Đánh giá chung về giáo dục thị xã Phúc Yên

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 48)

THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

2.2.5Đánh giá chung về giáo dục thị xã Phúc Yên

Thực hiện NQ TW2 (khóa VIII) của Đảng và định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự chăm lo xây dựng của toàn dân và nỗ lực của toàn ngành, sự nghiệp GD - ĐT thị xã Phúc Yên đã đạt được những tiến bộ quan trọng, quy mô GD không ngừng tăng được mở rộng, hệ thống GD - ĐT phát triển đồng bộ và hoàn chỉnh; các loại hình đào tạo được đa dạng hóa, chất lượng GD từng bước được nâng cao. Những kết quả bước đầu của ngành GD - ĐT đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển KT - XH của thị xã Phúc Yên.

* Những mặt mạnh:

Hiện nay các ngành học, cấp học đã và đang đi vào thế ổn định phát triển cả về chất lượng, quy mô và hiệu quả. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp 1 hàng năm chiếm từ 99.5% đến 99,7%. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99,8%. Tính đến hết tháng 12/2007 đã có : 05/13 trường Mầm non, 08/15 trường Tiểu học, 02/13 trường THCS đã được công nhận đạt trường chuẩn Quốc Gia.

Chất lượng GD không ngừng được nâng lên, chỉ tính riêng năm học 2006 - 2007 ở cấp Tiểu học và THCS đã có:

Học sinh giỏi cấp trường : 3.560 học sinh Học sinh giỏi cấp thị xã : 240 học sinh Học sinh giỏi cấp tỉnh : 129 học sinh Học sinh giỏi cấp Quốc gia : 04 học sinh

Công tác XHHGD được đẩy mạnh và tăng cường. Công tác quản lý giáo dục đã từng bước được đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả GD - ĐT trên địa bàn. Đội

44

ngũ cán bộ giáo viên được quan tâm xây dựng đủ về số lượng và được bồi dưỡng nâng cao từng bước về chất lượng. CSVC, trang thiết bị trường học được chú trọng đầu tư và đang từng bước đáp ứng những yêu cầu dạy - học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác tổ chức cán bộ, hoạt động thanh tra, kiểm tra được đổi mới và tiến hành thường xuyên có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục.

* Những mặt còn hạn chế :

Tuy nhiên tỷ lệ trẻ ra Nhà trẻ và các lớp mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi còn thấp so với yêu cầu. Công tác xây dựng CSVC tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng ở một số nhà trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nhất là với ngành học Mầm non - Mẫu giáo, Tiểu học, nhiều trường lớp xây dựng nhà cấp 4 đang xuống cấp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tuy đủ về số lượng nhưng chưa thật mạnh về chất lượng. Chất lượng học sinh giỏi tuy có khởi sắc nhưng chưa tương xứng với tiềm năng về GD - ĐT của thị xã, số giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi còn chưa nhiều. Các phòng chức năng phục vụ cho học tập và thay sách còn chưa đầy đủ ảnh hưởng đến việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học. Bên cạnh đó một số môn năng khiếu còn thiếu giáo viên, tỷ lệ giáo viên hợp đồng cao, mức lương hợp đồng thấp. Chất lượng một số ít giáo viên chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới chương trình SGK. Việc xây dựng các trường chuẩn Quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là CSVC, diện tích các trường theo chuẩn còn thiếu.

* Những kết quả đã đạt được:

Giáo dục toàn diện ngày càng đẩy mạnh chất lượng giáo dục đại trà ngày một nâng cao trong đó giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng.

Việc tổ chức phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi được ngành quan tâm chỉ đạo ở tất cả các cấp học, ngành học. Đây là một trong những yếu tố cơ bản trong việc nâng dần chất lượng văn hóa và chất lượng giáo dục toàn diện. Tỷ lệ học sinh giỏi ở các cấp đều tăng.

Quan tâm đúng mức kịp thời trong việc bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ thường xuyên có kiểm tra, đánh giá và xếp loại.

45

Tổ chức hội thi giáo viên gỏi cấp huyện hàng năm để lựa chọn những giáo viên tiêu biểu tham dự giáo viên giỏi cấp tỉnh. Qua những hội thi này đã giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tổ chức được các buổi sinh hoạt ngoại khóa với các chủ đề khác nhau. Việc tổ chức ngoại khóa thường xuyên giúp cho học sinh hiểu được rõ hơn, khắc sâu kiến thức đã được học và giúp cho học sinh thêm yêu thích, hứng thú trong quá trình học tập.

Ngoài giảng dạy và học tập, GD - ĐT còn làm tốt các phong trào GD toàn diện như: văn nghệ, thể thao... Hằng năm giáo viên và học sinh tham gia cuộc thu “Tiếng hát hay giáo viên Tiểu học, tiếng hát hay học sinh THCS” do Sở GD - ĐT tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đều đạt được giải cao toàn đoàn. Các phong trào TDTT luôn sôi nổi và đạt thành tích cao. Công tác Đoàn - Đội thực sự có hiệu quả, thu hút nhiều học sinh xuất sắc tham gia.

Tăng cường CSVC trang thiết bị trường học đã có phòng học bộ môn, khang trang, sạch sẽ.

Nhìn chung, ngành GD - ĐT thị xã Phúc Yên trong thời kỳ đổi mới đã được sự lãnh đạo toàn diện của Thị ủy, HĐND thị xã, sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Sở GD - ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các xã, phường. Do đó sự nghiệp GD - ĐT thị xã luôn ổn định và từng bước phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện được tập trung đầu tư hơn. Đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục hầu hết là tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ luôn có tinh thần trách nhiệm xây dựng nhà trường thành những đơn vị tiên tiến xuất sắc. Công tác XHHGD phát huy có hiệu quả góp phần làm cho bộ mặt của ngành càng phát triển.

* Một số tồn tại:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục: - Mặc dù đã có nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng qua các kỳ thi tỷ lệ số giáo viên và học sinh giỏi cấp tỉnh, thị còn chưa cao.

- Đội ngũ giáo viên vừa thừa lại vừa thiếu (thừa giáo viên văn hóa, thiếu giáo viên nhạc họa, thể dục, tin học ...).

46

- Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của các nhà trường còn khó khăn, đặc biệt là ngành học Mầm non ở các xã xa trung tâm thị xã.

* Nguyên nhân của các tồn tại trên là:

- Công tác tham mưu của các cấp ủy và chính quyền chưa thật sự tích cực và đạt hiệu quả cao.

- Nhận thức của một bộ phận CBQL và giáo viên chưa bắt kịp với yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp GD - ĐT trong giai đoạn mới.

- Một số xã - phường kinh tế còn nghèo, kinh tế phát triển chậm nên việc đầu tư cho GD - ĐT còn có nhiều những hạn chế.

- Cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu, nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh ở tất cả các cấp đặc biệt là với chương trình cải cách giáo dục hiện nay.

- Đội ngũ CBQL giáo dục các trường, các giáo viên giảng dạy chưa chuyển biến kịp thời về nhận thức sự phát triển KT - XH trước sự bùng nổ thông tin, trước những yêu cầu đòi hỏi của đối tượng HS ngày nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những mặt tồn tại yếu kém trên đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý giáo dục phải đề ra nhiều giải pháp quản lý hữu hiệu. Có như vậy sự nghiệp GD - ĐT thị xã Phúc Yên mới phát triển, đáp ứng được yêu cầu Chính trị - Kinh tế - Xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 48)