Đặc điểm, tình hình ngườinước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 26)

Hồ Chí Minh

1.2.3.1. Đặc điểm người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố

Người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố trong những năm gần đây có nhiều đặc điểm, nhưng có thể khái quát các các đặc điểm nổi bật như:

- Số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố tăng nhanh trong những năm gần đây.

Từ năm 2008 đến nay số lượng người nước ngoài nhập cảnh, cư trú ởthành phố ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về mục đích. Tổng sốngười nước ngoài nhập cảnh vào thành phố có khai báo tạm trú từ năm 2008 - 2013 là 10.062.226 lượt người. Tại thành phố hiện có 35 cơ quan Lãnh sự nước ngoài và các tổ chức quốc tế đặt trụ sở với 680 viên chức người nước ngoài làm việc; 162 tổ chức phi chính phủ nước ngoài; 2.550 văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài; 6.742 cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động nước ngoài, trong đó có 27.263 lao động nước ngoài thuộc 73 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được cấp phép lao động.[21]

- Người nước ngoài đến thành phố bằng nhiều đường khác nhau, nhiều mục đích khác nhau.

Phân tích cửa khẩu nhập cảnh của số người nước ngoài đến thành phố có khai báo tạm trú cho thấy:

25

+ Đường hàng không 7.851.205lượt (78%). + Đường bộ 1.468.560 lượt (14,5%).

+ Đường biển 742.461 lượt (7.5%).

Như vậy, người nước ngoài đến thành phố chủ yếu là bằng đường hàng không qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó là đường bộ và đường biển. Khách du lịch nhập cảnh bằng đường biển (tàu du lịch),qua cảng Sài Gòn thường đi theo đoàn rất đông; nhập cảnh bằng đường bộ chủ yếu qua đường biên giới Tây Nam nên rất khó khăn trong công tác kiểm soát.

Về mục đích nhập cảnh, người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố với nhiều mục đích khác nhau như: du lịch, đầu tư, kinh doanh, lao động, học tập, dạy học, khámbệnh, chữa bệnh, làm việc trong các cơ quan lãnh sự quán, văn phòng đại diện. Trong đó mục đích du lịch chiếm đa số với 8.015.648lượt người (chiến 79,6%).Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung Quốc là quốc gia đưa khách du lịch đến thành phố nhiều nhất (chiếm 14,9%) số khách du lịch quốc tế đến thành phố; tiếp theo là các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Australia, Liên Bang Nga, Malaysia, Thái Lan. Với mục đích du lịch, người nước ngoài có thể tự do đi lại, cư trú trên địa bàn thành phố (trừ khu vực cấm). Chính vì vậy các đối tượng tội phạm thường nhập cảnh vào thành phố dưới vỏ bọc khách du lịch, gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, theo dõi, nắm tình hình.

- Người nước ngoài đến thành phố rất đa dạng, phức tạp, nhiều quốc tịch khác nhau nhưng tập trung vào công dân các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Australia, Canađa, Pháp, Nigeria. Tại thành phố đã hình thành nhiều khu vực tập trung đông người nước ngoàicư trú như: Phường Bến Nghé, Bến Thành, Phạm Ngũ Lão(Quận 1); Phường Thảo Điền, An Phú, An Khánh(Quận 2), khu Phú Mỹ Hưng(Quận 7) và các quận khácnhư Quận 5, Quận Bình Thạnh, Phú Nhuận. Người nước ngoài nhập cảnh

26

bằng hộ chiếu du lịch phổ thông “Tây ba lô”chủ yếu cư trú tập trung ở các nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ trên các tuyến đường: Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện (Quận 1); Người Hàn Quốc, Đài Loan sống tập trung ở Phú Mỹ Hưng, Quận 7; Người Trung Quốc tập trung chủ yếu trên địa bàn Quận 5, Quận 11. Người Châu Phi nhập cảnh vào thành phố sống tập trung thành “Làng người Châu phi” ở đường Dân Tộc và các tuyến đường xung quanh như: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Xuân Khoát, Độc Lập (Quận Tân Phú); các khu nhà trọ bình dân dành cho người lao động ở Quận Bình Tân, Quận Gò Vấp, Quận 12. Phần lớn người Châu Phi trình độ văn hóa thấp, tay nghề yếu, sống lang thang, thất nghiệp.

Nhiều người nước ngoài đầu tư, kinh doanh vào các ngành nghề nhạy cảm, bỏ vốn ít, thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, như: mở nhà hàng, khách sạn, Karaoke, quán ăn, siêu thị, cửa hàng dược phẩm và các dịch vụ khác phục vụ cho người nước ngoài. Tại các khu vực này thường xuyên xảy ra các hoạt động vi phạm pháp luật như: không khai báo tạm trú, kinh doanh trái phép, sử dụng lao động người nước ngoài sai quy định, gây rối trật tự công cộng. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do làm ăn thua lỗ, vi phạm các hợp đồng kinh tế, thiếu nợ các tổ chức, cá nhân người Việt Nam không có khả năng chi trả, trốn về nước gây bức xúc trong nhân dân, gây khó khăn cho công tác giải quyết của các cơ quan chức năng.

Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay nổi lên tình hình công dân quốc tịch một số nước Châu Phi (đa số có quốc tịch Nigiêria) nhập cảnh trái phép vào thành phố qua biên giới Việt Nam - Campuchia gia tăng. Mục đích nhập cảnh chủ yếu là tìm kiếm việc làm, nhưng trình độ tay nghề thấp, không có tài chính, ý thức pháp luật kém, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra khá phức tạp, khi bị xử lý tỏ thái độ bất hợp tác, ngoan cố không khai báo, không xuất trình giấy tờ tùy thân, dùng nhiều thủ đoạn để né tránh việc kiểm tra, xử lý

27

của pháp luật, như: thường xuyên di chuyển chỗ ở, không khai báo tạm trú; một số đối tượng gốc Châu Phi sống lang thang tại các công viên, vỉa hè, tụ tập với các đối tượng nghiện ma túy, tội phạm hình sự; nhiều đối tượng khi kiểm tra không có thông tin xuất nhập cảnh, nhiều trường hợp đã bị xử lý buộc xuất cảnh, đẩy đuổi đưa vào diện cấm nhập cảnh nhưng ngay sau đó lại nhập cảnh trở lại. Từ năm 2008 - 2013 phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã xử lý và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý 861 trường hợp công dân mang quốc tịch một số nước Châu Phi vi phạm các loại, trong đó có 771 đối tượng người Negieria, đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh chưa cho nhập cảnh 400 trường hợp.

1.2.3.2. Tình hình người nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh và phạm pháp hình sự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với sự gia tăng về số lượngngười nước ngoài nhập cảnh vào thành phố, trong những năm gần đây tình hình người nước ngoài vi phạm pháp luật ngày càng tăng về số lượng, tính chất, nội dung vi phạm và diễn biến hết sức phức tạp. Từ năm 2008 - 2013 phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ trì và phối hợp kiểm tra, phát hiện xử lý 16.586 trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, cụ thể: năm 2008 có 831 trường hợp, năm 2009 có 1.065 trường hợp, năm 2010 có 2.350 trường hợp, năm 2011 có 3.711 trường hợp, năm 2012 có 4.236 trường hợp, năm 2013 có 4.393 trường hợp[phụ lục 1, bảng 2]. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: quá hạn tạm trú: 9.978 trường hợp; cư trú bất hợp pháp: 305 trường hợp; hoạt động sai mục đích nhập cảnh: 308 trường hợp; lao động không phép: 616 trường hợp; môi giới kết hôn: 102 trường hợp; hoạt động tôn giáo trái phép: 94 trường hợp; gây rối trật tự công cộng: 91 trường hợp.

Hoạt động liên quan an ninh quốc gia có425 đoàn lâm thời nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy…khi nhập cảnh

28

đã đến các địa phương ở vùng sâu, xa, Tây nguyên, Tây Nam bộ để thu thập tin tức trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Các đoàn nước ngoài còn phối hợp với nhân viên của Tổng lãnh sứ quán các nước tại thành phố thường tìm cách tiếp xúc với số đối tượng chống đối chính trị để thu thập tin tức liên quan đến dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, kích động, ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động chống đối.

Các tổ chức phản động người Việt lưu vong tăng cường cử thành viên (núp dưới danh nghĩa đầu tư, du lịch, thăm thân) nhập cảnh về thành phố để tiếp xúc, lôi kéo số đối tượng chống đối trong nước, dân khiếu kiện, kích động hoạt động chống Đảng, Nhà nước; thu thập tình hình để xuyên tạc vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Công an thành phố đã phối hợp các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện xử lý 10 vụ với 25 đối tượng gồm: Khumisomsak, Nguyễn Hải (quốc tịch Thái Lan) trong vụ án Nguyễn Quốc Quân (Việt kiều Mỹ) và đồng bọn phạm tội hoạt động khủng bố; Phạm Minh Hoàng (Việt kiều quốc tịch Pháp) trong vụ án Phạm Minh Hoàng và đồng bọn phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Truy nã quốc tế 5 đối tượng; xử lý hành chính 8 đối tượng; trục xuất 9 đối tượng gồm: Nguyễn Thanh Ngọc Paul (Việt kiều quốc tịch Đức), Nguyễn Thị Thanh Vân (Việt kiều quốc tịch Pháp), Nguyễn Văn Bé (Việt kiều quốc tịch Australia), Vo Kevin Huan, Nguyễn Lý Trọng, Nguyễn Quang Khánh, Trương Jenifer, Trương Leon và Lê Kin (Việt kiều quốc tịch Mỹ).

Từ năm 2008 đến năm 2013 Công an thành phố đã phát hiện, thụ lý 517 vụ phạm pháp hình sự do người nước ngoài thực hiện, với 1.103 đối tượng. Tăng nhanh từ 95 vụ (18,3%), 142 đối tượng (12,8%) năm 2008 lên 93 vụ (17,9%), 214 đối tượng (19,4%) năm 2013[Phụ lục I, bảng 3].Công an thành phố đã khởi tố điều tra 159/517 vụ (30,7%) với 218/1.103 đối tượng

29

(19,7%), gồm: xâm phạm an ninh quốc gia 10 vụ/25 đối tượng; xâm phạm trật tự xã hội 71 vụ với 112 đối; về ma túy 41 vụ với 42 đối tượng; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 37 vụ với 39 đối tượng.

Nổi lên là tình trạng đối tượng mang các quốc tịch Châu Phi như: Nigieria, Cameroon, Congo, Mozambique và một số nước Trung Đông như: Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, nhập cảnh dưới dạng thị thực loại D (có giá trị 15 ngày, không có cơ quan bảo lãnh). Các đối tượng này thường là thường thuê xe máy đi thành nhóm vào các cửa hàng giả vờ mua hàng, đổi tiền lợi dụng sơ hở để trộm tiền, tài sản; các đối tượng quốc tịch Nigieria vận chuyển trái phép chất ma túy; các đối tượng quốc tịch Philippin tổ chức chơi “bài bịp”, sau đó khống chế nạn nhân để chiếm đoạt tiền của họ, đối tượng bị hại đa số là người Nhật.

Đáng chú ý là tội phạm sử dụng công nghệ cao: sử dụng thiết bị số, thẻ tín dụng giả, Intenet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản phát triển mạnh. Công an thành phố đã triệt phá nhiều vụ các đối tượng quốc tịch Malaysia sử dụng thẻ tín dụng giả rút tiền ngân hàng, các đối tượng có quốc tịch Trung Quốc sử dụng công nghệ thông tin để lừa đảo xuyên quốc gia. Đây là loại tội phạm mới, lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia, có tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ từ bên ngoài, hoạt động với thủ đoạn rất tinh vi. Từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012, các lực lượng của Công an thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an triển khai đấu tranh chuyên án, các kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh 10 vụ bắt, xử lý trên 400 đối tượng, thu giữ nhiều thiết bị kỹ thuật viễn thông dùng để hoạt động phạm tội.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy trong những năm gần đây tình tình hình người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố tăng nhanh, đa dạng quốc tịch, về mục đích nhập cảnh. Mặt khác người nước ngoài vi phạm pháp luật,

30

phạm pháp mang tính chất hình sự trên địa bàn thành phố trong thời gian qua cũng diễn biến rất phức tạp và có xu hướng tăng nhanh cả về số vụ và số đối tượng.

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)