05 10 15 20 25 30 35 40Tội xâm phạm an ninh quốc gia
2.3.1. Nhữngtồn tại, hạn chế trong hoạt động phòng ngừa
Nhìn tổng quát việc thực hiện mục tiêu, yêu cầucác văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố, của ngành công anvề phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện còn nhiều hạn chế:
- Tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước về số vụ và số đối tượng phạm tội. Đặc biệt là một số loại tội phạm phát triển mạnh như: tội phạm vận chuyển trái phép các chất ma túy từ nước ngoài vào thành phố qua đường hàng không qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất; tội phạm sử dụng công nghệ cao: sử dụng thẻ tín dụng giả, sử dụng thiết bị số, mạng Intenet chiếm đoạt tài sản; tội phạm buôn lậu, trốn thuế trong lĩnh vực
111
kinh tế. Xu hướng tội phạm có tổ chức với những đường dây móc nối giữa các đối tượng tội phạm người nước ngoài với các đối tượng trong nước; tội phạm hoạt động xuyên quốc gia có sự điều khiển, chỉ đạo từ nước ngoài với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, táo bạo và nghiêm trọng hơn nhưng các cơ quan chức năng còn bị động đối phó, chưa dự đoán chính xác để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tội phạm do người nước ngoài thực hiện để lại nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của thành phố, gây bất bình trong nhân dân.
- Công tác tuyên truyền ý thức phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện và công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội vẫn chưa đi vào chiều sâu hiệu quả chưa cao.
Trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm do người nước ngoài thực hiện nói riêng, việc nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm và cung cấp thông tin về tội phạm của quần chúng nhân dân giữ vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên việc tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm do người nước ngoài thực hiện của các cơ quan chức năng chưa sâu rộng,nhiều người dân chưa biết được các phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt của tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Việc phổ biến pháp luật kết hợp với phát động phong trào quần chúng tham hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trong tình hình mới chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên, đồng bộ trên khắp các địa bàn cơ sở. Nội dung, hình thức tuyên truyền nghèo nàn, chậm đổi mới vì vậy hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
Bên cạnh đó công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội vẫn chưa đi vào chiều sâu đến từng người, từng gia đình, từng địa bàn dân cư, từng tổ chức, doanh nghiệp. Quần
112
chúng nhân dân chưa ý thức được hết vai trò và sự cần thiết kịp thời cung cấp thông tin về tội phạm do người nước ngoài thực hiện đến cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Còn một bộ phận quần chúng nhân dân chưa tham gia tích cực vào hoạt động phòng ngừa tội phạm. Nhiều người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án do người nước ngoài thực hiện nhưng không tố giác, không cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền.
- Quan hệ phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện giữa các ngành chức năng như: Công an, Hải quan, Tòa án, Viện Kiểm sát, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin - Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư Pháp…,trên thực tế đã được tiến hành nhưng chưa đồng bộ, không thường xuyên, thiếu chặt chẽ, chủ yếu phối hợp theo phong trào, cao điểm phòng chống tội phạm, phối hợp theo sự vụ. Chưa tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất nhằm giám sát, quản lý hoạt động của người nước ngoài ngay từ khi họ đến thành phố. Chưa chú trọng trong việc tập hợp, xử lý thông tin, cung cấp tình hình, tài liệu để tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách triển khai các hoạt động phòng ngừa tội phạm.