Nghĩa lịch sử

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 99)

Chủ nghĩa Tam dân với ba nội dung lớn là Chủ nghĩa Dân tộc, Chủ nghĩa Dân quyền và Chủ nghĩa Dân sinh là hệ thống lý luận cách mạng có tính thống nhất biện chứng cao. Nó là tiền đề tạo nên những biến chuyển quan trọng cho xã hội Trung Quốc thời kỳ cận đại.

Chủ nghĩa Dân tộc với khẩu hiệu “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền” đã chĩa thẳng mũi nhọn tấn công vào chế độ phong kiến lâu đời ở Trung Quốc với mong muốn giành lại nền độc lập và địa vị dân tộc từ tay của ngoại tộc, xây dựng chế độ dân quốc theo những nguyên tắc và thiết chế của nhà nước tư sản. Đây chính là điểm ưu việt trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Nó vượt qua tất cả các trào lưu tư tưởng cách mạng trước đó ở Trung Quốc. Mục tiêu của nó là đưa Trung Quốc

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 97

đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, qua đó bảo vệ nền độc lập của đất nước, xây dựng chế độ dân chủ và cải thiện đời sống của nhân dân. Những mục tiêu đó phản ánh đúng thực trạng xã hội Trung Quốc đương thời, thể hiện được nguyện vọng chung của toàn bộ nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ cận đại. Vì thế, nó động viên được đông đảo quần chúng nhân dân đi theo con đường cách mạng chân chính mà Tôn Trung Sơn đã xây đắp bằng cả cuộc đời mình, làm cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Trung Quốc đầu thế kỷ XX giành được những thành quả tích cực ban đầu, khiến tinh thần dân tộc và chiều sóng đấu tranh các dân tộc bị áp trên toàn thế giới cũng theo đó mà ngày càng dâng cao.

Cuộc cách mạng Tân Hợi dưới ngọn cờ chỉ đạo tư tưởng của Chủ nghĩa Dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Nó phát huy vai trò đáng kể trong việc giải phóng về chính trị và tư tưởng cho nhân dân Trung Quốc. Cuộc cách mạng ấy đã khiến cho tư tưởng dân chủ cộng hòa ăn sâu vào lòng người, tạo nên sự khởi đầu mới thuận lợi cho cuộc cách mạng phản đế, phản phong ở Trung Quốc sau này. Tuy cuối cùng cuộc cách mạng này không đạt được những thành quả như mong muốn nhưng nó cũng đã đánh dấu sự chấm dứt của chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu, bảo thủ tồn tại dai dẳng hơn 2000 năm ở Trung Quốc, phần nào giải quyết được vấn đề độc lập dân tộc ở Trung Quốc vào thời điểm đầu thế kỷ XX và thúc đẩy tinh thần dân chủ phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, cuộc cách mạng này được đánh giá là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc cận đại.

Chủ nghĩa Dân quyền tuy vẫn tồn tại một số điểm hạn chế so với tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng trong thời điểm bấy giờ, có thể thấy rõ, nó là một hệ tư tưởng tương đối tiến bộ, phù hợp với tình hình xã hội Trung Quốc cận đại. Tôn Trung Sơn coi Chủ nghĩa Dân quyền là nội dung chủ yếu nhất của cách mạng Trung Quốc, là cơ sở để xây dựng đất nước giàu

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 98

mạnh. Đề ra Chủ nghĩa Dân quyền, Tôn Trung Sơn mong muốn xây dựng một chính thể cộng hòa phỏng theo chế độ nghị viện của các nước tư sản phương Tây kết hợp với những tư tưởng dân chủ truyền thống như lấy dân làm gốc (Dân vi bang bản), thiên hạ đều là của chung (Thiên hạ vi công) cùng một vài chế độ dân chủ vốn đã có từ lâu trong lịch sử Trung Quốc: khảo thí, giám sát để thay thế cho một nước Trung Quốc lạc hậu nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Theo Tôn Trung Sơn, một chính thể nhà nước như vậy hoàn toàn có thể mang lại một nền chính trị toàn dân bình đẳng cho tất cả quốc dân đồng bào. Tiến bộ hơn, Tôn Trung Sơn đã coi việc trao quyền quản lý chính quyền vào tay nhân dân để nhân dân trở thành những “chủ nhân” thật sự của đất nước, có nghĩa là thực hiện dân quyền trực tiếp, là cốt lõi của Chủ nghĩa Dân quyền. Bên cạnh đó, Chủ nghĩa Dân quyền của Tôn Trung Sơn còn có ý nghĩa phản phong triệt để, toàn diện. Mục đích căn bản khi Tôn Trung Sơn đề xướng thực hiện dân quyền là bỏ tận gốc chính thể chuyên chế phong kiến, xây dựng một nhà nước Cộng hòa dân chủ theo kiểu tư sản. Vì vậy, cả cuộc đời, Tôn Trung Sơn không ngừng tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng với chế độ phong kiến. Ông luôn đặt lợi ích của quần chúng nhân dân lên vị trí cao nhất, chủ trương thực hiện dân quyền trực tiếp, đề xướng dân chủ hóa đời sống chính trị.

Chủ nghĩa Dân sinh tuy được Tôn Trung Sơn đề cập đến sau cùng trong hệ thống học thuyết cách mạng của mình nhưng nó lại có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại nền độc lập tự chủ và quyền tự do dân chủ cho nhân dân, bởi sau khi cuộc cách mạng dân tộc, dân quyền về cơ bản đã hoàn thành, Chủ nghĩa Dân sinh sẽ là nhân tố có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển phồn vinh, hiện đại của Trung Quốc. Điều này đã khiến cho những quan điểm trong Chủ nghĩa Dân

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 99

sinh của Tôn Trung Sơn được đánh giá là tiến bộ và phù hợp với tiến trình lịch sử của Trung Quốc suốt từ thời kỳ cận đại cho đến tận ngày nay.

Chủ nghĩa Dân sinh ra đời gắn với sứ mạng lịch sử là giải quyết vấn đề ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, tiến đến khiến cho Trung Quốc phát triển thành một quốc gia hùng mạnh. Xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc, Chủ nghĩa Dân sinh đề ra khẩu hiệu “bình quân địa quyền” và “tiết chế tư bản” là những biện pháp cụ thể để giải quyết triệt để vấn đề dân sinh cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại… mà trong đó, ăn (lương thực) là vấn đề cấp thiết nhất. Đây chính là lời giải đáp cho vấn đề lịch sử nóng bỏng vào thời điểm Tôn Trung Sơn sống, phần nào đáp ứng được nguyện vọng của người dân Trung Quốc. Vì thế, nó đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cách mạng.

Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, và đặc biệt là kể từ khi cuộc cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, bối cảnh quốc tế và hoàn cảnh lịch sử trong nước đã có những tác động rất lớn đến sự chuyển biến tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Trong lý luận về Chủ nghĩa Dân sinh, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh giải quyết vấn đề lương thực và cuộc sống cho nhân dân, Tôn Trung Sơn còn chủ trương thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trên nền tảng phát triển nền công nghiệp quốc gia. Kế hoạch thực nghiệp với chủ trương xây dựng nền sản xuất “đại quy mô cơ khí”, xây dựng các ngành công nghiệp then chốt, giành quyền quản lý công nghiệp về tay người Trung Quốc, xây dựng các khu kinh tế ven biển, mở các cảng khẩu… nhằm tăng cường hội nhập với thế giới bên ngoài v.v… tuy ngay vào thời điểm đó chưa thực sự phát huy hết tác dụng của nó, nhưng phần nào cũng đã khiến cho nền kinh tế xã hội của Trung Quốc cận đại thoát khỏi sự đói nghèo, lạc hậu.

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 100

đầu thế kỷ XX là một sự kiện vô cùng có ý nghĩa đối với xã hội Trung Quốc đương thời. Trước hết, Chủ nghĩa Tam dân thể hiện “cái chí khôi phục Trung Hoa, sáng lập Dân quốc” của Tôn Trung Sơn. Nó đặt trọng tâm vào việc xây dựng đất nước, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”; giải quyết những vấn đề xã hội bức bách, những vấn đề dân sinh cơ bản nhưng rất quan trọng của quần chúng nhân dân. Nó còn là cơ sở lý luận để xác định phương hướng, cương lĩnh xây dựng xã hội mới mà theo đánh giá của Lênin, “chủ nghĩa dân chủ trung thực và chiến đấu thấm sâu vào từng dòng chữ trong cương lĩnh đó”. Nhờ vậy, hoạt động của Tôn Trung Sơn và tổ chức cách mạng do ông lãnh đạo đã động viên được sức sáng tạo vĩ đại của cả dân tộc Trung Hoa và trở thành “một nhân tố tiến bộ lớn nhất đối với châu á và đối với loài người” [41, 11-12].

Thứ hai, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn là kết tinh và là đỉnh cao của hệ tư tưởng của giai cấp tư sản Trung Quốc trong thời kỳ cận đại. Nó là cơ sở tư tưởng, đường lối chỉ đạo và ngọn cờ tập hợp, động viên quần chúng trong cuộc cách mạng Tân Hợi. ít thấy ở nước nào, giai cấp tư sản đề ra được một hệ tư tưởng cách mạng hoàn chỉnh của mình, tổ chức được một chính đảng cách mạng độc lập của mình và đứng ra lãnh đạo, phát động được một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thực sự như ở Trung Quốc. Cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đình Mãn Thanh đã chấm dứt sự thống trị gần 2000 năm của chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến ở Trung Quốc, lập ra nước Trung Hoa dân quốc. Tuy còn chứa đựng nhiều mặt hạn chế nhưng nó là đỉnh cao của phong trào cách mạng Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những đỉnh cao của phong trào cách mạng ở các nước phương Đông trong suốt thời kỳ cận đại, có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước phương Đông.

Thứ ba, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã chứa đựng nhiều điểm vĩ đại, nhưng điểm vĩ đại hơn nữa phải kể đến sự chuyển biến tư tưởng cách mạng của ông từ Chủ nghĩa Tam dân cũ sang Chủ nghĩa Tam dân mới.

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 101

Trước bước ngoặt của lịch sử thời đại, sau khi cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi, nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời, cộng với lòng yêu nước chân chính và tinh thần kiên quyết đấu tranh của mình, Tôn Trung Sơn đã tiếp thu những ánh sáng của thời đại, những chân lý mới của cách mạng để đề ra ba chính sách lớn “liên Nga, liên Cộng, phù trợ nông công”, trên cơ sở này sửa lại những nội dung hết sức tiến bộ cho Chủ nghĩa Tam dân. Như vậy, với tư cách là đường lối tư tưởng cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc, Chủ nghĩa Tam dân đã phát huy vai trò tích cực trong cuộc khởi nghĩa Vũ Xương năm 1911, hoàn thành sứ mệnh lịch sử cao cả là xóa bỏ sự tồn tại dai dẳng của chế độ phong kiến vốn đã rất trì trệ, lạc hậu, tạo tiền đề cho những thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc sau này.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 99)