạng trên, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Chính phủ, Bộ Ngoại giao sớm có văn bản chỉ đạo giải quyết vấn đề tình hình người Châu Phi. Yêu cầu lãnh sự quán các nước phối hợp tiếp nhận giải quyết các trường hợp công dân của họ vi phạm pháp luật bị trục xuất khỏi thành phố trong các diện nêu trên.

Thứ hai, hiện nay khó khăn nhất của Công an thành phố là chưa có nhà tạm giữ riêng cho người nước ngoài, trong đó các đối tượng vi phạm pháp luật như nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp, cư trú lỳ, người nước ngoài sống lang thang tại các công viên, ngày càng nhiều. Vì vậy kiến nghị Ủy ban

144

nhân dân thành phố hỗ trợ kinh phí để Công an thành phố đầu tư xây dựng nhà tạm giữ (hình thức như trại tỵ nạn) nhằm đảm bảo điều kiện tạm giữ những người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian tạm giữ chờ xác minh, xử lý vi phạm.

Bên cạnh việc xây dựng nhà tạm giữ các cơ quan chức năng như Công an thành phố, Sở Tư pháp cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản quy định tạm giữ người nước ngoài trong khi tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

3.3.2.Kiến nghị Công an thành phố

Thứ nhất, đ

t ,

ngoài

người nước ngoài

người nước ngoài . Vì vậy Công an thành phố cần đề nghị Bộ Công an cần sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Xuất nhập cảnh thực hiện , ;

có quy định riêng về xử lý người nước ngoài vi phạm hành chính, trong đó quy định cụ thể các biện pháp áp dụng để xử lý như: thời gian tạm giữ chờ xác minh, xử lý; kinh phí phục vụ xử lý.

Thứ hai,Hiện nay việc liên thông mạng máy tính trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của ngành Công an chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc truy cập thông tin trong quản lý người nước ngoài. Vì vậy Công an thành phố kiến nghị Bộ Công an đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

145

thời cho việc cấp, đổi các loại giấy tờ cư trú, tra cứu thông tin phục vụ yêu cầu nghiệp vụ và công tác xử lý vi phạm để ngăn chặn tình trạng người nước ngoài vi phạm từ địa phương này sang địa phương khác.

3.3.3. Kiến nghị ngành Thông tin - Truyền thông

Đối với đài phát thanh truyền hình thành phố, cần tăng thời lượng phát sóng chương trình “Vì an ninh tổ quốc” mỗi tuần một buổi như hiện nay lên hai lần trong tuần, vì đây là kênh thông tin được nhiều người dân quan tâm và thích xem nên hiệu quả sẽ cao. Phải dành thời gian phát sóng chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” vào giờ “Vàng” trong khoảng thời gian từ 20h đến 21h để được nhiều người xem, nhiều người biết đến. Đối với các vụ án do người nước ngoài thực hiện do chiếm tỷ lệ không cao nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chính trị - kinh tế - xã hội của thành phố nên cần phát nhiều lần để nhân dân biết nêu cao tinh thần cảnh giác.

Đối với ngành Bưu chính viễn thông cần tăng cường kiểm soát thông tin trên các trang mạng Intenets, mạng bưu chính viễn thông. Hiện tội phạm sử dụng công nghệ thông tin như Intenetr, điện thoại di động, các thiết bị số với các thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản như: kịch bản lừa đảo nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan công an; gửi Gmail, tin nhắn kích thích lòng tham của “con mồi” như trúng thưởng; thừa kế tài sản của tỷ phú người nước ngoài, chuyển tiền đầu tư bằng đôla đen, lừa tình và tiền phụ nữ thông qua các trang mạng xã hội…tiếp tục gia tăng với những thủ đoạn tinh vi. Vì vậy ngành bưu chính viễn thông cần tăng cường kiểm soát thông tin trên các trang mạng Intenets, mạng bưu chính viễn thông, mạng xã hội để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các thủ đoạn lợi dụng các phương tiện trên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

146

nhân dân thành phố và các ngành liên quan như Hải quan, Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở Tư Pháp..

Để thực hiện giải pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Kiến nghị lãnh đạo Công an thành phố, Viện Kiểm nhân dân, Tòa án nhân dân thành phố và các ngành liên quan như Hải quan, Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở Tư Pháp.. hàng năm cần chú trọng đầu tư kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, trong đó chú ý đào tạo ngôn ngữ mà hiện nay còn thiếu người phiên dịch thuộc các nước Châu Phi, Trung Đông,... Không quy hoạch, đề bạt cán bộ yếu trình độ ngoại ngữ và năng lực chuyên môn trong các đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện.

KẾT LUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức hút lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Vì vậy số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố ngày càng gia tăng về số lượng và đa dạng về mục đích. Lợi dụng chính sách mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch...thì nhiều người nước ngoài đã nhập cảnh vào thành phố thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện là một bộ phận quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đề tài đã tập trung nghiên cứu và làm rõ các nội dung như:

Cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc triển khai nghiên cứu của đề tài như: nhận thức về người nước ngoài, tội phạm do người nước ngoài thực

147

hiện; căn cứ pháp lý cho hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Nghiên cứu tình hình tội phạm do người nước ngoài trên địa bàn thành phố phố Hồ Chí Minh đã làm rõ: diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, đặc điểm của tội phạm và những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.

Thực trạng phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đi sâu phân tích, đánh giá các yếu tố như: Sự chỉ đạo, lãnh đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố thông qua các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch về phòng, chống tội phạm nói chung và các văn bản liên quan đến phòng ngừa phạm do người nước ngoài thực hiện nói riêng. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để đề tài đánh giá thực trạng thực hiện chức năng phòng ngừa tội phạm của các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị; Thực trạng phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiệnnhư: các biện pháp phòng ngừa xã hội, các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ; quan hệ phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong phòng ngừa tội phạm; hợp tác quốc tế trong phòng ngừa tội phạm.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phòng ngừa đề tài đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

Kết quả nghiên về tình hình tội phạm, thực trạng phòng ngừa tội phạm, là cơ sở khoa học để đề tài đưa ra dự báo về tình hình tội phạm, các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trong thời gian tới.Các giải pháp, kiến nghị là tài liệu để các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham khảo, vận dụng, góp phần hoàn thiện việc xây dựng các chủ trương, chính sách về quản lý người nước ngoài, phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài và triển khai vào thực tiễn thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

148

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 144 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)