Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 57)

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ số này đo lường khả năng tạo thu nhập từ vốn chủ sở hữu Chỉ số này ở công ty cũng khá cao ở cả ba năm, thể hiện

3.1.2. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp.

của ngân hàng. Làm tốt điều này sẽ giúp ngân hàng nâng cao được ý thức trách nhiệm cho từng cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định.

- Bồi dưỡng nâng cao ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm khi phục vụ khách hàng. Mọi nhân viên cũng như cán bộ lãnh đạo phải luôn ý thức được rằng lợi ích của khách hàng cũng chính là lợi ích của ngân hàng, phải lấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Thái độ niềm nở, phục vụ tận tình chu đáo, chính xác chính là những yếu tố làm hài lòng khách hàng, tạo ấn tượng tốt về ngân hàng.

- Xây dựng chính sách khuyến khích, cơ chế xử lý vi phạm hợp lý. Mục đích của chính sách này là nhằm gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng đi đôi với công tác thẩm định tài chính của khách hàng. Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ để đánh giá, phân loại cán bộ. Có chính sách khen thưởng hợp lý cho những cán bộ tín dụng xuất sắc và giỏi, ngược lại cũng phải có chính sách phạt nghiêm minh đối với cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi do phát sinh từ lỗi chủ quan của mình.

3.1.2. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chínhdoanh nghiệp. doanh nghiệp.

Để tiến hành thẩm định tài chính doanh nghiệp thì nguồn thông tin là điểm mấu chốt, quan trọng nhất đối với cán bộ tín dụng. Thông tin đầy đủ là cơ sở cần thiết để cán bộ tín thẩm định có thể phân tích, đưa ra nhận định chính xác về khách hàng, từ đó có các phán quyết tín dụng hợp lý. Tuy nhiên, thực tế thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng có khi không hoàn toàn chính xác. Do đó, ngân hàng cần kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp. Các thông tin khách hàng cung cấp thường là các báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và một số khách hàng có thêm báo cáo lưu chuyển tiền

tệ. Ngân hàng cần quán triệt và yêu cầu các báo cáo này phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín nhằm đảm bảo độ chính xác và minh bạch của các thông tin trong đó.

Thông tin về doanh nghiệp thường chủ yếu do doanh nghiệp cung cấp nên thường mang yếu tố chủ quan. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác thu thập và xử lý thông tin, cán bộ tín dụng cần khai thác và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau, kết hợp với điều tra, phỏng vấn trực tiếp để có được thông tin cần thiết đảm bảo độ chính xác, cập nhật. Ngoài ra để kiểm tra thu thập thêm thông tin về khách hàng cán bộ tín dụng có thể trực tiếp gặp gỡ khách hàng, thăm quan nhà xưởng, nơi làm việc của khách hàng để đánh giá tình hình hoạt động thực tế. Từ đó có các nhận xét về tính trung thực của tài liệu mà khách hàng cung cấp, nếu thấy có sai sót hoặc nghi ngờ điều gì có thể yêu cầu khách hàng giải trình và sửa chữa lại cho đúng. Biện pháp này tuy hơi tốn kém về thời gian cũng như công sức nhưng mang lại hiệu quả lớn, giúp cho cán bộ tín dụng có thể đánh giá chính xác về tiềm lực thực tế của khách hàng.

Ngân hàng cũng cần khai thác triệt để các nguồn thông tin do trung tâm tín dụng ( CIC ), trung tâm phòng ngừa rủi ro và các nguồn thông tin khác qua các kênh như các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành, khách hàng chuyên tiêu thụ sản phẩm… Đây là nơi lưu trữ tất cả các thông tin cần thiết và cơ bản về doanh nghiệp, bổ sung những thông tin mà doanh nghiệp vay vốn cung cấp, thông qua đó cán bộ tín dụng có thể đánh giá sơ bộ về khách hàng như tình hình tài chính, tình hình công nợ, uy tín thanh toán của khách hàng…

Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong ngân hàng. Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho công tác thu thập và xử lý thông tin nhanh, chuẩn xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định. Đồng thời ngân hàng cũng cần kết nối các máy tính của nhân viên với mạng internet để đa dạng hóa nguồn thông tin, có những thông tin khách quan và kịp thời về tình hình thị trường, tình hình kinh tế cũng như các thông tin về doanh nghiệp cần thẩm định.

Ngân hàng cũng cần tăng cường hợp tác, trao đổi chia sẻ thông tin với các ngân hàng thương mại trong cùng hệ thống để có thể cung cấp cho nhau thông tin về tình hình khách hàng. Như vậy, tất cả các ngân hàng cùng giám sát được một khách hàng và có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định tài chính doanh nghiệp. Bởi lẽ một doanh nghiệp thường có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.

Khi thu thập và xử lý thông tin xong, các cán bộ tín dụng cần phải sắp xếp và lưu trữ thông tin một cách hợp lý. Các nguồn thông tin này có thể được ngân hàng lưu trữ dưới dạng dữ liệu trong máy tính và kết nối mạng cục bộ để khi cần mọi người có thể dễ dàng khai thác và sử dụng thông tin hoặc lưu trữ dưới dạng hồ sơ gốc sắp xếp một cách hợp lý để có thể dễ dàng sử dụng khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w