Những hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52)

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ số này đo lường khả năng tạo thu nhập từ vốn chủ sở hữu Chỉ số này ở công ty cũng khá cao ở cả ba năm, thể hiện

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế:

Những hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chi nhánh còn một số mặt hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất: Dư nợ cho vay và dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp đều giảm. Tuy nằm trong tình hình kinh tế khó khăn chung nhưng cần nhìn nhận Chi nhánh đã chưa tận dụng tốt hiệu quả mà chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ mang lại, công tác cho vay, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng và tìm kiếm khách hàng có nhiều điểm cần khắc phục.

Thứ hai: Tuy dư nợ cho vay các doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay nhưng trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng rất thấp, năm 2009 cơ cấu cho vay trung và dài hạn giảm mạnh so với năm 2008 ( giảm 75%). Cơ cấu dư nợ bất hợp lý cho thấy khả năng đáp ứng vốn của Ngân hàng còn hạn chế, công tác thẩm định tài chính nói riêng và thẩm định dự án đầu tư trung, dài hạn nói chung của Ngân hàng cũng còn nhiều bất cập.

Thứ ba: Cơ cấu doanh thu nhìn chung là khá đồng đều dù doanh thu từ cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên cơ cấu doanh thu của Chi nhánh vẫn chưa thực sự lành mạnh. Doanh thu từ bảo lãnh chiếm tới hơn 27% tổng doanh thu của chi nhánh nhưng chỉ chủ yếu là bảo lãnh thư tín dụng và bảo lãnh thuế tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong thực tế, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay năm 2009 của chính phủ quy định không hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay thanh toán nhập khẩu nguyên vật phục vụ tiêu dùng và thanh toán thuế đã ngay lập tức gây tác động tiêu cực, làm giảm đáng kể doanh thu cũng như dư nợ của chi nhánh. Như vậy, Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa doanh thu.

Nguyên nhân:

Thứ nhất: Chính sách tín dụng của ngân hàng còn hạn chế. Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm cũng như nhiều NHTM khác quá coi trọng

vào tài sản đảm bảo, coi đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo mọi khoản vay, dẫn đến chưa chú trọng đúng mức đến tiềm năng của dự án, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc yêu cầu nhiều tài sản đảm bảo, với giá trị định giá và tỷ lệ cho vay khá thấp đã ngăn cản nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, trong đó có nhiều doanh nghiệp có dự án rất triển vọng, đồng thời cũng tạo ra nguy cơ các doanh nghiệp có đủ tài sản đảm bảo nhưng hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủ ro được vay vốn ngân hàng mà kinh doanh lại không hiệu quả.

Ngoài ra, trong chính sách tín dụng của mình, chi nhánh đã quá chú trọng đến cho vay ngắn hạn. Các khoản vay ngắn hạn tuy chứa ít nguy cơ rủi ro, thu nhập cao do quay vòng vốn nhanh, chi phí thấp nhưng không có tính bền vững.

Thứ hai: Số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định. Những sai sót chủ yếu của cán bộ tín dụng thường do đánh giá không chính xác khách hàng, công tác thẩm định sơ sài hoặc sai về phương pháp, quy trình, dẫn đến sai lầm khi quyết định cho vay. Ngoài những sai lầm do ý thức chưa cao, một số sai lầm còn do trình độ của cán bộ tín dụng còn yếu, do tuổi trung bình của các cán bộ tín dụng còn khá trẻ còn thiếu kinh nghiệm công tác thực tế. Thêm vào đó, dù phòng Khách hàng Doanh nghiệp tại chi nhánh chỉ có 15 nhân viên nhưng phải quản lý hồ sơ của trên 160 doanh nghiệp quy mô to nhỏ khác nhau từ khâu đầu đến khâu cuối nên sai sót là khó tránh khỏi. Như vậy, so với yêu cầu hay khối lượng công việc hiện nay thì số lượng cán bộ tín dụng có lúc là chưa đủ, dẫn tới tình trạng quá tải kéo dài đối với cán bộ thẩm định làm ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng của công tác thẩm định.

Thứ ba: Công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được chú ý đúng mức. Tuy giảm về quy mô nhưng tỷ trọng nợ quá hạn của chi nhánh lại tăng, tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp tăng và luôn duy trì ở mức cao trong tổng dư nợ quá hạn cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đúng mức. Trung tâm thu hồi và xử lý nợ của ngân hàng chỉ liên lạc, cảnh báo và hỗ trợ cán bộ tín dụng thông qua lãnh đạo chi nhánh nên chưa có sự liên kết chặt chẽ, quản

lý sát sao. Trong chi nhánh cũng không có cán bộ chuyên môn về quản lý rủi ro tín dụng, vì vậy hiệu quả thu hồi nợ quá hạn chưa cao.

Thứ tư: Các quy trình, thủ tục của ngân hàng chưa được tuân thủ tuyệt đối. Theo quy định của ngân hàng nhà nước cũng như quy chế của ngân hàng, các quy trình, thủ tục trong việc thẩm định, cho vay, theo dõi các khoản vay và thu hồi nợ được quy định hết sức chặt chẽ theo một trình tự nghiêm ngặt. Nhưng trên thực tế nhiều quy trình, thủ tục đã bị bỏ qua hoặc chưa thực hiện đúng yêu cầu như xếp loại tín dụng khách hàng, các chỉ số trong phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, định giá tài sản đảm bảo… Một số khâu còn được quyết định chủ yếu theo cảm tính, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng mà ít dựa vào các yếu tố định lượng sẵn có.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w