Ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa tam dân đối với cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 109)

Việt Nam đầu thế kỷ XX

Từ thế kỷ XIX, phong trào cách mạng tư sản ở các nước phương Tây ngày càng phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng lan rộng khắp cả thế giới. Nguồn ảnh hưởng đó đã gây tác động lớn đến phương Đông, được thể hiện rõ ràng nhất bằng cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Tiếp theo đó là trào lưu tư tưởng có tính chất chủ nghĩa tư sản cải lương của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc; rồi đến các cuộc vận động cách mạng dân chủ tư sản của Tôn Trung Sơn, cách mạng dân chủ mới của Trung Quốc... phát triển ngày càng mạnh mẽ làm cho dường như cả châu á bừng tỉnh [35, 12]. Luồng tư tưởng mới này đã thông qua Tân thư, Tân văn Trung Quốc truyền bá vào Việt Nam, tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng của các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Vị trí địa lý đã xếp đặt cho hai nước Việt Nam, Trung Quốc nằm sát cạnh nhau, “núi liền núi, sông liền sông”. Cuối thế kỷ XIX, cả hai nước đều rơi vào một cảnh ngộ chung: bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nô dịch về

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 107

kinh tế, chính trị, văn hóa. Sự xâu xé của chủ nghĩa đế quốc ở Trung Quốc và sự thống trị của chúng thông qua triều đình phong kiến Mãn Thanh đã biến Trung Quốc thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Còn ở Việt Nam, sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, thực dân Pháp bắt đầu thi hành cái gọi là chính sách khai phá văn minh. Chúng cho xây dựng nhà máy, đường sắt, khai thác mỏ và lập đồn điền ở Việt Nam nhằm cướp đoạt tài nguyên của Việt Nam. Từ đó, Việt Nam chính thức trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa, chịu sự thống trị của thực dân Pháp.

Hoàn cảnh địa lý gần gũi và tình trạng cùng chung cảnh ngộ như vậy đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc càng thêm gắn bó. Mỗi một biến động xã hội ở nước này đều có tác động sâu sắc tới nước kia và ngược lại. Cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa thực dân phương Tây, giành độc lập dân tộc ở cả hai nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX càng làm cho mối quan hệ đó sâu sắc hơn, vững bền hơn.

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đem đến nhiều điều bất lợi cho nhân dân Việt Nam nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, nó cũng đưa xã hội phong kiến Việt Nam bước đầu hội nhập với những nhân tố mới của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ vậy, trong giới nhân sĩ Việt Nam xuất hiện một tầng lớp nho sinh yêu nước có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng v.v… Họ chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây, đồng thời lại nhận được sự khích lệ của phong trào Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc. Họ ảo tưởng rằng, Việt Nam cũng có thể tiến hành cải cách theo đường lối cải lương, làm cho đất nước phú cường, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp, khôi phục độc lập quốc gia. Tuy nhiên, các cuộc vận động cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX cuối cùng cũng tỏ ra bất lực. Các phong trào Duy Tân, Đông Du do Phan

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 108

Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo; phong trào chống thuế trong cả nước; các tổ chức cách mạng yêu nước như Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân hội v.v... đều lần lượt bị dập tắt. Sự khủng bố dã man của thực dân Pháp và sự thất bại của các phong trào cứu nước thời kỳ này làm cho các nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh dân tộc của Việt Nam rơi vào bế tắc, khủng hoảng. Họ dường như không thể tìm nổi cho chính mình một con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.

Giữa lúc đó, cuộc cách mạng Tân Hợi dưới ngọn cờ lý luận của Chủ nghĩa Tam dân nổ ra. Cuộc cách mạng này không chỉ lật đổ sự thống trị gần 300 năm của Thanh triều mà còn xoá sổ hoàn toàn chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế đã tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc. Trung Hoa dân quốc ra đời là nguồn cổ vũ to lớn cho cách mạng Việt Nam. “Nhân dân ta phấn khởi đến mức độ là nhiều nhà đã công khai treo ảnh Tôn Trung Sơn, Hoàng Hưng” [19, 14].

Thắng lợi đó của cuộc cách mạng Tân Hợi có sức cổ vũ lớn lao đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Hướng về cách mạng Trung Quốc, về Chủ nghĩa Tam dân và nền cộng hoà là mục tiêu của rất nhiều nhân sĩ Việt Nam yêu nước. Nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng cách mạng và sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn. Trong đó, người đáng được nhắc đến đầu tiên

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 109)