Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Tam dân Tôn Trung Sơn đến phong trào Quốc Dân đảng Việt Nam

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 115)

phong trào Quốc Dân đảng Việt Nam

Bên cạnh sự tác động của những sự kiện lớn lao trên thế giới sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất, một ảnh hưởng trực tiếp từ quốc gia láng giềng vào nước ta chính là phong trào cách mạng ở Trung Quốc. Trước và sau cuộc cách mạng tư sản Trung Quốc năm 1911, thông qua các sách vở, báo chí cũng như những tin tức từ bên ngoài truyền vào, cách mạng Trung Quốc đã trở nên quen thuộc và chiếm được cảm tình của tầng lớp trí thức Việt Nam. Những lãnh tụ của đảng cách mạng Trung Quốc như Tôn Trung Sơn, Hoàng Hưng, Hồ Hán Dân v.v… đã được nhiều người Việt Nam viết sách ca tụng và treo ảnh trong nhà. Học thuyết Tôn Văn và Chủ nghĩa Tam dân của ông đã mở ra cho các nhà cách mạng cấp tiến Việt Nam một niềm hy vọng mới. Thế rồi đến năm 1927, khi cuộc chiến tranh Bắc phạt của Quốc Dân đảng Trung Quốc đang phát triển rầm rộ dưới sự ủng hộ của tầng lớp công, nông thì ở Việt Nam một chính đảng của giai cấp tư sản cũng xuất hiện.

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 113

rạng sáng ngày 25 - 11 - 1927. Ngay từ tên gọi của nó đã toát lên mối quan hệ tương đồng với Quốc Dân đảng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn thành lập năm 1920. Quốc Dân đảng Việt Nam bắt nguồn từ nhóm Nam Đồng thư xã của Phạm Tuấn Tài, do Nguyễn Thái Học làm Chủ tịch. Nam Đồng thư xã chuyên xuất bản những sách báo ái quốc để cổ động cho phong trào cách mạng. Về tư tưởng và hành động, phái Nam Đồng thư xã hầu hết là tín đồ của Tôn Trung Sơn. Họ nặng về Chủ nghĩa Dân tộc và không chủ trương đấu tranh giai cấp. Nguyên tắc tổ chức và dẫn đạo của họ là dân chủ tập trung.

Song, thật đáng tiếc là Quốc Dân đảng Việt Nam lại ra đời vào lúc phái hữu của Quốc Dân đảng Trung Quốc, đứng đầu là Tưởng Giới Thạch, đã ra mặt phản động cách mạng, thoả hiệp với bọn đế quốc. Vì vậy, phong trào cách mạng do Quốc Dân đảng Trung Quốc lãnh đạo chuyển sang một hướng khác. Hoàn cảnh lịch sử đó đã có ảnh hưởng ít nhiều đến đường lối chính trị của Quốc Dân đảng Việt Nam. Quốc Dân đảng Việt Nam không dám công khai thừa nhận chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Tam dân trong bất kỳ một cương lĩnh nào của Đảng (chỉ trừ cương lĩnh năm 1929 do lúc đó cách mạng Việt Nam đang rất cần có đường lối mà các lãnh tụ của đảng cố nhiên không đủ thời gian để thảo luận chủ nghĩa, chỉnh đốn cương lĩnh nên chỉ còn kịp “bưng” toàn bộ Chủ nghĩa Tam dân vào đảng).

Về thực chất, cương lĩnh của Quốc Dân đảng Việt Nam vẫn tiếp thu những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Trong các bản chương trình, điều lệ của Quốc Dân đảng Việt Nam bao giờ cũng có câu cốt yếu: “Sau khi làm xong cuộc cách mạng quốc gia, sẽ cùng các dân tộc tiểu nhược làm cách mạng thế giới” [19, 32]. Điều đó có nghĩa là trước làm cách mạng dân tộc, sau làm cách mạng thế giới. Về mục đích và tôn chỉ, đảng nêu rõ: đánh đổ nền quân chủ chuyên chế, lập nước Việt Nam cộng hoà. Nhân dân được hưởng những quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do hội họp, tự

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 114

do tín ngưỡng v.v… Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy, Quốc Dân đảng Việt Nam đã tiếp thu những nội dung trong lý luận về Chủ nghĩa Dân tộc và Chủ nghĩa Dân quyền của Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Đến năm 1929, khi Chủ nghĩa Tam dân được chính thức công nhận là tôn chỉ của Đảng thì Quốc Dân đảng Việt Nam cũng chỉ tiếp thu hai vế: cách mạng dân tộcthiết lập dân quyền, còn Chủ nghĩa Dân sinh thì họ không đề cập tới. Đây chính là điểm hạn chế lớn nhất trong cương lĩnh hoạt động của Quốc Dân đảng Việt Nam. Mặt khác, xét theo ba mục đích lớn vạch ra trong hai bản điều lệ năm 1928, 1929 là: làm cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ cộng hoà trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức [19, 93 & 113], chúng ta thấy rõ, Chủ nghĩa Tam dân mà Quốc Dân đảng Việt Nam chịu ảnh hưởng là Chủ nghĩa Tam dân mới đã được Tôn Trung Sơn giải thích lại và bổ sung thêm.

Ngoài ra, có một điều chúng ta cần phải chú ý là, mặc dù ra đời trong hoàn cảnh Tưởng Giới Thạch đã phản lại ba chính sách lớn của Tôn Trung Sơn nhưng Quốc Dân đảng Việt Nam vẫn giữ vững là một chính đảng của tầng lớp trí thức tiểu tư sản và tư sản Việt Nam; vẫn đi theo tôn chỉ ban đầu là hướng tới sự nghiệp cách mạng mà Tôn Trung Sơn đã xây dựng.

Tuy nhiên, Quốc Dân đảng Việt Nam tiếp nhận Chủ nghĩa Tam dân một cách thiếu cơ bản và không có hệ thống, chỉ tiếp thu một số yếu tố và sử dụng nó trong một số văn kiện, vào một số thời điểm hạn chế; đặc biệt, họ không vận dụng được những luận điểm cách mạng đúng đắn của Chủ nghĩa Tam dân vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)