Quá trình chuyển biến từ Chủ nghĩa Tam dân cũ sang Chủ nghĩa Tam dân mớ

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 58)

nghĩa Tam dân mới

Những hạn chế về hoàn cảnh lịch sử, địa vị giai cấp và thế giới quan của Tôn Trung Sơn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng cách mạng của ông. Chủ nghĩa Tam dân cũ chưa phải là một cương lĩnh cách mạng dân tộc dân chủ triệt để, nhất là trên những vấn đề then chốt như xác định kẻ thù của dân tộc, động lực của cách mạng… Chủ nghĩa Dân tộc chưa mang nội dung phản đế nên ngày càng tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, xa rời quần chúng, xa rời thực tế. Kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc thực dân cũng không được chỉ rõ. Cách mạng Tân Hợi là cái đích cuối cùng của sự thể nghiệm Chủ nghĩa Dân tộc nhưng rồi cuối cùng nó cũng bị thất bại. Nhận thức sâu sắc điều này, sau cuộc cách mạng tháng Mười Nga và cuộc vận động Ngũ Tứ, dưới sự ảnh hưởng và giúp đỡ của Liên Xô cũng như của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tư tưởng dân tộc của Tôn Trung Sơn đã có sự phát triển mới. Tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ hai tại Thượng Hải. Tuyên ngôn đọc tại Đại hội lần này đã phân tích một cách khoa học về chủ nghĩa đế quốc, khái quát trình bày tình

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 56

hình hiện tại về chủ nghĩa đế quốc xâm lược Trung Quốc và lợi dụng bọn quân phiệt để gây nội chiến; đồng thời cũng chỉ rõ cuộc cách mạng Trung Quốc hiện nay là cách mạng dân tộc dân chủ chống đế quốc, chống phong kiến. Rõ ràng cương lĩnh cách mạng phản đế, phản phong này có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tư tưởng của Tôn Trung Sơn.

Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn đã đưa ra sự giải thích mới về Chủ nghĩa Dân tộc. Trong Tuyên ngôn của Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Quốc Dân đảng, ông đã tóm tắt cương lĩnh dân tộc mới như sau: đối ngoại,

chống chủ nghĩa đế quốc, dân tộc Trung Hoa tự giành lấy giải phóng; đối nội,

tất cả các dân tộc trong nước đều bình đẳng. Như vậy, so với trước đây, tầm nhìn của Tôn Trung Sơn đã mở rộng và mang tính xác thực cao. Ông đã nhìn nhận đúng đắn bản chất của chủ nghĩa đế quốc là dùng vũ lực xâm lược và tước đoạt về kinh tế khiến Trung Quốc mất độc lập và rơi vào địa vị bán thuộc địa, làm cho Trung Quốc luôn ở trong tình trạng chia cắt, quân phiệt hỗn chiến. Hơn nữa, Tôn Trung Sơn còn phơi bày và lên án một cách sâu sắc bản chất đó trong những bài giảng của mình về Chủ nghĩa Dân tộc: “Phàm một dân tộc cố tâm đi chinh phục và thống trị dân tộc hoặc quốc gia khác, thì tất không bao giờ chịu khoan hồng để cho dân tộc hoặc quốc gia bị đặt dưới ách của họ được tự do bảo tồn tư tưởng độc lập”. Với nhận thức này, Tôn Trung Sơn đã từ bỏ ảo tưởng trước kia đối với chủ nghĩa đế quốc. Ông chủ trương đánh đổ bọn quân phiệt cấu kết với chủ nghĩa đế quốc, kiên quyết đập tan mọi sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc, đề ra khẩu hiệu “thủ tiêu các hiệp ước bất bình đẳng”, không công nhận đặc quyền của bọn đế quốc ở Trung Quốc.

Trong văn kiện có tính chất lịch sử này, Tôn Trung Sơn còn tuyên bố “thừa nhận quyền tự quyết của các dân tộc Trung Quốc, sau khi cuộc cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc và bọn quân phiệt được thắng lợi thì nên tổ

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 57

chức thành một nước Trung Hoa dân quốc thống nhất, các dân tộc liên hiệp lại một cách tự do” [7, 78].

Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thẳng thắn giương cao ngọn cờ chống đế quốc và bè lũ phong kiến quân phiệt là một bước tiến lớn trong nhận thức và lập trường cách mạng của Tôn Trung Sơn. Có được sự tiến bộ đó là nhờ cả một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ và không ít hao tổn, mất mát; đồng thời cũng không tách rời điều kiện khách quan: thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga, sự giúp đỡ nhiệt thành của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do ông lãnh đạo. Từ đó, cộng với lòng yêu nước chân chính và tinh thần kiên quyết cách mạng của mình, Tôn Trung Sơn đã tiếp thu ánh sáng của thời đại, chân lý mới của cách mạng để đề ra ba chính sách mới là “liên Nga, liên Cộng, phù trợ nông công”. Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh đánh dấu bước chuyển biến tư tưởng cách mạng hết sức lớn lao của Tôn Trung Sơn.

Tóm lại, Chủ nghĩa Dân tộc của Tôn Trung Sơn tuy còn có một số nội dung chưa chính xác do những hạn chế của thời đại nhưng nhìn chung, nó có ý nghĩa cách mạng và tiến bộ rất lớn. Nó đã phản ánh tư tưởng của nhân dân toàn quốc lúc bấy giờ đòi hỏi giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc, có tác dụng kêu gọi nhân dân đấu tranh giành tự do cho Tổ quốc và giành độc lập dân tộc.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)