Tầm quan trọng của giáo dục Tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 26 - 27)

Giáo dục là nền tảng của văn hoá dân tộc, đồng thời là mục tiêu và động lực của kinh tế, mà giáo dục Tiểu học lại là cấp học nền tảng của HTGDQD. Sự phát triển của cấp học này là cơ sở để phát triển các cấp học tiếp. Nếu ví HTGDQD như một toà nhà đồ sộ thì giáo dục Tiểu học chính là nền móng của ngôi nhà đó. Sự tồn tại vững chắc của ngôi nhà đó phụ thuộc vào sự vững chắc của nền và móng. Nói khác đi “chất lượng giáo dục phổ thông nói chung cũng như chất luợng giáo dục Đại học và chuyên nghiệp đều bắt đầu từ chất lượng giáo dục Tiểu học”. [4]

Nguyên tắc “giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời” phải được áp dụng cho mỗi người và do đó cấp Tiểu học phải được quan tâm thật đúng mức trong cơ cấu của HTGDQD, tạo ra một nền móng vững chắc để mỗi người có thể học tập suốt đời. Đó cũng là tiền đề để xây dựng một xã hội học tập.

Có thể nói, Tiểu học là cấp học đầu tiên của giáo dục Phổ thông, là cơ sở, là nền tảng của HTGDQD. Một cấp học có ý nghĩa rất lớn đối với HTGDQD và đời sống nhân dân, đời sống cộng đồng...

Trẻ em là những thành viên quan trọng, được quan tâm chăm sóc nhất trong đời sống gia đình và xã hội. Một trong những nhu cầu thiết yếu nhất đối với trẻ em (chỉ sau nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi) là nhu cầu đi học. Nếu ngày xưa Bác Hồ của chúng ta mong muốn tột độ: Dân ta ai cũng được học hành, thì có lẽ những người được Bác ưu tiên trước hết phải là trẻ em. Giáo dục Tiểu học - nhà trường Tiểu học là một bộ phận không thể thiếu được của xã hội, của cộng đồng. Vì đây là cấp học đem đến cho trẻ em hạnh phúc được đi học, cũng là nơi thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ xã hội.

Nói như vậy, vì giáo dục nói chung - nhất là giáo dục Tiểu học nói riêng có tác động rất lớn đối với “phát triển cá nhân”. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất: Sự

22

phát triển của trẻ em là một quá trình chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố: di truyền, giáo dục, môi trường và hoạt động cá nhân. Cũng như môi trường, giáo dục là hình thức tác động bên ngoài đến con người đang phát triển, nhưng tác động của giáo dục bao giờ cũng là tác động có mục đích đến sự phát triển của con người. Trong đó giáo dục Tiểu học “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Do đó đội ngũ giáo viên Tiểu học phải quán triệt ở phương pháp dạy học và giáo dục, phải lấy học sinh làm trung tâm, tôn trọng nhân cách học sinh, coi trọng nội lực thúc đẩy hoạt động của học sinh. Ở cấp học này mọi hoạt động vui chơi, hoạt động chân tay, các kỹ năng vận động phải được các thầy cô giáo chú ý và để nó có vị trí xứng đáng trong học đường.

Có ý kiến cho rằng: Nói tới giáo dục Tiểu học là nói tới “một cấp học nhạy cảm nhất của giáo dục và toàn xã hội” vì đây là nền tảng của HTGDQD và liên quan tới mọi nhà. [4]

Nhà trường Tiểu học đã “dẫn dắt con người từ gia đình đến xã hội” từ đó con người có những bước đầu tiên từ “thế giới tự nhiên đến thế giới công việc” (Theo Heghen). Trong tâm hồn trong trắng của mình, đứa trẻ được tiếp thu những kiến thức (sự kiện, thông tin) mới mẻ mà trước đó nó chưa hề được biết. Ở đó, sự “cọ xát tư duy” (chữ của Anhxtanh) đã giúp đứa trẻ “lớn” lên, chính điều đó làm cho nó cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc được đi học.

Mọi sự quan tâm, tác động của nền KT - XH, của toàn xã hội, của toàn dân, đặc biệt của chính quyền địa phương, cha mẹ các em đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường Tiểu học. Nếu như “Nhà trường là vầng trán của cộng đồng - Cộng đồng là trái tim của nhà trường” đúng với mọi cấp học, bậc học thì với nhà trường Tiểu học điều đó càng được sáng tỏ trong hoàn cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)