Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lôgíc học

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 38)

Thông qua những điều đã phân tích ở trên cho thấy lôgíc học và ngôn ngữ luôn gắn liền với tư duy của con người. Nếu như lôgíc là cấu trúc bên trong của tư duy thì ngôn ngữ là hình thức thể hiện bên ngoài của tư duy. Do đó ngôn ngữ là phương tiện duy nhất để chuyển tải lôgíc một cách rõ ràng và có hệ thống, cụ thể là qua tiếng Việt. Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ để miêu tả lôgíc và cùng với các ngôn ngữ khác, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên mối quan hệ đó là sự thống nhất

39

nhưng không đồng nhất. Chúng thống nhất bởi những điểm tương đồng còn không đồng nhất bởi những điểm khác biệt.

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ chia làm hai loại: ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. Ở đây chúng tôi xét điểm tương đồng giữa lôgíc và ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ tự nhiên chứ không phải ngôn ngữ nhân tạo. Bởi những lý do sau:

Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghệ thuật chơi chữ của người Việt – chính, là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Mà ngôn ngữ của người Việt không đâu khác chính là tiếng Việt – một ngôn ngữ nằm trong hệ thống ngôn ngữ tự nhiên của thế giới, nó ra đời và phát triển dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, ngôn ngữ tự nhiên có những đặc điểm, tính chất vừa tạo nên những thế mạnh nhưng cũng tạo nên những hạn chế của nó. Đó là tính đa nghĩa, giàu khả năng biểu đạt, đóng về ngữ nghĩa, có nhiều cấp độ ngôn ngữ và một phần thông tin không được biểu đạt tường minh. Và cũng chính những đặc điểm đó đã tạo nên những điểm tương đồng và khác biệt giữa lôgíc và ngôn ngữ tự nhiên mà ngôn ngữ nhân tạo không có được. Đồng thời cũng tạo ra nhu cầu ứng dụng lôgíc vào để xem xét, phân tích ngôn ngữ tự nhiên nhằm khắc phục những hạn chế của ngôn ngữ tự nhiên, chuẩn hóa nó.

Những điểm tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ và lôgíc

Đặc điểm Lôgíc Ngôn ngữ tự nhiên

Ký hiệu - Nhân tạo và hình thức. Do vậy là những ký hiệu thuần nhất, đơn trị và bất biến.

- Tự nhiên, nên biến đổi và đa trị. Chúng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như thay đổi theo thời gian, thời đại, thay đổi theo không gian và tạo ra các cùng phương ngữ, thay đổi theo giới tính, nghề

40

nghiệp, trình độ văn hóa. Đơn vị - Đơn vị cơ bản là khái

niệm và phán đoán (còn gọi là mệnh đề).

- Phán đoán chỉ tương ứng với câu trần thuật.

- Từ (cấp độ từ) và câu (cấp độ câu).

- Ngoài ra ngôn ngữ còn có âm vị (thuộc cấp độ ngữ âm).

- Ngôn ngữ còn có những câu khác nữa không phải là phán đoán: câu cảm thán, mệnh lệnh, cầu khiến… Cú pháp Lôgíc dùng các tác tử lôgíc để tạo phán đoán mới từ một hay

nhiều phán đoán đã biết. Ngôn ngữ cũng có những liên từ tương ứng và có chức năng tương tự như các liên từ lôgíc .

- Người ta quan tâm đến giá trị chân lý của các phán đoán.

- Quan tâm tới phương diện hình thức cấu tạo lôgíc, đơn trị về cấu trúc

- Cần đúng theo nguyên tắc cú pháp và phương diện ngữ nghĩa - Do có nhiều cách diễn đạt của cùng một nội dung nên có hiện tượng đa trị về cấu trúc.

Quy luật - Là những quy luật, quy tắc hình thức, phổ quát và cố định.

- Suy luận hoàn toàn hình thức.

- Quy luật quy tắc của ngôn ngữ, bên cạnh đặc điểm hình thức còn phụ thuộc vào nội dung. Ngoài cái phổ quát chung cho mọi ngôn ngữ còn có cái đặc thù cho từng ngôn ngữ riêng.

41

Tuy có sự khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện lôgíc, nhờ có ngôn ngữ mà ta mới thấy được lôgíc chặt chẽ như thế nào và ngược lại chính nhờ lôgíc mà ta thấy được “tính giá trị của ngôn ngữ”, sự luân chuyển linh hoạt, đa dạng, phong phú của ngôn ngữ. Hơn thế nữa, chúng ta thấy được tư duy sâu sắc nhạy bén của con người, khả năng vận dụng ngôn ngữ lôgíc vào cuộc sống một cách nhuần nhuyễn và tinh tế. Đó chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài luận văn này. Bởi tiếng Việt cũng là một loại ngôn ngữ tự nhiên, nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của ngôn ngữ tự nhiên nói chung, dù bên cạnh đó tiếng Việt cũng có nhiều đặc điểm riêng mà không ngôn ngữ nào có. Mà nghệ thuật chơi chữ của người Việt, như chúng tôi đã nói ở trên, nếu nói một cách nôm na đó là nghệ thuật sử dụng từ ngữ của người Việt. Do đó, nghệ thuật chơi chữ của người Việt sẽ là nơi hội tụ đầy đủ những đặc điểm chung cũng như riêng của ngôn ngữ, của Tiếng Việt. Vì thế, việc chúng tôi sử dụng những công cụ của lôgíc học để phân tích nghệ thuật chơi chữ của người Việt là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học. Mặt khác, như chúng tôi cũng đã nói, phạm vi thể hiện của chơi chữ rất rộng, nó có thể tiến hành ở hầu hết các cấp độ của tiếng Việt như ngữ âm – chữ viết, ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ, câu, ... rồi cả những dữ liệu ngoài văn bản như tiền giả định là những dữ liệu văn học, văn hóa. Mà tất cả những dữ liệu này có mối liên hệ nhất định, có sự thể hiện ở mức độ này hay khác với các hình thức và quy luật của lôgíc học. Điều này trong lịch sử lôgíc học cũng đã được Aristotle nghiên cứu và khẳng định trong tác phẩm “Luận văn “Về bác bỏ thuật ngụy biện””. Nhiệm vụ căn bản mà Aristotle đặt ra cho mình trong tác phẩm này là vạch ra bản chất của các loại lỗi khác nhau, thế nhưng không phải bất kỳ, mà chỉ là các lỗi xảy ra khi vi phạm các quy tắc của nghệ thuật hùng biện (còn gọi là Tu từ học), theo ông: “Vì trong mỗi nghệ thuật có các suy luận giả dối [của

lôgíc còn suy luận qua cấu trúc, ngữ cảnh, tri thức…

42

mình]: trong hình học – suy luận hình học, trong y học – suy luận y học. Tôi gọi các nghệ thuật được xây dựng trên các nguyên tắc của nó là suy luận. Rõ ràng là cần nghiên cứu không phải bất kỳ sự bác bỏ nào, mà chỉ những sự bác bỏ được xây dựng trên các topic biện chứng, vì chúng chung cho tất cả các nghệ thuật và khả năng. Còn những sự bác bỏ trong các lĩnh vực riêng biệt cần đến chuyên gia xem xét”[2, tr. 4]. Các lỗi ngụy biện được Aristotle chia là hai lớp là: – Các lỗi xuất hiện từ việc sử dụng không đúng từ ngữ và 2 – Các lỗi do vô tình (ngộ biện) có nguồn gốc ngoài ngôn ngữ. Trong đó “Nguồn gốc của các lỗi loại đầu là không biết nghĩa của từ hay là quy tắc của các cấu trúc ngôn ngữ, còn đối với nhóm lỗi thứ hai, dù chúng ta biết nghĩa của từ ngữ, thế nhưng theo những dấu hiệu ngẫu nhiên của đối tượng hoặc sử dụng chúng không đúng” [2, tr. 5]. Cụ thể Aristotle chỉ ra 6 dạng lỗi về ngôn ngữ là:

1 – Từ đồng âm khác nghĩa

2 – Âm luật (hay khác âm đồng nghĩa) 3 – Liên hệ sai (giả dối)

4 – Phân chia sai (giả dối) 5 – Phát âm, thanh luật

6 – Tính hai nghĩa của hình thức ngữ pháp.

Trong đó, sự đồng âm khác nghĩa của từ ngữ như Aristotle hiểu là nó được xây dựng trên sự đồng nhất các khách thể cùng tên nhưng khác nhau về bản chất và đây là một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của ngụy biện. Ví dụ “Xấu là tốt, bởi vì cái cần phải có là tốt, mà xấu cũng cần phải có”. Như vậy, nhìn vào cách phân chia của Aristotle, ta có thể thấy rằng ở đây ông đã đề cập tới những phương diện khác nhau thuộc cả ba phương tiện cơ bản của ngôn ngữ là ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp có thể tạo ra các lỗi lôgíc. Mà tất cả những phương diện đó chúng ta đều thấy xuất hiện trong hiện tượng chơi chữ nói chung và chơi chữ của người Việt nói riêng. Vì thế trong chơi

43

chữ không thể tránh khỏi các lỗi lôgíc trong ngôn ngữ như Aristotle đã liệt kê ra ở trên. Điều này cũng nói lên sự liên hệ giữa lôgíc và ngôn ngữ, xa hơn là với nghệ thuật chơi chữ của người Việt.

Như vậy, khi nghiên cứu bộ ba mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tư duy – lôgíc chúng tôi đưa ra một số kết luận mang tính định hướng cho sự nghiên cứu của Luận văn như sau:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, tư duy và lôgíc, lôgíc và ngôn

ngữ là mối quan hệ mang tính bản chất mà nguồn gốc sâu xa của nó là sự phát triển của con người.

Thứ hai, tư duy là cấu lối cho ba mối quan hệ này. Chỉ có điều là dưới góc độ

ngôn ngữ và lôgíc thì vấn đề tư duy sẽ được thể hiện mỗi khác tùy theo góc độ nghiên cứu. Nếu như các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu tư duy ở góc độ quan hệ, quan hệ giữa tư duy với ngôn ngữ nhằm tìm ra sự thống nhất và khác biệt giữa chúng, sự tương tác của chúng với nhau, vạch ra các phương thức thể hiện tư tưởng nhờ các phương tiện ngôn ngữ. Còn lôgíc học xem xét tư duy dưới góc độ chức năng và cấu trúc của nó, từ phía vai trò và ý nghĩa của tư duy như là phương tiện nhận thức nhằm đạt tới chân lý, từ sự phân tích cấu trúc tư duy và các mối liên hệ giữa các bộ phận của nó. Do đó, tư duy là đối tượng đặc thù của lôgíc học. Và ở đây cũng vậy, việc sử dụng nghệ thuật chơi chữ của người Việt được làm chất liệu nghiên cứu trực tiếp đối với ngôn ngữ học nhằm làm sáng tỏ những vấn đề của ngôn ngữ tiếng Việt như sự phong phú đa dạng trong cách diễn đạt của nó, vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp,… và cũng qua đó đưa ra được những kết luận quan trọng về cách thức biểu hiện tư duy, tư tưởng mang nét đặc trưng riêng của người Việt và lý giải tại sao lại có những đặc trưng đó. Còn đối với lôgíc học, việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, hay nghệ thuật chơi chữ nói riêng chỉ là công cụ, phương tiện gián tiếp để thông qua đó nghiên cứu các vấn đề của tư duy, các hình thức, quy luật của tư duy.

44

Thứ ba, vì mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ và lôgíc là mối quan

hệ thống nhất bao hàm sự khác biệt nên việc sử dụng nghệ thuật chơi chữ của người Việt để phân tích các vấn đề của lôgíc học cũng sẽ vừa trên cơ sở những vấn đề chung, mang tính quy luật phổ quát của tư duy nhân loại nhưng đồng thời cũng nhằm phát hiện ra những nét đặc trưng riêng trong tư duy của người Việt.

45

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy trong chương 1, chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề chung nhất về nghệ thuật chơi chữ của người Việt như quan niệm về chơi chữ, các hình thức của chơi chữ và bản chất của chơi chữ trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó tác giả Luận văn tìm ra mối liên hệ mang tính bản chất tất yếu giữa nghệ thuật chơi chữ của người Việt với Lôgíc học thông qua nghiên cứu trục ba mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tư duy - lôgíc. Đó là cơ sở triết học để tác giả Luận văn sử dụng nghệ thuật chơi chữ của người Việt như là công cụ, chất liệu cho việc nghiên cứu những vấn đề của lôgíc học (bao gồm lôgíc học truyền thống và lôgíc tình thái). Để qua đó làm rõ hơn những vấn đề của lôgíc học và thấy được lối tư duy lôgíc đặc sắc của người Việt. Đặc biệt luận văn có ham muốn góp thêm một công trình nghiên cứu vào hướng nghiên cứu liên ngành giữa lôgíc học và ngôn ngữ học, một mảnh đất nghiên cứu còn màu mỡ, giàu tiềm năng khai thác nhưng cho tới nay ở Việt Nam quả thực chưa có nhiều người quan tâm.

Vì thế, trong nội dung của chương 2 và chương 3, tác giả Luận văn sẽ sử dụng những ví dụ sinh động trong nghệ thuật chơi chữ của người Việt để phân tích một số vấn đề của lôgíc học truyền thống và phán đoán lôgíc tình thái.

46

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ CỦA NGƢỜI VIỆT TỪ CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƢ DUY

TRONG LÔGÍC HỌC TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)