Một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng chất lượng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 48)

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ số này đo lường khả năng tạo thu nhập từ vốn chủ sở hữu Chỉ số này ở công ty cũng khá cao ở cả ba năm, thể hiện

2.1.5.Một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng chất lượng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh.

chính doanh nghiệp tại chi nhánh.

Muốn biết thực trạng hiệu quả của công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh ta cần xem xét một số chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng thẩm định trong một vài năm qua bảng số liệu sau:

Bảng 7: Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 923 1000 812 Nợ quá hạn 10,3 9,8 7,7 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,1 0,98 0,95 Nợ xấu 9,05 8,7 6,7 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,98 0,87 0.82

Tổng dư nợ của chi nhánh tăng ở năm 2008 so với năm 2007 nhưng lại giảm đi ở năm 2009, điều này không phải chất lượng của hoạt động cho vay hay chất lượng của hoạt động thẩm định kém mà đó là tác động chung của tình hình kinh tế khủng hoảng. Với tình hình kinh tế ảm đạm, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà chi nhánh vẫn duy trì được mức tổng dư nợ ở mức ổn định như vậy cũng là một thành công đáng khích lệ, giảm thiểu tối đa tác động của khủng hoảng tới tình hình kinh doanh của chi nhánh. Nhưng đó mới chỉ là con số về tổng dư nợ, chưa thể hiện được liệu trong tổng dư nợ ấy mức độ rủi ro của các khoản cho vay là bao nhiêu, hiệu quả của công tác thẩm định tác động tới hoạt động cho vay như thế nào? Để biết được điều đó ta nhìn vào 2 chỉ tiêu là nợ quá hạn và nợ xấu:

- Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,1% tương đương với mức nợ quá hạn là 10,3 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn như vậy không phải là cao so với các ngân hàng thương mại khác, vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh và trong sự cho phép của hệ thống ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam. Sang năm 2008 và 2009 nợ quá hạn được giảm dần xuống cả về số lượng và tỷ lệ, đến năm 2009 nợ quá hạn chỉ còn 7,7 tỷ đồng tương đương với 0,95% so với tổng dư nợ. Giảm được nợ quá hạn một phần do chi nhánh quyết tâm, triệt để trong công tác xử lý nợ xấu và cũng một phần do hiệu quả của công tác thẩm định một cách cẩn thận và nghiêm túc các khách hàng vay vốn trong đó thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng.

- Nợ xấu bao gồm các nhóm nợ 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn). Số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ nợ xấu ở chi nhánh là rất thấp và có xu hướng giảm dần từ năm 2007 với tỷ lệ 0,98% và chỉ còn 0,82% ở năm 2009. Chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh

luôn được quán triệt, các cán bộ tín dụng chủ động bám sát các đơn vị, thực hiện nghiêm túc các khâu trong quá trình thẩm định doanh nghiệp vay vốn và duy trì kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Các chỉ tiêu trên không phải là tất cả để đánh giá được chất lượng của công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh nhưng nó cũng phần nào nói lên hiệu quả của công tác này trong hoạt động cho vay. Công tác thẩm định có tốt thì mới có thế hạn chế được rủi ro và giảm đư ợc khoản nợ xấu, nợ quá hạn hàng năm. Công tác thẩm định tại chi nhánh tuy chưa phải hoàn thiện tuyệt đối nhưng phần nào nó cũng thể hiện được tính tích cực trong hoạt động tín dụng mà chi nhánh đã đạt được.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 48)