Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừatội phạm do người nước ngoài thực hiện

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 109)

05 10 15 20 25 30 35 40Tội xâm phạm an ninh quốc gia

2.2.4. Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừatội phạm do người nước ngoài thực hiện

Quán triệt Chỉ thị số 26/CT-TW ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình

108

hình mới, Quyết định số 3110/QĐ-BCA ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Công an về việc ban hành Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế trong lực lượng Công an nhân dân; đồng thời tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các Hiệp định hợp tác của Bộ Công an đã ký kết với Bộ Công an các nước về chống tội phạm qua biên giới, các ký kết hợp tác về hỗ trợ tư pháp, trao đổi kinh nghiệm đào tạo với các nước. Trong thời gian qua, thành phố đã tiếp đón 39 đoàn khách quốc tế, gồm: Bộ Công an Lào, Trung Quốc, Campuchia và Tổng lãnh sự, các nhân viên an ninh, đại diện Văn phòng Cảnh sát của các nước (Anh, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...) đến thăm và làm việc, trao đổi kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: tội phạm có tổ chức, tội phạm về ma túy, tội phạm mua bán người, tội phạm lợi dụng công nghệ cao để hoạt động lừa đảo... qua đó phối hợp, chia sẻ thông tin, học tập kinh nghiệm và tìm hiểu các phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phòng, chống tội phạm, góp phần củng cố đoàn kết giữa các nước, thắt chặt mối quan hệ giữa lực lượng Công an, Cảnh sát các nước với thành phố Hồ Chí Minh.

Thông qua các kênh hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm như hợp tác Interpol, Aseanapol (Tổ chức Cảnh sát các nước ASEAN) cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành liên quan như Sở Ngoại vụ, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án Nhân dân thành phố, đểthực hiện một số yêu cầu trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm và tư pháp hình sự trong thời kỳ hội nhập.Từ năm 2008 - 2013Công an thành phố đã phối với Interpol và Aseanapol thực hiện 73 yêu cầu liên quan đến tương trợ pháp lý về hình sự, trong đó có 24 yêu cầu về lấy lời khai bị can của các vụ án, các nhân chứng và người bị hại liên quan đến các vụ án có yếu tố nước ngoài; 31 yêu cầu về việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng liên quan đến các vụ án đã khởi tố điều tra, 18 yêu cầu truy nã quốc tế. Các cơ quan chức năng cũng phối hợp xác minh

109

17 thông tin về các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân ở nước ngoài liên quan đến hoạt động tội phạm.

Bên cạnh đó, Công an thành phố thông qua kênh hợp tác Interpol, Aseanapol đã tiếp nhận và xử lý 75 lượt thông tin về hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam; đã phối hợp điều tra khám phá, bóc gỡ hàng chục đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ nước ngoài vào thành phố và ngược lại. Kết quả điều tra khám phá và xử lý tội phạm của các lực lượng chức năng đã góp phần kiềm chế và ngăn chặn kịp thời các hoạt động buôn lậu ma túy xuyên quốc gia đang diễn biến hết sức phức tạp ở thành phố.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia đó là quan hệ phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn thiếu đồng bộ, thời gian yêu cầu xác minh các thông tin về tội phạm thường mất nhiều thời gian. Hệ thống pháp luật trong nước ngày một hoàn thiện, nhưng chưa thực sự đồng bộ, chưa thay đổi kịp so với những diễn biến và sự phát triển của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; chưa tạo được hành lang pháp lý thật sự thuận lợi cho các lực lượng thi hành pháp luật trong thực thi nhiệm vụ. Đến nay, Việt Nam đã ký 17 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự và Hiệp định dẫn độ tội phạm với 16 nước. Tuy nhiên, do sự khác biệt về chính sách hình sự, mối quan hệ đối ngoại còn nhiều điểm chưa tương đồng, nên nhiều yêu cầu về tương trợ hình sự và dẫn độ còn khó khăn, hiệu quả chưa cao.

Đánh giá chung, công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm

do người nước , gồm phòng ngừa xã

hội, phòng ngừa nghiệp vụ và các biện pháp đấu tranh chống tội phạm bằng nghiệp vụ và tố tụng hình sự. Công an thành phố đã tham mưu cho T , Uỷ ban nhân dân thành phố

110

phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ chiến sỹ Công an thành phố

, ; nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp tuyên truyền cácvăn bản pháp luật liên quan xuất nhập cảnh đến các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài, kinh doanh lưu trú và cá nhân người nước ngoài góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật; các cơ quan, ban ngành của thành phố đã phối hợp với lực lượng Công an theo chức năng nhiệm vụ của mình góp phần phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện, ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

2.3. Nhữngtồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phòng ngừa tội phạm do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)