Tăng cường số lượng cũng như chất lượng cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 55)

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ số này đo lường khả năng tạo thu nhập từ vốn chủ sở hữu Chỉ số này ở công ty cũng khá cao ở cả ba năm, thể hiện

3.1.1.Tăng cường số lượng cũng như chất lượng cán bộ tín dụng.

Trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tính phức tạp và rủi ro rất cao nên nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng. Cán bộ tín dụng không chỉ làm nhiệm vụ thẩm định tài chính doanh nghiệp mà họ còn là người trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, là những người có trình độ, được đào tạo nghiêm túc, có kinh nghiệm. Do đó, đội ngũ cán bộ tín dụng trong ngân hàng tối thiểu phải có trình độ tương đương với khách hàng của mình. Do vậy, công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu sâu rộng không những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả kiến thức tổng hợp về kinh tế, pháp luật… Có thể thấy rằng mục tiêu của ngân hàng có đạt được hay không, uy tín của ngân hàng cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ tín dụng. Nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt cơ hội kinh doanh mới, việc tăng cường số lượng lẫn chất lượng cần được coi là nhiệm vụ cần thiết của chi nhánh trong thời gian tới:

- Lựa chọn cán bộ có kiến thức sâu rộng và đạo đức nghề nghiệp làm công tác thẩm định. Ngân hàng tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng về chất lượng và số lượng bằng cách tuyển dụng thêm cán bộ tín dụng giỏi về năng lực và trình độ chuyên môn, có đủ sức đảm đương công việc, luân phiên nhau học tập, đào tạo và đào tạo lại. Trong tuyển chọn cán bộ tín dụng cần kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu thêm về công việc sẽ giao. Ngoài ra cần phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, những quy định của nhà nước, của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Do đó, kế hoạch tuyển dụng cán bộ phải cụ thể, lâu dài cho từng giai đoạn nhất định.

- Thực hiện tốt hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ: Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước kết hợp với việc đào tạo tại chỗ. Việc đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách toàn diện để thực sự có những cán bộ có năng lực và hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh, tránh việc đào tạo tràn lan, lãng phí. Hình thức đào tạo không nhất thiết là phải cử đi học mà có thể thông qua các phong trào, hội thi, thảo luận tại đơn vị giúp cho các cán bộ nhân viên bổ sung kiến thức, tạo ra bầu không khí làm việc sôi nổi, đoàn kết trong ngân hàng. Khuyến khích việc tự rèn luyện, tự nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ. Quá trình đào tạo cần phải kết hợp với đánh giá kết quả đào tạo.

- Trước xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập nền kinh tế thế giới thì một vấn đề đặt ra với ngân hàng là phải nâng cao trình độ hiểu biết về tin học, ngoại ngữ, pháp luật… nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển với các đối tác nước ngoài. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được những rủi ro không lường trước trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp.

- Ngân hàng cần giao công việc cụ thể, trong đó phân định trách nhiệm, quyền hạn cho từng công việc, từng cán bộ; phải sử dụng đúng người đúng việc, đảm bảo phù hợp về trình độ, năng lực, tính cách, phẩm chất, điều kiện, hoàn cảnh, nghiệp vụ của mỗi người. Đặc biệt là phải mạnh dạn sử dụng những cán bộ trẻ có

năng lực, có trình độ thực sự trong công việc. Các nhiệm vụ, chức năng cần có sự độc lập tương đối để tạo sự khách quan hơn trong các quyết định.

- Ngân hàng cần quán triệt trong nhận thức từ ban lãnh đạo đến mỗi cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 55)