Thẩm định các chỉ số tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 28)

Thẩm định, đánh giá tài chính doanh nghiệp là việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp qua việc tính toán, phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính. Cán bộ tín dụng cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về doanh nghiệp. Trong thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh, các chỉ số tài chính chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, chỉ tiêu về khả năng hoạt động và chỉ tiêu về khả năng sinh lãi.

C1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải thanh toán trong kì. Cán bộ tín dụng tại chi nhánh thường sử dụng một số chỉ số sau để phân tích:

- Khả năng thanh toán hiện hành.

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Tỷ số này nói lên mức độ, khả năng trang trải của tài sản lưu động đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới bất kỳ một khoản vay thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản lưu động để trả nợ. Tỷ số này nói lên khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.

Tại chi nhánh thường yêu cầu chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 nhưng lớn hơn bao nhiêu là tốt thì tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp ở từng ngành nghề khác nhau. Nếu hệ số này cao, điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán hiện hành quá cao cũng có thể do đầu tư quá đáng vào tài sản hiện hành, một sự đầu tư

không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, khả năng chuyển hoá thành tiền của các bộ phận là khác nhau. Khả năng chuyển hoá thành tiền của bộ phận hàng tồn kho thường được coi là kém nhất, khi hàng tồn kho là hàng khó bán thì khả năng chuyển hóa thành tiền của nó là rất khó. Từ đó sẽ hạn chế khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, cán bộ tín dụng còn quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w