- Thiếu máy tính giảng dạy Thiếu phòng chức năng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1 Về lý luận
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý trường Tiểu học, biện pháp quản lý, chuẩn, chất lượng, xây dựng, đặc biệt phân tích các tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn Quốc gia của nhà trường Tiểu học ở mức 1 và mức 2.
1.2 Về thực tiễn
Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về tình hình giáo dục thị xã Phúc Yên nói chung và việc xây dựng các trường Tiểu học thị xã Phúc Yên đạt chuẩn Quốc gia nói riêng. Đồng thời, luận văn đã đánh giá thực trạng việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại thị xã, thấy được những khó khăn, thuận lợi và lý giải nguyên nhân của thực trạng đó.
- Quá trình chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở thị xã Phúc Yên thời gian qua, với những kết quả đã đạt được tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng đã khẳng định đây là việc làm đúng, có tác động toàn diện thúc đẩy thúc đẩy việc đổi mới giáo dục Tiểu học tại thị xã.
- Đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của các cấp lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo dục, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
- Tăng cường đổi mới công tác quản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được tăng lên và có chất lượng cao. Nghiệp vụ quản lý của lãnh đạo nhà trường đạt hiệu quả cao.
- Phẩm chất đạo đức giáo viên được nâng lên, yêu nghề, mến trẻ và đang tiến ngày càng gần hơn đến phương pháp dạy học hiện đại. Do đó chất lượng giáo dục được củng cố và ngày càng cao hơn, uy tín nhà trường được khẳng định.
Tuy có những thành tựu trên, nhưng sự phát triển trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở thị xã Phúc Yên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
106
- Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn ít, chưa quy hoạch phát triển được sâu rộng các trường Tiểu học đạt chuẩn trong toàn thị xã. Cơ sở vật chất tài chính đầu tư cho nhà trường chưa đủ đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia, trong khi huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục chưa thật sự mạnh mẽ, còn nhiều hạn chế.
- Đội ngũ giáo viên cơ cấu chưa hợp lý. Giáo viên dạy Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Tiếng anh chưa đủ và chưa được đào tạo chuẩn, bài bản như giáo viên dạy văn hóa.
- Cơ sở vật chất, diện tích đất của trường học chưa cập so với chuẩn của Bộ GD&ĐT đề ra.
1.3 Về việc đề xuất một số biện pháp xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại thị xã Phúc Yên
Kết hợp kết quả nghiên cứu lý luận với kết quả khảo sát thực trạng xây dựng trường chuẩn Quốc gia tại thị xã, để khắc phục những khó khăn, bất cập và vượt qua các mặt hạn chế tác giả luận văn đã đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở vào thế ổn định và bền vững. Đó là các biện pháp:
Biện pháp 1: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc
xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Biện pháp 2: Phối, kết hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và các ngành hữu quan ở tỉnh Vĩnh Phúc và có sự chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến thị xã.
Biện pháp 3: Quy hoạch phát triển trường Tiểu học thị xã theo các tiêu chí của chuẩn Quốc gia
Biện pháp 4: Tổ chức triển khai xây dựng tổ chức nhà trường, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng trường chuẩn Quốc gia
Biện pháp 5: Tăng cường chỉ đạo, cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất
lượng giáo dục đảm bảo xây dựng trường chuẩn Quốc gia
Biện pháp 6: Thường xuyên thực hiện xã hội hoá giáo dục góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc gia
107
Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng các trường
chuẩn Quốc gia
1.4 Về kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo sát nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi cho thấy các biện pháp xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại thị xã Phúc Yên do luận văn đề xuất được đánh giá là có tính cần thiết và khả thi. Bên cạnh đó cần có cán bộ quản lý linh hoạt, sáng tạo để vận dụng vào thực tiễn.