ROA = Lợi nhuận dòng sau thuếGiá trị tổng tài sản
ROA là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, nó cho biết một đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lãi hoặc lợi nhuận sau thuế.
Đối với ngân hàng, ROA phản ánh khả năng sinh lợi để trả lãi vay của tổng tài sản trong doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ hiệu quả trong hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được để đáp ứng nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu cơ bản nhất, cán bộ tín dụng nhận định tỷ số này càng cao thì càng tốt.
Trên đây là các nhóm chỉ tiêu cơ bản mà chi nhánh thường sử dụng trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp. Sau khi đã hoàn thành thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra những nhận xét chung về tình hình tài chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra kết luận về việc quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không?
Sau khi quá trình thẩm định tình hình tài chính được kết thúc, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xếp hạng doanh nghiệp và lập hồ sơ cho vay theo nhu cầu của khách hàng cùng với đề xuất cho vay bao nhiêu và gửi lên ban giám đốc để được phê duyệt.
2.1.4. Ví dụ minh họa.
Để hiểu rõ hoạt động thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh, ta xem xét bộ hồ sơ cho vay trong hạn mức do cán bộ tín dụng lập cho công ty TNHH viễn thông An Bình.
Quy trình thẩm định của phòng quan hệ khách hàng lập cho công ty TNHH viễn thông An Bình như sau:
A. Thông tin cơ bản về khách hàng.
- Địa chỉ: Số 629 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: 3.766.9223 Fax: 3.766.9224 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102010467 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh điện thoại di động
- Vốn điều lệ đã góp tính đến ngày lập báo cáo thẩm định: 50,000,000,000 VND (Năm mươi tỷ đồng chẵn)
- Đơn vị hạch toán độc lập/Đơn vị hạch toán phụ thuộc: Không có - Chủ sở hữu theo giấy tờ, thành viên góp vốn, tỷ lệ:
TT Tên thành viên Giá trị vốn góp Tỷ lệ vốn góp
1 Nguyễn Quang Minh 20,000,000,000 40%
2 Nguyễn Minh Mạnh 15,000,000,000 30%
3 Trần Thi Vĩnh 15,000,000,000 30%
- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện vay vốn, nghị quyết vay vốn: ông Nguyễn Quang Minh
B. Hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Công ty TNHH Viễn Thông An Bình tham gia thị trường điện thoại từ năm 2003, ban đầu công ty là nhà cung cấp độc quyền cho thương hiệu điện thoại BenQ - Simens tại Việt Nam. Cùng thời gian này, công ty cũng phân phối các điện thoại cao cấp thuộc dòng PDA của HTC Dopod nhưng với số lượng không lớn, chủ yếu là chuyển khẩu (tạm nhập - tái xuất) cho các nước lân cận.
Sau thành công đỉnh cao của BenQ – Siemens tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng thương hiệu này có dấu hiệu chững lại và đi xuống. Thị trường điện thoại di động Việt Nam bắt đầu cơn sốt mới cho mặt hàng điện thoại siêu rẻ tích hợp nhiều tính năng. Căn cứ tình hình thị trường thực tế và triển vọng tương lai, công ty An Bình chuyển hướng kinh doanh: dừng kinh doanh BenQ Siemens, dồn toàn tâm toàn lực vào kinh doanh thương hiệu Q-Mobile do chính công ty xây dựng và quảng bá. Mô hình kinh doanh Q-Mobile hiện tại của công ty là: An Bình đặt hàng ODM tại các nhà sản xuất thiết bị gốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc, Hàn Quốc; An Bình sẽ có trách nhiệm đăng ký nhãn hiệu, thực hiện việc hợp chuẩn và tiến hành các chiến dịch marketing để phân phối và phát triển thương hiệu Q-Mobile trên thị trường Việt Nam.
Việc công ty An Bình quyết định chuyển hướng kinh doanh thương hiệu điện thoại riêng của mình là Q-mobile vì những lý do sau :
- Thị trường điện thoại di động BenQ – Siemens tại Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
- Thị trường điện thoại di động biến động theo chiều hướng có lợi cho các dòng điện thoại tích hợp đầy đủ chức năng giá rẻ (dưới 2 triệu đồng) như Q-Mobile - Công ty cũng nhận thấy nhiều ưu điểm của phương thức ODM (Original Degign Manufacturer) sau một thời gian thực tế triển khai: chủ động về kiểu dáng, tính năng của các model nhập về đảm bảo độ tương thích cao nhất với thị trường Việt Nam và trên cơ sở lợi thế về kinh nghiệm và hệ thống khách hàng sẵn có, năm 2008 công ty đã lên kế hoạch xây dựng thương hiệu điện thoại của riêng mình mang tên Q-mobile, sản phẩm đầu tiên của Công ty ra đời vào tháng 5/2008, đi vào ổn định kinh doanh từ tháng 08/2008. Tới nay công ty đã ngừng kinh doanh BenQ Siemens, tập trung hoàn toàn nguồn lực vào xây dựng và phát triển Q-Mobile và đạt được một số thành công đáng ghi nhận.
So với các đối thủ khác trong ngành công ty An Bình có những bất lợi và lợi thế nhất định :
Những bất lợi : Công ty An Bình tham gia thị trường phân phối điện thoại di động sau nhiều hãng điện thoại nổi tiếng khác như : Nokia, Samsung, LC, Sony Ericsson… Đây là những đối thủ cạnh tranh chính và lớn nhất khi công ty tham gia thị trường. Những hãng điện thoại trên đã tạo được rất nhiều lợi thế so với những công ty mới tham gia thị trường như An Bình : Thương hiệu điện thoại của những hãng điện thoại trên đều là những thương hiệu điện thoại rất nổi tiếng trên thế giới, người tiêu dùng Việt Nam đã khá quen với những thương hiệu điện thoại này. Những hãng điện thoại này cũng đã tạo dựng được hệ thống, mạng lưới rộng khắp cả nước. Thị phần của những hãng điện thoại này chiếm khoảng 90% thị trường (theo báo cáo của công ty nghiên cứu GFK về thị phần của các hãng điện thoại di động tại Việt Nam, thời điểm tháng 3/2009 thị phần của những thương hiệu điện thoại trên chiếm 87.9% thị trường Việt Nam). Ngoài ra, công ty An Bình cũng phải
cạnh tranh với một số thương hiệu điện thoại Trung Quốc giá rẻ khác đã xuất hiện trên thị trường như : Mobell, Malata, F- Mobile, K Touch…Đây là những thương hiệu điện thoại di động điện thoại giá rẻ có tính năng tương tự với sản phẩm Q- Mobile của An Bình.
Những lợi thế : Trước khi chính thức tung thương hiệu Q-Mobile ra thị trường Việt Nam, Công ty An Bình đã có hơn 4 năm kinh nghiệm trong việc phân phối điện thoại của hãng BenQ- Siemens. Ngoài những kinh nghiệm tích lũy được từ hoạt động kinh doanh, công ty An Bình cũng đã xây dựng được hệ thống phân phối và cơ sở khách hàng nhất định. An Bình tuy là thương hiệu tham gia thị trường sau, nhưng công ty đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn nên đã nhanh chóng giành được một phần thị trường nhất định. Theo báo cáo của công ty GFK, sau một năm (từ tháng 3/2009 đến tháng 3/2010), số lượng điện thoại bán ra của công ty đã chiếm 9.1% tổng số lượng hàng bán của các hãng điện thoại trên thị trường Việt Nam (đứng thứ 3 trên thị trường sau hai nhà ‘khổng lồ’ cung cấp điện thoại di động là Nokia và Samsung, vượt qua cả LG, Sony Ericsson, Motorola và các thương hiện điện thoại khác), tăng 168% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một con số khá ấn tượng chứng minh chiến lược kinh doanh của công ty An Bình là đúng đắn. Thương hiệu Q-mobile đã được coi là thương hiệu Việt đầu tiên trong ngành điện thoại di động. Người tiêu dùng Việt Nam đã biết đến thương hiệu Q-Mobile của công ty. Những đặc điểm nổi trội của sản phẩm điện thoại do An Bình cung cấp: Đây là những chiếc điện thoại di động có nhiều đặc điểm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường của điện thoại giá rẻ như tích hợp nhiều tính năng của 1 chiếc điện thoại sành điệu. Đa số các model đều có tích hợp một số hoặc tất cả các tính năng sau: màn hình thẳng/trượt, chụp ảnh VGA/1.3MP, nghe nhạc MP3, MP4, 1 số có 2 sim online, Bluetoothm, xem tivi. Giá 1 chiếc giao động từ 700 ngàn đến 1.8 triệu đồng. Hiện tại, công ty An Bình vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên tiềm năng phát triển của công ty trong thời gian tới vẫn rất lớn.