Những nội dung chính của Chủ nghĩa Dân quyền

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 63)

2.2.2.2.1. Dân quyền với vấn đề tự do, bình đẳng

Từ thời kỳ hoạt động trong Đồng Minh hội, Tôn Trung Sơn đã không dừng lại trên bước đường của Chủ nghĩa Dân tộc. Khác với Chương Thái Viêm chỉ đơn thuần chủ trương bài xích dân tộc Mãn, Tôn Trung Sơn cho rằng cuộc cách mạng chính trị phải được tiến hành cùng một lúc với cách mạng dân tộc. Năm 1906, trong bài nói chuyện tại cuộc họp kỷ niệm 1 năm tờ Dân báo, Tôn Trung Sơn đã vạch rõ, chính thể quân chủ chuyên chế căn bản

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 61

là xấu xa. Ông vạch trần chế độ phong kiến Mãn Thanh “không bình đẳng về quyền lợi và đặc quyền”, thi hành chính sách “sưu cao thuế nặng”. Theo ông, đây chính là nguyên nhân làm cho Trung Quốc lụi bại, là chướng ngại lớn cản trở sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, tước đoạt quyền lợi của nhân dân. Xuất phát từ nhận thức đó, ông đưa ra yêu cầu cần phải nhanh chóng cải biến xã hội. Tôn Trung Sơn chủ trương thiết lập một chính thể cộng hoà lấy tự do, bình đẳng, bác ái làm tinh thần nhất quán. Đây là tư tưởng tiến bộ vượt bậc của Tôn Trung Sơn so với những nhà cách mạng dân tộc dân chủ trước đó. Chủ nghĩa Dân quyền của ông vượt lên khỏi vòng luẩn quẩn tồn tại cố hữu trong xã hội phong kiến Trung Quốc truyền thống: tiêu diệt một triều đại này để tôn vinh một triều đại khác.

Tuy nhiên, qua khảo sát chính thể xã hội của các nước phương Tây, Tôn Trung Sơn thấy được rằng, khái niệm dân quyền thường được các học giả nước ngoài gọi chung với từ tự do. Chính vì vậy, trong nhiều sách báo và ngôn luận, từ dân quyền và từ tự do được đặt cạnh nhau. Thời kỳ cách mạng Pháp, khẩu hiệu của cách mạng là tự do - bình đẳng - bác ái. Nó cũng gần giống với khẩu hiệu của cách mạng Trung Quốc thời kỳ Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa Dân tộc, Chủ nghĩa Dân quyền và Chủ nghĩa Dân sinh. Song, khái niệm

tự do trong tiếng La-tinh có thể được hiểu theo ba nghĩa: Một là quyền tự do của dân tộc, quốc gia, tức là không bị dân tộc, quốc gia khác thống trị; hai là

quyền tự do chính trị của nhân dân, tức người dân có quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng v.v…; ba là tự do cá nhân cực đoan. Và Tôn Trung Sơn chỉ chủ trương tự do theo hàm nghĩa thứ nhất và thứ hai, cực lực phản đối sự tự do cực đoan theo hàm nghĩa thứ ba. Chính vì thế, khi phong trào cách mạng Âu - Mỹ lan truyền mạnh mẽ vào Trung Quốc, những học sinh thế hệ mới và nhiều chí sĩ Trung Quốc đều đứng lên đề xướng tự do, nhưng đảng cách mạng Trung Quốc trước sau vẫn chủ trương cách mạng theo

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 62

Chủ nghĩa Tam dân, chứ không đề ra khẩu hiệu “tự do, bình đẳng”. Theo Tôn Trung Sơn, sở dĩ như vậy là bởi, nếu Trung Quốc đề xướng tự do thì vì từ trước đến nay, nhân dân chưa phải chịu nỗi đau thống khổ không có tự do nên đương nhiên sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa thực sự của từ này. Nếu ở Trung Quốc đề xướng ấm no, giàu có thì nhân dân nhất định sẽ hoan nghênh, đồng tình.

Còn về khái niệm bình đẳng, Tôn Trung Sơn cho rằng, nó cũng giống với Chủ nghĩa Dân quyền vì Chủ nghĩa Dân quyền đề xướng địa vị chính trị của nhân dân đều bình đẳng, phá tan quân quyền, xây dựng chính quyền do quần chúng nhân dân quản lý. Nhưng Tôn Trung Sơn không đồng ý với việc coi con người sinh ra đã có quyền bình đẳng. Ông nhận thấy, sự bình đẳng sơ khai của con người là sự bình đẳng giả tạo, do con người cố tình tô vẽ. Con người sinh ra đã bất bình đẳng. Chính vì vậy, cần phải đấu tranh để giành lại sự bình đẳng. Mục đích của cách mạng là phải có được sự bình đẳng thực sự về chính trị, từ đó tạo nên sự bình đẳng về kinh tế. Đó mới là sự bình đẳng chân chính của nhân loại. Do đó, Tôn Trung Sơn khẳng định, “thực hiện được Chủ nghĩa Tam dân, đặc biệt là Chủ nghĩa Dân quyền thì sẽ có tự do, bình đẳng vì không có dân quyền thì tự do bình đẳng chỉ là từ ngữ trống rỗng” [33, 33]. Như vậy, so với chế độ phong kiến, chế độ dân chủ do Tôn Trung Sơn xây dựng đã rất coi trọng dân quyền. Ông không bàn suông về bình đẳng, tự do mà luôn tìm tòi con đường để đưa nó vào thực tiễn cuộc sống.

Dân quyền phát triển rồi thì tự do, bình đẳng mới có thể phát triển lâu dài được. Nếu không có dân quyền thì không thể giữ được bất cứ một sự tự do, bình đẳng nào cả. Vì thế, đảng cách mạng Trung Quốc phát động cách mạng tuy mục đích là giành bình đẳng, tự do nhưng xác định chủ trương và khẩu hiệu là dân quyền. Bởi lẽ giành được dân quyền rồi, nhân dân mới có bình đẳng, tự do thực sự, mới có thể hưởng trọn vẹn cuộc sống ấm no, hạnh

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 63

phúc. Dân quyền đã bao hàm cả ý nghĩa tự do, bình đẳng. Sở dĩ, nhân dân các nước Âu Mỹ vẫn tiếp tục đấu tranh cho dân quyền là vì dân quyền ở đó không được phát huy đầy đủ, tự do cá nhân cực đoan của một bộ phận thiểu số người đã khiến cho sự tự do, bình đẳng chung của đại đa số không được đảm bảo. Đó chính là những cái mà Tôn Trung Sơn gọi là “hậu quả xấu” của nền văn minh Âu - Mỹ và ông đã cố công khắc phục nó trên con đường tìm tòi phương hướng xây dựng một thể chế chính trị xã hội phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế lúc bấy giờ. Điều này có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tạo bước ngoặt quan trọng trong đời sống tư tưởng chính trị của nhân dân Trung Quốc thời kỳ đó.

2.2.2.2.2. Sự phân biệt giữa quyềnnăng

Như đã trình bày ở trên, qua việc nghiên cứu tình hình xã hội của các quốc gia tư bản phương Tây - nơi được coi là cái nôi sinh ra nền chính trị dân chủ, Tôn Trung Sơn thấy rằng, thực chất vấn đề dân quyền ở đây vẫn chưa được giải quyết triệt để, hoặc là chính quyền không đủ năng lực quản lý đất nước, hiện tượng tự do đi quá giới hạn, gây nên sự rối loạn trong xã hội. Hoặc là chính phủ quá chuyên quyền, tạo nên sự lũng đoạn chính trị. Làm thế nào để điều chỉnh và giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền là vấn đề trọng tâm khiến rất nhiều nhà chính trị phương Tây phải đau đầu. Tôn Trung Sơn nói: “Người nước ngoài dùng học vấn của phát minh mới nhất để nghiên cứu dân quyền, về mặt lý luận vẫn chưa có phát minh căn bản hoàn hảo, cũng chưa có một giải pháp tốt. Vì thế, cách làm dân quyền của nước ngoài không thể là tiêu chuẩn của chúng ta, không đủ làm thầy dạy chúng ta” [41, 258-259]. Từ nhận thức không thể hoàn toàn học theo Âu - Mỹ, Tôn Trung Sơn đưa ra chủ trương phân biệt quyềnnăng nhằm giải quyết triệt để vấn đề dân quyền. Chủ trương này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển tư tưởng dân quyền của Tôn Trung Sơn, bởi vì chính chế độ chính trị

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 64

Hiến pháp ngũ quyền - điểm then chốt để thực hiện dân quyền trực tiếp - được xây dựng trên nền tảng lý luận phân chia giữa quyềnnăng.

Có hai lý do khiến Tôn Trung Sơn đưa ra quan điểm phân biệt quyền

năng. Đó là:

Thứ nhất, ông muốn thay đổi thái độ của nhân dân đối với chính phủ. Tôn Trung Sơn nói: “Có một học giả người Thuỵ Sĩ nói: Sau khi các nước thực hành dân quyền thì năng lực của chính phủ đã thoái hoá. Nguyên nhân là nhân dân sợ khi chính phủ đã có năng lực thì nhân dân sẽ không thể quản lý được. Vì thế nhân dân luôn hạn chế, đề phòng chính phủ, không cho phép chính phủ có năng lực, không cho phép chính phủ là vạn năng” [41, 265]. Do đó, chúng ta cần phải thay đổi thái độ của nhân dân đối với chính phủ. Sau khi trải qua cuộc cách mạng dân quyền, quyền bình đẳng, tự do mà nhân dân có được trở nên phát triển quá mức. Nhiều người dùng tự do, bình đẳng không hạn chế, làm nhiều điều vượt quá mức độ cho phép của sự tự do, bình đẳng, khiến cho chính phủ không thể thực hiện được chức năng của mình, đất nước tuy có chính phủ, nhưng cũng giống như vô chính phủ. Đặc biệt từ sau khi dân quyền phát triển mạnh, nhân dân liền có thái độ phản kháng chính phủ, cho dù là tốt đẹp thế nào cùng đều không hài lòng. Nếu để thái độ này tồn tại lâu dài, không nghĩ ra biện pháp thay đổi thì nền chính trị sẽ không thể tiến bộ được. Chính vì vậy mà vị học giả người Thuỵ Sĩ kia đã chủ trương phải thay đổi thái độ của quần chúng nhân dân đối với chức năng của chính phủ. Nhưng thay đổi như thế nào thì ông ta chưa đề ra được biện pháp. Và Tôn Trung Sơn là người đầu tiên đưa ra biện pháp phân biệt quyềnnăng đề thay đổi mối quan hệ này.

Thứ hai, đưa ra nguyên lý phân biệt quyềnnăng, Tôn Trung Sơn còn muốn bổ sung những khiếm khuyết của chính phủ vô năng (không có năng lực), xây dựng một chính phủ vạn năng hoàn hảo, đảm bảo lợi ích cho quần

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 65

chúng nhân dân. Tôn Trung Sơn đã dẫn lại lời của một học giả người Mỹ: “Hiện nay, điều đáng sợ nhất đối với một quốc gia thực hành dân quyền là nước đó có một chính phủ vạn năng, nhân dân không có cách gì tiết chế được nó; còn điều tốt nhất là có một chính phủ vạn năng hoàn toàn do nhân dân sử dụng, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân” [41, 264]. Đây là một phát minh mới nhất về lý luận dân quyền. Điều mong muốn nhất, đồng thời cũng là điều đáng sợ nhất lại chính là một chính phủ vạn năng. Vậy thì điều gì là đáng sợ? Nhân dân sợ không thể quản lý nổi chính phủ vạn năng. Còn điều mong muốn là vì chính phủ vạn năng sẽ đem lại cuộc sống bình đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Nhưng làm thế nào để biến chính phủ thành vạn năng, mà chính phủ vạn năng này lại phải do nhân dân quản lý? Đây không phải là điều đơn giản. Tôn Trung Sơn cho rằng, việc nghiên cứu vấn đề dân quyền ở các nước Âu - Mỹ vẫn chưa triệt để nên giữa nhân dân và chính phủ ngày càng nảy sinh những xung đột lớn. Dân quyền là một lực lượng mới, còn chính phủ là một bộ máy cũ. Vì vậy, muốn giải quyết tốt vấn đề dân quyền, chúng ta cần xây dựng một bộ máy chính quyền mới, phù hợp với đòi hỏi lịch sử. Một trong những nguyên lý để tạo dựng một bộ máy chính quyền mới, hoàn toàn khác biệt với bộ máy cũ lạc hậu về bản chất chính là phải tách rời

quyềnnăng. Nhân dân cần phải có quyền, còn bộ máy chính phủ thì phải có năng lực. Thực hiện được sự phân chia này chính là biện pháp căn bản nhằm giải quyết sự mâu thuẫn giữa “muốn” và “sợ”. Dựa vào đó, Tôn Trung Sơn tiếp tục khẳng định, Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, dân số đông, lãnh thổ rộng, sản vật phong phú, nếu thực hiện được sự phân biệt giữa

quyềnnăng, xây dựng một nền chính trị dân chủ thực sự thì nhất định Trung Quốc có thể sánh ngang hàng với các cường quốc trên thế giới, thậm chí là còn có thể sánh ngang hàng với Mỹ - cường quốc lớn nhất thế giới.

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 66

Xuất phát từ những nhận thức thực tiễn trên, Tôn Trung Sơn phân tích: “Cần phải phân biệt quyềnnăng thì mới có thể thay đổi được mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ. Nếu không phân biệt được quyềnnăng thì sẽ không bao giờ thay đổi được thái độ của nhân dân đối với chính phủ”. Đây chính là chủ trương cụ thể để giải quyết mối quan hệ giữa chính phủ và nhân dân - một vấn đề được coi là khó giải quyết nhất trong lĩnh vực chính trị học. Nguyên lý phân biệt giữa quyềnnăng mà Tôn Trung Sơn đưa ra cũng giống như nguyên tắc phân chia giữa lực hướng tâm và lực ly tâm trong một vật thể. Chỉ khi hai lực này đảm bảo được sự cân bằng với nhau thì vật thể mới có thể duy trì được trạng thái bình thường. Lĩnh vực chính trị cũng vậy. Trong chính trị cũng có hai lực lượng lớn: một là lực lượng tự do, nắm chính quyền; hai là lực lượng duy trì trật tự, có trị quyền. Trong hai lực lượng này, một nắm chính quyền là lực lượng quản lý chính phủ, một có trị quyền là lực lượng tự thân của chính phủ. Tôn Trung Sơn gọi lực lượng nhân dân nắm quyền quản lý chính phủ là quyền, còn lực lượng tự thân của chính phủ gọi là

năng. Nếu hai lực lượng tự do và chuyên chế không cân bằng, điều hoà lẫn nhau thì sẽ không tạo nên sự ổn định về chính trị. Vì vậy, muốn cân bằng hai lực lượng này, nhất thiết phải phân chia quyềnnăng, bởi vì chỉ khi dùng bốn quyền của nhân dân để quản lý năm chức năng quản lý đất nước của nhà nước thì mới có thể coi là một bộ máy chính trị dân quyền hoàn hảo, mới có thể cân bằng được lực lượng giữa nhân dân và chính phủ. Có thể thấy, nhân dân có quyền mới có thể quản lý được chính phủ, không sợ chính phủ chuyên chế, khó khống chế. Còn chính phủ có năng lực thì mới có thể xây dựng được chính phủ vạn năng, làm việc thực sự để mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Nhằm giải thích rõ cho nguyên lý này, Tôn Trung Sơn đã lấy rất nhiều ví dụ sinh động từ cuộc sống thường nhật hàng ngày. Ví dụ, sự phân chia quyền và năng cũng giống như sự phân biệt giữa cổ đông và Tổng giám đốc trong một

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 67

công ty, hay như giữa chủ nhân của một chiếc xe ô tô với người lái xe. Nhân dân có quyền giống như cổ đông có vốn, người chủ có xe. Còn chính phủ có năng cũng giống như người Tổng giám đốc có chuyên môn quản lý doanh nghiệp, hay người lái xe có trình độ lái xe v.v…

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, trên cơ sở kế thừa những phát minh tiến bộ về tư tưởng dân quyền của các học giả Âu - Mỹ, cùng với việc khảo sát tình hình thực tế xã hội Trung Quốc đương thời, Tôn Trung Sơn đã đề xuất chủ trương phân biệt giữa quyềnnăng. Có thể coi đây là biện pháp cản bản đầu tiên nhằm giải quyết triệt để vấn đề mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ, giữa chính quyền (quyền quản lý chính phủ của nhân dân) và trị quyền (quyền điều hành công việc nhà nước của chính phủ). Đây cũng chính là nền tảng lý luận cơ bản cho sự hình thành của cơ chế dân chủ Ngũ quyền phân lập, từng bước đưa đến sự hoàn thiện và tiến bộ cho Chủ nghĩa Dân quyền của Tôn Trung Sơn.

2.2.2.2.3. Cơ chế dân chủ Ngũ quyền phân lập

Để tránh những hậu quả xấu của nền văn minh phương Tây, thực thi

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)