yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
3.2.1. Tôn Trung Sơn với quá trình chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu Phan Bội Châu
Phan Bội Châu (1867 - 1940), hiệu là Sào Nam (hay Thị Hán), tự là Hải Thụ. ông là một nhà cách mạng yêu nước hồi đầu thế kỷ, đã giương cao ngọn
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử
Chu Thùy Liên 109
cờ đấu tranh giải phóng dân tộc theo quan điểm tư sản trong hai thập niên đầu thế kỷ XX.
Thời thơ ấu, Phan Bội Châu được tận mắt chứng kiến những bước chân xâm lược của thực dân Pháp. Xuất phát từ tình cảnh nô lệ lầm than của dân tộc, tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu dần dần được hình thành. Tháng 5 - 1905, Phan Bội Châu tới Nhật Bản. Trong thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã làm quen được với một số nhân sĩ trong chính giới Nhật Bản như Okuma Shigenobu (Đại Ôi Trọng Tín), Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị). Lúc đó, Tôn Trung Sơn cũng vừa từ Mỹ đến Nhật Bản để lo việc thành lập Đồng Minh hội. Từ lâu, Tôn Trung Sơn đã có mối quan hệ qua lại với các nhân sĩ chính giới Nhật Bản. Vì thế, trong cuộc nói chuyện với Phan Bội Châu vào mùa đông năm 1905, Inukai Tsuyoshi đã khuyên Phan nên đến gặp Tôn Trung Sơn. Thế là với tấm danh thiếp và thư giới thiệu của Inukai Tsuyoshi, Phan Bội Châu đã đến gặp Tôn Trung Sơn tại Trí Hoà Đường (Yokohama). Do có sự bất đồng ngôn ngữ nên hai ông phải "bút đàm" với nhau để trao đổi ý kiến về vấn đề cách mạng của cả hai nước. Tôn Trung Sơn chủ trương các nhân sĩ yêu nước của Việt Nam “nên gia nhập đảng cách mạng Trung Quốc trước, đợi sau khi cách mạng Trung Quốc thành công thì sẽ đem toàn lực giúp đỡ các quốc gia bị áp bức ở châu á giành độc lập mà trước hết là Việt Nam”. Phan Bội Châu thì chủ trương ngược lại, “kêu gọi đảng cách mạng Trung Quốc chi viện cho Việt Nam trước, khi Việt Nam giành được độc lập rồi thì sẽ để cho cách mạng Trung Quốc mượn Việt Nam làm căn cứ địa, tiến đánh chiếm lại vùng Lưỡng Quảng và Trung Nguyên, thêm một bước giành thắng lợi trong toàn quốc” [55, 67]. Tuy vào thời điểm đó, tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn và Phan Bội Châu còn có nhiều điểm bất đồng, song cuộc gặp gỡ này đã khiến cho tư tưởng dân chủ ngày càng ăn sâu bắt rễ vào cách nghĩ của Phan Bội Châu, tạo tiền đề quan trọng cho sự chuyển biến
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử
Chu Thùy Liên 110
tư tưởng từ quân chủ lập hiến sang dân chủ cộng hoà của ông ở giai đoạn sau này.
Năm 1911, cách mạng Tân Hợi thành công đã lật đổ được ách thống trị gần 300 năm của triều đình phong kiến Mãn Thanh, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc. Sự kiện này không những tác động sâu sắc đến các chiến sĩ cách mạng Việt Nam ở nước ngoài mà đối với nhân dân trong nước, mặc dù bị bọn thống trị bưng bít, vẫn có tiếng vang rất lớn. Nó làm nhân dân Việt Nam thức tỉnh. Từ đó, các phong trào cách mạng của nhân dân ta do những chí sĩ giàu lòng yêu nước lãnh đạo nổ ra rầm rộ và hừng hực khí thế. Những người hoạt động ở nước ngoài thì chỉ chờ thời cơ là hành động. Giữa lúc đó, Nguyễn Trọng Thường (một chiến sĩ cách mạng Việt Nam) đưa tin hưởng ứng của nhân dân trong nước sang cho Phan Bội Châu: “Việc cách mạng Trung Hoa thành công có ảnh hưởng to lớn đến nước ta, nhân dân phấn khởi hơn trước nhiều lắm. Nếu bây giờ ở ngoài tạo được thanh thế thì không lo gì khí thế bên trong không sống lại được” [36, 20].
Thượng tuần tháng 2 - 1912, Phan Bội Châu triệu tập Hội nghị thành viên hội Duy Tân tại nhà của danh tướng kháng Pháp Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà (Quảng Châu). Trong hội nghị, trước đông đủ đại biểu khắp ba kỳ, Phan Bội Châu đưa ra quyết định thủ tiêu Hội Duy tân, thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Vấn đề gay go nhất được nêu ra để thảo luận trong Hội nghị là theo quân chủ hay dân chủ. Cụ Phan là người đầu tiên đề ra đồng thời cũng là người tranh luận hăng hái nhất để bảo vệ chủ nghĩa dân chủ và cuối cùng đã được đa số tán thành.
Ngay từ khi mới ra đời, Việt Nam Quang Phục hội đã chịu ảnh hưởng của cương lĩnh Đồng Minh hội Trung Quốc. Từ cương lĩnh của Đồng Minh
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử
Chu Thùy Liên 111
hội Trung Quốc là đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền, Việt Nam Quang Phục hội đã đề ra tôn chỉ duy nhất của mình: “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa Việt Nam” [55, 69]. Cơ cấu của Hội cũng mô phỏng đúng theo hình thức tổ chức của Đồng Minh hội Trung Quốc.
Đến năm 1918, một loạt những sự kiện lớn liên tiếp xảy ra, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, cuộc cách mạng tháng Mười Nga thành công vang dội, chủ nghĩa Mác bắt đầu truyền bá vào Trung Quốc. Tiếp đó, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Tất cả những sự kiện đó đã khích lệ, cổ vũ rất lớn tinh thần của Tôn Trung Sơn khi mà những thành quả của cuộc cách mạng Tân Hợi đang bị các thế lực phản động phá hoại. Tháng 1 - 1924, dưới sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã chủ trì Đại hội đại biểu toàn quốc Quốc Dân đảng Trung Quốc lần thứ nhất tại Quảng Châu. Trong Hội nghị này, ông đã xác định ba chính sách lớn là liên Nga, liên cộng, phù trợ nông công, giải thích lại Chủ nghĩa Tam dân, cải tổ Quốc Dân đảng. Đến lúc này thì mối quan hệ và ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn, của cách mạng Trung Quốc đối với Phan Bội Châu nói riêng và đối với phong trào cách mạng Việt Nam nói chung ngày càng gắn bó sâu sắc hơn.
Để bắt kịp với sự thay đổi của tình hình quốc tế và trong nước, vào năm 1924, Phan Bội Châu đã triệu tập Hội nghị nhân sĩ yêu nước Việt Nam tại Quảng Châu và quyết định cải tổ Việt Nam Quang Phục hội thành Quốc Dân đảng Việt Nam; đề ra cương lĩnh và điều lệ của Đảng. Về phương diện cơ cấu tổ chức, Quốc Dân đảng Việt Nam gồm 5 bộ: bộ bình nghị, bộ kinh tế, bộ chấp hành, bộ giám sát và bộ ngoại giao. Như vậy là không chỉ có tên đảng mang nặng dấu ấn ảnh hưởng mà ngay đến cả quy mô tổ chức cũng căn cứ ít nhiều vào chương trình của Quốc Dân đảng Trung Hoa. Điều đó cho thấy con
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử
Chu Thùy Liên 112
đường cách mạng của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng rất lớn của Tôn Trung Sơn và các đồng chí cách mạng Trung Hoa .
Đến đây, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng, tư tưởng cách mạng và quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn - lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng dân chủ giải phóng dân tộc ở châu á đầu thế kỷ XX, đã có tác động sâu sắc đến sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu- người tiên phong của cách mạng Việt Nam. Quá trình chuyển biến tư tưởng từ quân chủ lập hiến
sang dân chủ cộng hoà của cụ dưới ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn đã góp phần đem lại thắng lợi cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam giai đoạn sau này.