Mục tiêu và vị trí của giáo dục Tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 27 - 29)

* Mục tiêu:

Mục tiêu giáo dục Tiểu học bao gồm những phẩm chất và năng lực chủ yếu cần hình thành cho HS Tiểu học để góp phần vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn CNH - HĐH, hội nhập khu vực và quốc tế.

23

Mục tiêu giáo dục Tiểu học theo Điều 27 của Luật giáo dục 2005: “Nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS”. [5]

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục Tiểu học cần đạt được những mục tiêu cụ thể: nâng cao chất lượng PCGD và PCGDTH đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng GD toàn diện ở cấp học.

Với mục tiêu trên, nội dung giáo dục Tiểu học “phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát múa, âm nhạc, mỹ thuật”. [5]

* Vị trí của trường Tiểu học:

Vị trí của trường Tiểu học được xác định trong Điều 2 của Điều lệ trường Tiểu học “Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc Tiểu học, là bậc học nền tảng của HTGDQD. Trường Tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng”. [6]

Điều 26 của Luật giáo dục ghi rõ: “Giáo dục Tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi”. [5]

Tiểu học là cấp học đầu tiên của một HTGDPT của mỗi Quốc gia. Là cấp học dành cho 100% trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 11, 12 tuổi (một bộ phận nhỏ có thể đến 14 tuổi) cũng có nghĩa Tiểu học là cấp học của 100% dân cư và từ thế hệ trẻ em ngày nay thì toàn dân đều qua ghế nhà trường Tiểu học.

Cấp Tiểu học có bản sắc riêng và tính độc lập tương đối, có tính sư phạm đặc thù, giáo dục Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu của nhân cách. Đặc điểm này đòi hỏi sự chuẩn xác với tính khoa học, tính nhân văn cao ở một nền GD, ở một nhà trường, ở mỗi GV và CBQL giáo dục.

Trường Tiểu học có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Trường Tiểu học tác động đến trẻ em bằng tổ chức một cách tự giác hoạt động học với tư cách là hoạt động chủ đạo cho trẻ em và tổ chức một cách tự giác các hoạt động khác cho học sinh.

24

Giáo dục Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng trong GD cũng như trong đời sống xã hội đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm và có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với cấp Tiểu học. Với tư cách là cấp học đặt nền tảng cho HTGDQD, giáo dục Tiểu học có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng toàn bộ nền móng không chỉ cho giáo dục phổ thông mà còn cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho con người trong suốt cuộc đời.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)