Quá trình hình thành tư tưởng Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 34)

Từ bối cảnh xã hội cũng như cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, chúng ta có thể khái quát quá trình hình thành tư tưởng cách mạng của ông như sau:

Thời điểm ông sinh ra và lớn lên cũng là lúc đất nước Trung Quốc đang bị các cường quốc xâu xé. Chủ nghĩa đế quốc tranh nhau buộc Trung Quốc phải mở cửa, cắt đất, bồi thường chiến phí. Lớn lên trong một bối cảnh lịch sử như vậy, Tôn Trung Sơn được tận mắt chứng kiến nỗi nhục mất nước. Lòng tự trọng và ý thức dân tộc trong ông bị tổn thương sâu sắc. Đây là những nhân tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành tư tưởng cách mạng của ông sau này.

Thời niên thiếu, dưới sự giáo dục của trường tư thục tại quê nhà, Tôn Trung Sơn được học tập nhiều tri thức của nền học thuật phong kiến Trung Quốc. Ông đặc biệt say mê lý tưởng xã hội đại đồng, “thiên hạ đều là của chung” (thiên hạ vi công) trong các kinh điển Nho giáo.

Song ảnh hưởng lớn hơn cả đối với ông lại chính là phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc, một phong trào đạt tới đỉnh cao của cuộc chiến tranh nông dân ở Trung Quốc. Tôn Trung Sơn bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi tư tưởng chủ nghĩa xã hội nông nghiệp không tưởng: “Ai cũng có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, không nơi nào không đồng đều, không người nào

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 32

không ấm no” [7, 8]. Ông coi Hồng Tú Toàn, vị lãnh tụ của phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc là người thầy lý luận của mình. Sau này, chính ông cho rằng, học thuyết Tam dân có liên hệ chặt chẽ với cương lĩnh của Hồng Tú Toàn. Ông nói: “Chủ nghĩa dân sinh tức là giàu nghèo bằng nhau, không thể lấy người giàu áp bức người nghèo. Nhưng mấy chục năm trước đã có người thực hiện Chủ nghĩa Dân sinh, người đó chính là Hồng Tú Toàn” [7, 9].

Năm 14 tuổi, được sự giúp đỡ của người anh là Tôn Đức Chương, Tôn Trung Sơn đến đảo Hônôlulu, theo học trong trường đạo của Anh và Mỹ. Tại đây, ông được tiếp xúc với nhiều tri thức khoa học cận đại như thuyết Tiến hóa luận của Darwin, thuyết Vạn vật hấp dẫn của Newton, thuyết Tế bào của Slây-đen cùng nhiều tư tưởng của các nhà tư tưởng khai sáng Pháp: Rút-xô, Mông-tét-xkiơ v.v... Ông say mê tìm hiểu, nghiên cứu về các chế độ chính trị của phương Tây, về khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”, về chế độ cộng hòa, về tư tưởng chống sự chuyên chế để mở đường cho sức sản xuất phát triển. Những tri thức khoa học cận đại phương Tây này đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của ông.

Tuy nhiên, do lập trường giai cấp còn hạn chế, nên Tôn Trung Sơn chưa thể khái quát một cách khoa học và chuyển những tri thức này thành hệ tư tưởng duy vật biện chứng, song nó lại giúp cho ông có cái nhìn khoa học, khách quan khi đánh giá về thế giới vật chất và các hiện tượng xã hội.

Ngày 24 - 11 - 1894, tại Hônôlulu, Tôn Trung Sơn đứng ra thành lập Hưng Trung hội - tổ chức cách mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra cương lĩnh đấu tranh là Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 33

Hoa, thành lập Chính phủ hợp chúng [53, 4]. Khẩu hiệu trên chính là tiền đề của chủ nghĩa Tam dân sau này.

Năm 1895, sau khi cuộc khởi nghĩa Quảng Châu không thành công, Tôn Trung Sơn lánh sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Thời gian này, ông được trực tiếp học hỏi, khảo sát tình hình thực tế của chế độ chính trị ở các nước phương Tây. Ông nhận thấy ở các nước này, khẩu hiệu “phồn vinh, phú quốc, dân chủ” thực chất chỉ là bề nổi của chủ nghĩa tư bản. Thực tế, nhân dân ở đây vẫn nghèo khổ và mất tự do, một số ít các nhà tư bản áp bức đa số tầng lớp bình dân. Bản thân chủ nghĩa tư bản không thể làm cho quốc gia phú cường, dân quyền phát triển được. Sau đó, qua việc tiếp thu trào lưu tư tưởng về học thuyết xã hội chủ nghĩa của Mác, Tôn Trung Sơn nhận thấy, chỉ hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản thì chưa thể giải quyết được vấn đề xã hội, nhưng chính ông cũng không dám thừa nhận tính tất yếu của cuộc cách mạng xã hội. Vì thế, ông hy vọng, chỉ bằng một cuộc cách mạng về chính trị thì có thể tránh được những “tệ hại xấu” nảy sinh như ở xã hội các nước tư bản phương Tây.

Sau thất bại của cuộc chính biến Mậu Tuất (1898) do phái tư sản cải lương Khang - Lương phát động, đến sự kiện liên quân 8 nước dập tắt khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn (1900), triều đình nhà Thanh ngày càng lộ rõ âm mưu đầu hàng, bán nước phản dân và tính chất phản động của nó. Thực tế này chứng tỏ sự nghiệp cứu nước tuyệt đối không thể dựa vào bất kỳ sự cải cách nào của chính quyền phong kiến Mãn Thanh, mà phải đi bằng con đường bạo lực cách mạng.

Xuất phát từ nhu cầu lịch sử nói trên, muốn giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc cần phải có một hệ thống lý luận và tư tưởng cách mạng thống nhất. Trên cơ sở kế thừa và bổ sung những chỗ khiếm

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử

Chu Thùy Liên 34

khuyết của các phong trào đi trước, cùng với thực tiễn cách mạng của mình, Tôn Trung Sơn đã nhanh chóng xây dựng nên một học thuyết cách mạng mới phù hợp với tình hình xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Đó chính là Chủ nghĩa Tam dân - cơ sở lý luận giúp cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản giải phóng dân tộc ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi.

Chủ nghĩa Tam dân được Tôn Trung Sơn nhắc đến lần đầu tiên vào mùa Thu năm 1905 trong Lời phi lộ (Lời nói đầu) của tờ Dân báo - cơ quan ngôn luận của Đồng Minh hội, một tổ chức cách mạng do Tôn Trung Sơn đứng ra thành lập. Nó là cơ sở dẫn đến việc bùng nổ cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương (Cách mạng Tân Hợi) năm 1911 tại Trung Quốc. Sau khi cách mạng thành công, nhà nước cộng hòa ra đời, vào năm 1924, Tôn Trung Sơn đã tiến hành giải thích lại chủ nghĩa này. Trên thực tế, lần giải thích lại của Tôn Trung Sơn chỉ là nhằm bổ sung thêm những thiếu sót của Chủ nghĩa Tam dân cũ mà ông đúc rút được trong quá trình hoạt động cách mạng của mình. Nội dung chính của nó vẫn là mơ ước xây dựng một đất nước độc lập tự do, một xã hội công bằng văn minh. Nói một cách khác, mục tiêu cuối cùng của nó là xây dựng một nước Trung Hoa “dân giàu nước mạnh”.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, Chủ nghĩa Tam dân ra đời trong xã hội Trung Quốc phong kiến nửa thuộc địa ở thời đại đế quốc chủ nghĩa. Nó là sản phẩm của phong trào giải phóng dân tộc dân chủ, mang tính chất tư sản kiểu cũ. Quá trình hình thành tư tưởng Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn có sự liên hệ với những nhận thức truyền thống và tiếp thu nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ của thế giới thời kỳ cận đại.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)