Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừatội phạm, trong đó có tội phạm do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 66 - 76)

05 10 15 20 25 30 35 40Tội xâm phạm an ninh quốc gia

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừatội phạm, trong đó có tội phạm do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân

thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước về phòng, chống tội phạm. Căn cứ vào tình hình thực tiễn công tác đảm bảo an ninh trật tự của địa phương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản lãnh đaọ, chỉ đạo phòng chống tội phạm nói chung, trong đó có tội phạm do người nước ngoài thực hiên. Cụ thể như:

-Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đãban hành Quyết định số 333/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2010.

Trong đó nêu rõ:

+ Mục tiêu: Nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về trật tự xã hội và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với tinh thần quyết liệt hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa phòng và chống, lấy phòng ngừa là cơ bản.

+ Biện pháp: Thực hiện có hiệu quả chương trình hành động phòng, chống tội phạm giữa các ngành, Mặt trận và các đoàn thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tăng cường thông tin, phổ biến phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để nhân dân nâng cao cảnh giác, đề ra các biện pháp tự phòng ngừa; kết hợp cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là nâng cao vai trò

65

lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của chính quyền, sự phối hợp của các ngành, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở phường, xã, thị trấn và vai trò tham mưu, nòng cốt của lực lượng công an trong công tác phòng, chống tội phạm. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm, nhất là các mô hình nhân dân tự quản, tự phòng; tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm thực hiện có hiệu quả các hiệp định, hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự, hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm xuyên quốc gia, có tính quốc tế, tội phạm khủng bố.

+ Phân công trách nhiệm:

Công an thành phố:Là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tập trung lực lượng đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố; điều tra khảo sát nguyên nhân của tội phạm, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm.

Sở Văn hóa và Thông tin:Phối hợp với các ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức và lối sống theo pháp luật của người dân, tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở".

Sở Tư pháp:Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự. Rà soát, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân thành phố xem xét sửa đổi,bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật.

66

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm một cách kịp thời và nghiêm minh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện, phường xã, thị trấn: Có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch, đề án để thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm tại địa phương. Nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý hành chính trong phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa phương.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3941/QĐ-UBND ngày 12/9/2008 về ban hành Kế hoạch tổ chức tuyên truyền pháp luật cho người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố và các tổ chức, cơ quan, đơn vị cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng lao động là người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh.

+ Mục đích: Nhằm tuyên truyền sâu rộng các quy định của Pháp luật Việt Nam có liên quan đến đối tượng là người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố và các tổ chức, cơ quan đơn vị trong việc quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn thành phố; thông qua các hình thức, biện pháp tuyên truyền nhằm tăng cường sự hiểu biết, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật Việt Nam cho người nước ngoài, hạn chế tối đa người nước ngoài vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố; tạo sự phối hợp thống nhất, đồng bộ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc tuyên truyền pháp luật cho người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố và các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đối tượng tuyên truyền: Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đến lưu trú, công tác tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; người nước ngoài quá cảnh có thời hạn vào thành phố Hồ Chí Minh để tham quan du lịch; người

67

Việt Nam đang định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đến lưu trú, công tác tại thành phố Hồ Chí Minh; các cơ quan doanh nghiệp có quan hệ với nước ngoài và sử dụng lao động nước ngoài; các doanh nghiệp, cơ sở và cá nhân kinh doanh các loại hình du lịch.

+ Nội dung tuyên truyền: Luật Cư trú; Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Đầu tư nước ngoài; Luật Du lịch; Pháp luật về lao động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Hình thức tuyên truyền: Tổ chức tập huấn cho người sử dụng lao động nước ngoài và các hướng dẫn viên du lịch; tuyên truyền qua các chương trình, chuyên mục của Đài Tiếng nói nhân dân và Đài Truyền hình thành phố; biên soạn tờ gấp tuyên truyền phát hành cho người nước ngoài tại các cửa khẩu; biên soạn cẩm nang pháp luật cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn; biên soạn tài liệu hỏi đáp pháp luật cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quan hệ với người nước ngoài, quản lý lao động người nước ngoài.

Các tài liệu được biên soạn bằng hình thức song ngữ Việt – Anh. + Tổ chức thực hiện:

Sở Tư pháp: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận huyện tổ chức thực hiện.

Sở Ngoại vụ: Phổ biến và cung cấp tài liệu pháp luật có liên quan cho các cơ quan lãnh sự nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền các quy định có liên quan cho các đối tượng là lực lượng hướng dẫn viên du lịch, các doanh nghiệp, cá nhân hành nghề kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú, du lịch, khách du lịch.

68

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các đợt tập huấn, tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật, biên soạn và cấp phát tài liệu có liên quan cho người nước ngoài và các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Tư pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho giáo viên, học sinh, sinh viên là người nước ngoài đang giảng dạy, học tập tại các trường quốc tế hoặc các cơ sở giáo dục có liên quan đào tạo với nước ngoài.

Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông tại thành phố.

Công an thành phố: Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc biên soạn, phát hành các loại tài liệu có liên quan đến người nước ngoài để phát miễn phí cho các đối tượng người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố tại các cảng sông, đường bộ.

Đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật Việt Nam cho người nước ngoài nhập cảnh vào cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng là người nước ngoài, các tổ chức, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trú đóng trên địa bàn.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị 02/2009/CT-UBND ngày 11/2/2009 Về tăng cường quản lý nhà nước đối với việc nhập cảnh, cư trú và lao động của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

69

+ Công an thành phố: Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt đối với các đối tượng người nước ngoài nhập cảnh trái phép, cư trú không khai báo và những hành vi vi phạm pháp luật về cư trú; kiểm tra xử phạt đối với các chủ cơ sở có người nước ngoài cư trú, cá nhân, tổ chức bảo lãnh hoặc làm các thủ tục cho người nước ngoài không thực hiện đúng các quy định pháp luật về khai báo nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài. Kiên quyết điều tra, xử lý hình sự đối với các đối tượng là người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật hình sự; chỉ đạo Công an quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp thường xuyên kiểm tra, rà soát, xử lý kiên quyết các trường hợp người nước ngoài sinh sống, tụ tập, buôn bán tại các công viên, vỉa hè, nơi công cộng khác để tập trung quản lý, xử lý theo quy định pháp luật; phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tăng cường cơ sở vật chất, nhân sự cho Trung tâm hỗ trợ xã hội để thực hiện nhiệm vụ lưu giữ người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về việc truyền dữ liệu khai báo tạm trú của người nước ngoài nghỉ qua đêm tại thành phố, từ các cơ sở cho người nước ngoài lưu trú và từ công an các phường, xã, thị trấn về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, qua đường truyền máy tính đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

+ Bộ đội Biên phòng thành phố: Có trách nhiệm tăng cường kiểm tra việc nhập cảnh để ngăn ngừa nhập cảnh trái phép vào thành phố, chủ động phát hiện những trường hợp nhập cảnh trái phép vào thành phố để xử lý theo quy định pháp luật.

+ Sở Ngoại vụ: Có trách nhiệm thông báo và làm việc với cơ quan lãnh sự nước ngoài tại thành phố để xử lý các trường hợp người nước ngoài là công dân của họ vi phạm pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố xử lý các trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật; thông

70

báo cho cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam về xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại và lao động của người nước ngoài để cơ quan này thông báo cho công dân của họ thực hiện đúng quy định của pháp luật khi họ đến Việt Nam.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Có trách nhiệm cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố theo đúng quy định pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài nhưng không có giấy phép lao động; trong quá trình kiểm tra doanh nghiệp nếu phát hiện người nước ngoài nhập cảnh, cư trú không hợp pháp phải kịp thời thông báo, phối hợp với cơ quan công an để xử lý theo quy định pháp luật.

+ Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch:Có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Công an thành phố, hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện nghiêm quy định pháp luật về bảo lãnh và tổ chức du lịch cho khách du lịch nước ngoài; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh lưu trú, tổ chức khai báo tạm trú của người nước ngoài và thực hiện quy trình truyền dữ liệu về Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, qua đường truyền máy tính hoặc khai báo tại trang thông tin điện tử (Website) của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh.

+ Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố; và các tổ chức, cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 3941/QĐ-UBND ngày 12/9/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

+ Các cơ quan thông tin truyền thông: Thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân thành phố nâng cao ý thức cảnh giác với các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức nước ngoài

71

và kịp thời thông tin tố giác tội phạm cho các cơ quan nhà nước gần nhất. + Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến và tổ chức cho nhân dân địa phương nêu cao tinh thần cảnh giác với các hành vi lừa gạt, vi phạm pháp luật của một số cá nhân, tổ chức người nước ngoài để nhân dân phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm là cá nhân, tổ chức người nước ngoài cho cơ quan nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, các cơ sở lưu trú, chủ doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn thành phố.

+ Trách nhiệm của chủ cơ sở cho người nước ngoài lưu trú, chủ doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn thành phố:Hướng dẫn cho người nước ngoài khai báo tạm trú; lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú nộp tại Công an phường, xã; đối với cơ sở có người nước ngoài lưu trú đã nối mạng với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thì truyền ngay nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho Công an phường, xã theo quy định.

+ Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phốphối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn thành phố.

- Thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về

“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. Ban Thường vụ Thành ủy đã Ban hành Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 31/12/2010 vềTăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức Hội nghị cán bộ thành phố quán triệt, triển khai các văn bản trên đến các Sở - ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, các Quận ủy, Huyện ủy, Đảng ủy cấp trên cơ sở

72

và Đảng ủy cơ sở trực thuộc, tập trung nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm; tập trung chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố trong tình hình mới. Đặt nhiệm vụ phòng, chống tội phạm là một trong những chương trình lớn xuyên suốt cả nhiệm kỳ gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới và Nghị quyết số 1001/QĐTTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủvề phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng,

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 66 - 76)