Phán đoán tính thái

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 96)

Khái niệm phán đoán tình thái

Lôgíc lưỡng trị cổ điển chỉ khảo sát các phán đoán tất nhiên đơn và phức, tức là những phán đoán, trong đó không thiết lập tính chất mối liên hệ giữa chủ từ và vị từ. Chẳng hạn: “Hà Nội – thành phố anh hùng” hay “Mưa lúc thì xối xả những giọt to mát rượi, lúc thì ngừng tạnh”. Ở đây mới chỉ có sự tái tạo lại nội dung khách quan của hiện thực được phản ánh, mà chưa hề có ý kiến đánh giá, hay thái độ chủ quan của người phản ánh. Phán đoán tình thái là một trong những yếu tố cơ bản cốt lõi không thể thiếu của lôgic tình thái. Vì vậy muốn nghiên cứu về lôgic tình thái thì tất yếu phải có những tri thức cơ bản về phán đoán tình thái. Do đó trọng tâm nghiên cứu ở chương này của luận văn là phán đoán tình thái.

Trong một bài viết trên tạp chí triết học tác giả Phạm Văn Dương có viết “... trong tư duy không chỉ có các phán đoán nhất quyết mà còn cả những loại phán đoán khác nữa (những phán đoán mà giá trị của chúng chưa xác định một cách tất yếu) – đó là các phán đoán tình thái” [16].

Như chúng ta đều biết, mọi mệnh đề đều nhằm khẳng định về sự hiện hữu hay thiếu vắng tình huống nào đó trong hiện thực. Lôgíc học truyền thống chỉ khảo sát các phán đoán khẳng định chính dữ kiện tồn tại hay thiếu vắng tình huống: chẳng hạn, phán đoán “Trời mưa” ghi nhận sự hiện diện của việc nước rơi từ trên trời xuống, còn

97

phán đoán “Trời không mưa” ghi lại thông tin về việc thiếu vắng tình huống đó. Các phán đoán như thế được gọi là phán đoán mặc nhiên. Các phán đoán đó có thể là đơn (thuộc tính) hoặc phức. Các phán đoán đơn khẳng định dữ kiện có hay không những thuộc tính hay quan hệ nào đó ở các đối tượng và các phán đoán phức chỉ ra mối liên hệ qua lại giữa các tình huống. Ngoài những phán đoán như vậy, còn có những kiểu phán đoán khác nữa là phán đoán tình thái. Đó là những phán đoán không chỉ đơn giản thông báo có hay không có tình huống nào đó, không chỉ nói về sự hiện diện hay thiếu vắng ở đối tượng các thuộc tính hay mối quan hệ xác định, mà còn tỏ ý đánh giá, phân loại hoặc bản thân tình huống hoặc là dữ kiện có hay không các thuộc tính hay mối quan hệ ở các đối tượng.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phán đoán tình thái. Có ý kiến cho rằng: các phán đoán có chứa các toán tử tình thái (các khái niệm tình thái) tức là những từ như “tất yếu”, “có thể” (khả năng), “không thể”, “ngẫu nhiên”, “cần phải”, “cấm”, “tốt”, “xấu”... được gọi là phán đoán tình thái. Như vậy, phán đoán tình thái được quan niệm là phán đoán có chứa ít nhất một trong những khái niệm nêu trên. Tuy nhiên cách định nghĩa trên khá máy móc, không đầy đủ, đặc biệt là chưa lột tả được bản chất thực sự của phán đoán tình thái. Bởi phán đoán tình thái như trên đã nói không chỉ đơn giản thông báo có hay không có tình huống nào đó, không chỉ nói về sự hiện diện hay thiếu vắng ở đối tượng các thuộc tính hay mối quan hệ xác định, mà còn tỏ ý đánh giá, phân loại hoặc bản thân tình huống, hoặc là dữ kiện có hay không có các thuộc tính hay mối quan hệ ở các đối tượng. Vì vậy, cách định nghĩa sau đây sẽ bổ sung cho cách định nghĩa trên về phán đoán tình thái. “Phán đoán tình thái có chứa thông tin bổ sung mang tính đánh giá về các tình huống hay về các mối liên hệ lẫn nhau giữa chúng, hoặc về sự cố hữu các dấu hiệu ở các đối tượng cũng được gọi là phán đoán tình thái.” [29, tr. 14]. Kết hợp hai cách định nghĩa cơ bản trên làm cơ sở cho sự khảo sát nghệ thuật chơi chữ của người Việt bằng phán đoán tình thái.

98

Có thể nói, dấu hiệu cơ bản nhất để nhận ra và phân biệt các phán đoán tình thái là phán đoán tình thái có chứa ít nhất một trong những toán tử tình thái (các khái niệm tình thái), tức là những từ như “tất yếu”; “có thể” (khả năng), “không thể”; “ngẫu nhiên”, “cần phải”; “cấm”, “tốt”, “xấu”, “cho rằng”, “tất yếu dẫn đến”, “còn sau đó”, “phủ chứng”, “cho phép”.... Như vậy, phán đoán tình thái khác với phán đoán nhất quyết ở chỗ chúng có chứa những thông tin bổ trợ liên quan đến đặc điểm của đối tượng, biểu hiện qua các mối liên hệ giữa chủ từ và vị từ của phán đoán. Chúng được biểu thị bằng những cụm từ đã đưa ra ở trên và còn nhiều hơn nữa.

Trong lôgíc tình thái, để miêu tả và xác lập quan hệ giữa các phán đoán, người ta cũng dùng các toán tử của lôgíc mệnh đề. Đó là phép tuyển (∨), phép hội (∧), phép kéo theo (→), phép phủ định (−). Ngoài ra, còn có hai toán tử tình thái là: toán tử tất yếu (còn gọi là cần yếu, ký hiệu là , đọc “nhất thiết là”; “tất yếu là”); toán tử “có thể”, ký hiệu là , đọc “có thể là”; toán tử “ngẫu nhiên”, ký hiệu là Δ, đọc là “ngẫu nhiên”. Gọi S là đối tượng có thuộc tính P, khi dùng các khái niệm để chính xác hóa mối liên hệ giữa S và P là tất yếu hay chỉ là ngẫu nhiên, đã chứng minh được S là P hay chưa, điều đó là tốt hay xấu.... Các kết quả của việc làm chính xác hóa như vậy sẽ cho các phán đoán tình thái đủ các kiểu khác nhau. Sơ đồ chung của chúng là: M(S là P), trong đó các toán tử tình thái khác nhau sẽ được đặt vào chỗ M trong sơ đồ đó. Tuy nhiên, có thể gán các đặc trưng tình thái không chỉ cho các mối liên hệ giữa các đối tượng và các dấu hiệu của chúng (tức là cho các phán đoán đơn thuộc tính) mà còn có thể cho cả những mối liên hệ được biểu thị bằng hai phán đoán phức.

Mọi phán đoán tình thái đều phải có ít nhất một toán tử tình thái. Nhưng khó có thể liệt kê đầy đủ và chính xác hết các toán tử tình thái. Chúng thường xuyên biến động và không có rành giới rõ ràng. Trong ngôn ngữ các toán tử tình thái có thể được diễn đạt bằng những từ (hoặc cụm từ) và trong những văn cảnh khác nhau như chúng tôi đã nêu ở trên.

99

Cụ thể hơn, trong Lôgíc tình thái các phán đoán được ký hiệu như sau: “◊S là P” đọc là có thể S là P

“□S là P” đọc là tất yếu S là P

Nhằm thuận tiện cho việc trình bày các mệnh đề này trong các công thức, người ta ký hiệu các phán đoán (□S là P) là □Ф và phán đoán (◊S là P) là ◊Ф.

Phân loại phán đoán tình thái

Các phán đoán tình thái có thể được chia thành các kiểu loại phụ thuộc vào quan điểm, lập trường của nhà nghiên cứu. Đối với các nhà lôgíc học, khi đưa thành tố “tình thái” vào trong mệnh đề, với tư cách là thành tố định tính cho mệnh đề, các nhà lôgíc học có cơ sở để phân loại phán đoán theo các tiêu chí về tính tất yếu, tính khả năng và tính hiện thực. Theo đó, toàn bộ các phán đoán tình thái có thể chia thành các nhóm: phán đoán hiện thực/phán đoán phi hiện thực; phán đoán tất yếu hiện thực/phán đoán tất yếu phi hiện thực; phán đoán khả năng hiện thực/phán đoán khả năng phi hiện thực. Sự giới hạn trong một số quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thực của lôgíc tình thái là để nó không lấn sân sang lĩnh vực của các ngành khác trong nghiên cứu về tình thái. [26, tr. 97- 98]. Tuy nhiên, phán đoán hiện thực được hiểu chính là phán đoán nhất quyết đơn có dạng “S là P”. Như vậy, phán đoán nhất quyết chính là một trường hợp đặc biệt của phán đoán tình thái. Do đó, Lôgíc tình thái chủ yếu nghiên cứu hai tính chất tình thái căn bản của phán đoán là tất yếu và khả năng.

Trong đó:

+ Phán đoán tất yếu phản ánh đặc trưng được gán cho đối tượng ở mọi điều kiện, tức đối tượng mang đặc trưng đó trong mọi thế giới khả năng.

+ Phán đoán khả năng phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào đó ở đối tượng của phán đoán, tức đối tượng có thể mang đặc trưng đó ít nhất trong một thế giới khả năng.

100

Đi sâu vào chi tiết hơn, ta thấy tính khả năng, tính tất yếu được nêu ra hoặc ở khía cạnh nhận thức, dựa trên những bằng chứng suy luận, hoặc ở khía cạnh đạo nghĩa, dựa trên những ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.

Cách xác định giá trị của phán đoán tình thái

Trong lôgíc học, việc xét đến nội dung tình thái khách quan sẽ làm thay đổi cách tính giá trị chân lý của phán đoán, tức là chuyển cách đánh giá từ lôgíc lưỡng trị (hoặc đúng hoặc sai) sang lôgíc đa trị (thực chất thì phán đoán được đánh giá theo một thang độ với những bước chuyển tiếp liên tục từ giá trị sai đến giá trị đúng, tức một dãy giá trị liên tục từ 0 đến 1). Nhận xét về điều này, tác giả Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: “bản

chất của “tình thái” là sự tương đối hóa giá trị thực cách của nội dung câu nói đối với một tập hợp các thế giới khả hữu” [28, tr. 97].

Như vậy để xác định giá trị của phán đoán tình thái, trước hết chúng ta hãy làm quen với khái niệm “thế giới khả năng” (Possible world). Theo “Từ điển Triết học”, thế giới khả năng được hiểu như là một thế giới mà mọi thứ đều có thể xảy ra (thế giới của những cái ngẫu nhiên), hay nó là tập hợp đầy đủ của mọi thế giới.

Tư tưởng về thế giới khả năng được khởi nguồn từ nhà triết học Lepnít, mục đích thần học được ông đặt lên khi đưa ra khái niệm này. Ông cho rằng, Chúa trời vì là đấng thấu suốt và nhân từ nên tất yếu sẽ hiện thực hóa thế giới đẹp nhất của mọi thế giới khả năng và mặc dù là đấng toàn năng nhưng sự sáng tạo của Người vẫn phải chịu những hạn chế của lôgíc. Người chỉ có thể tạo ra hay hiện thực hóa những thế giới khả hữu hợp lôgíc mà thôi [Dẫn theo tài liệu 35]. Từ khái niệm này, các nhà lôgíc học hiện đại đã làm cho nó mất đi nguồn gốc thần học và trở thành một khái niệm giữ vai trò tìm kiếm mạnh mẽ trong việc tạo lập ngữ nghĩa học của Lôgíc tình thái chân lý.

Đi sâu vào quan niệm của Leibniz về khái niệm này, theo ông thế giới quanh ta – thế giới thực – không phải là hiện thực duy nhất mà ta có thể hình dung hiện thực khác mà ở đó không có những tình huống nào đó vốn dĩ đang có trong hiện thực “của

101

chúng ta”. Hiện thực khả năng kiểu đó là giải pháp (phần bù) của hiện thực, đó là cái mà về nguyên tắc có thể có mà nói như Leibniz là “Nếu thượng đế tạo ra thế giới theo kế hoạch khác”. Leibniz xuất phát từ tập hợp các hiện thực khả năng, trong đó ông coi thế giới hiện thực là một trong những thế giới khả năng (sự thực, là thế giới tốt nhất trong số chúng, bởi lẽ chính nó được sáng tạo ra bởi thượng đế nhân từ, quyền uy và đầy sức mạnh nhất). Đòi hỏi duy nhất mà Leibniz nêu ra cho các giải pháp có thể đối với thế giới hiện thực là tính phi mâu thuẫn, tính tương hợp của chúng với các quy luật khách quan nền tảng (bao gồm cả các quy luật lôgíc) nằm trong cơ sở của “tòa nhà thế giới”. Khái niệm này sau được các nhà lôgíc học hiện đại như Karnap bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Dù quan niệm như thế nào đi nữa, thế giới hiện thực được Lôgíc tình thái quan niệm là một trường hợp đặc biệt của thế giới khả năng.

Trong Lôgíc tình thái, phán đoán ◊Ф nhận giá trị chân thực khi Ф đúng trong ít nhất một thế giới khả năng. Ngược lại, phán đoán □Ф chỉ nhận giá trị chân thực khi Ф đúng trong mọi thế giới khả năng và tất nhiên cũng đúng trong thế giới hiện thực. Như vậy, phán đoán nhất quyết chính là một trường hợp đặc biệt của phán đoán tình thái – phán đoán tình thái tất yếu. Do vậy, nếu chúng ta xác định được giá trị của phán đoán □Ф thì chúng ta sẽ xác định được giá trị của phán đoán Ф. Nhưng nếu chúng ta xác định được giá trị của phán đoán Ф thì chúng ta không thể xác định được giá trị của phán đoán □Ф. Bởi vì có thể phán đoán Ф chỉ đúng trong một vài thế giới khả năng. Ngược lại với phán đoán tình thái tất yếu, phán đoán ◊Ф sẽ nhận giá trị chân thực khi phán đoán Ф chân thực trong ít nhất một thế giới khả năng. Do vậy, nếu xác định được giá trị của phán đoán Ф là chân thực, chúng ta sẽ biết phán đoán ◊Ф cũng mang giá trị chân thực.

Như vậy, mối quan hệ giữa mệnh đề tất yếu và mệnh đề khả năng cũng là nội dung chủ yếu mà Lôgíc tình thái nghiên cứu. C.I.Lewis đã xây dựng được công thức về mối quan hệ giữa các mệnh đề mang tính tất yếu và mệnh đề mang tính khả năng như

102

sau: □P = df~◊~P (đọc là tất yếu P được xác định là không thể không là P). Cũng từ công thức này ta thấy hai mệnh đề sau là tương đương nhau: ◊S ↔ ~□~S và □S ↔~◊~S. Nhờ các công thức này, người ta đã dễ dàng xác lập được mối quan hệ tương đương giữa các mệnh đề tình thái.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)