Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 29)

C.Mác khẳng định: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để tư duy. Tư duy là cái được biểu hiện, ngôn ngữ là cái biểu hiện. Các kết quả của hoạt động tư duy như khái niệm, phán đoán được khoác vỏ vật chất âm thanh là ngôn ngữ từ đó thể hiện ra bên ngoài dưới dạng vật chất làm cho người khác “thấy được”. Như vậy là không có ý nghĩ, tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ và ngược lại không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.

Hơn nữa, ngôn ngữ còn trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển tư tưởng. Quá trình này được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bởi hoạt động thực tiễn và cải tạo thế giới đòi hỏi con người phải tư duy, nhận thức môi trường thế giới xung quanh. Đây chính là động lực bên trong tạo ra hoạt động tư duy, nhận thức của con người và đó cũng chính là tiền đề vừa sâu xa, vừa trực tiếp tạo ra ngôn ngữ. Cũng trong hoạt động thực tiễn đó, tư duy, nhận thức và ngôn ngữ tác động lẫn nhau theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Trong đó ngôn ngữ xuất hiện sau bao giờ cũng phong phú hơn ngôn ngữ xuất hiện trước và do đó hoạt động tư duy, nhận

30

thức của quá trình sau bao giờ cũng cao hơn hoạt động tư duy, nhận thức trước đó. Vì thế “Lĩnh hội tri thức và phát triển tư duy là một quá trình biện chứng, trong đó nguyên nhân và kết quả không ngừng chuyển chỗ cho nhau. Mỗi một động tác lĩnh hội tri thức nào đó, tạo ra một đòi hỏi phải có một bước tiến tương ứng của tư duy cần thiết cho việc lĩnh hội tri thức đó như một điều kiện bên trong của tư duy, và do đó, tạo ra những điều kiện bên trong mới cho việc lĩnh hội các tri thức tiếp theo sau” [39, tr. 24 – 25]. Như vậy, ngôn ngữ là công cụ để tư duy và phát triển tư duy. Vốn tri thức mà con người thu nhận được thông qua hoạt động thực tiễn được tàng trữ, bảo toàn chủ yếu nhờ ngôn ngữ, rồi cũng chính nhờ ngôn ngữ mà người ta truyền thụ vốn tri thức đó từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác. Do đó, khi con người đã có ngôn ngữ và đã có vốn tri thức do thế hệ trước truyền lại thì họ không nhất thiết phải tìm hiểu thế giới bằng con đường nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” nữa. Mà có thể đi từ những khái niệm đã biết tiến lên những khái niệm chưa biết, đi từ những phán đoán cũ tiến lên những phán đoán mới. Con người dùng ngôn ngữ để suy luận và cuối cùng áp dụng các kết quả suy luận của mình vào thực tế để kiểm nghiệm chân lý và phát triển xã hội, cải tạo thế giới.

Vậy là nhờ có ngôn ngữ mà tư tưởng được hiện thực hóa. Từ đó con người có thể truyền đạt, tích lũy, phát triển vốn tri thức của mình. Tư duy con người cũng vì thế mà trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Điều đó khẳng định mối quan hệ thống nhất không thể tách rời giữa ngôn ngữ và tư duy. Sự thống nhất đó thể hiện ở:

Thứ nhất, ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc trong lịch sử hình thành và phát triển của con người. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Ngay từ đầu, đã có một rủi ro đề nặng lên “tinh thần”, đó là sự rủi ro bị một vật chất làm “hoen ố”, và vật chất đó thể hiện ở đây dưới hình thức những lớp không khí chuyển động, những âm thanh, nói tóm lại là thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng tồn tại xưa như ý thức vậy, - ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn.”[6, tr. 8].

31

Cần nhớ rằng, Chủ nghĩa Mác quan niệm ý thức theo nghĩa rộng của từ này, tức là sự phản ánh tồn tại nói chung. Ý thức bao gồm cả tình cảm lẫn ý chí của con người, nhưng bộ phận hợp thành chủ yếu của ý thức là tư duy. Như vậy, ngôn ngữ và tư duy cùng ra đời một lúc, ngay từ đầu chúng đã quấn quyện với nhau, không tách rời nhau. Hiểu rộng hơn nữa trong lịch sử hình thành con người, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, cụ thể Ph.Ăngghen đã khẳng định: trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng tới bộ óc con người vượn, làm bộ óc đó dần dần biến thành bộ óc người. Mà ở đây cần phải nhận thức rõ đặc trưng về phẩm chất lao động của con người, đó là một thứ lao động có tiền đề nhận thức. Mà khi đã nói có tiền đề nhận thức thì trong tính hiện thực của nó, nhận thức không thể tách rời với hoạt động ngôn ngữ. Khi hiểu được phẩm chất đó của lao động thì chúng ta mới nhận thức rõ vì sao Ph.Ăngghen không nói sau lao động là ngôn ngữ, mà lại nói sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. Như vậy là ngay trong quá trình hình thành phát triển của con người, ngôn ngữ và nhận thức, tư duy đã có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Thứ hai, ngôn ngữ và tư duy tuy là hai thực thể nhưng trong tính hiện thực của sự tồn tại và hoạt động thì chúng lại không thể tách rời nhau, phụ thuộc vào nhau mà tồn tại, cái này phải lấy cái kia làm tiền đề và đến lượt mình, cả hai đều lấy hoạt động thực tiễn của con người làm tiền đề phát triển. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư tưởng, là công cụ để hình thành tư tưởng. Theo triết học Mác, một thực thể tinh thần muốn tồn tại được thì phải dựa vào một thực thể vật chất nhất định. Và tư duy là một thực thể tinh thần, muốn tồn tại, muốn được truyền bá và phát triển trong xã hội loài người, phải “nương tựa” vào thực thể vật chất là ngôn ngữ. Ngược lại, không có tư duy thì sẽ không bao giờ có ngôn ngữ vì tư duy cung cấp nội dung tinh thần, đảm bảo cho ngôn ngữ tồn tại. Không có các kết quả của tư duy như khái niệm, phán đoán... thì ngôn ngữ cũng chỉ còn là những âm thanh thuần túy, vô nghĩa không khác gì tiếng nước chảy, gió thổi hay tiếng khóc của con người.

32

Và lúc này ngôn ngữ hiện ra cũng không phải bằng những từ ngữ lộn xộn, mang những khái niệm rời rạc mà bao giờ cũng mang một thông tin lôgíc nhất định. Và cái lôgíc ấy không thể thoát ly khỏi phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Nói cách khác, nghĩa của ngôn ngữ lúc này là điểm tựa giúp cho tư duy hoạt động và làm hình thành nên mạch lôgíc trong nhận thức của người tiếp nhận. Như vậy, nếu từ đó mở rộng ra, ta có thể hiểu rằng không có một lôgíc (chân lý cụ thể) nào được định hình tách rời khỏi phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Mặt khác, khi nói ngữ nghĩa của ngôn ngữ trong mối quan hệ với lôgíc thì trong tính hiện thực của nó không có thứ ngữ nghĩa nào thoát ly, không chịu sự khống chế của cơ chế cú pháp. Nếu không có cơ chế cú pháp thì những khái niệm riêng lẻ của từng tín hiệu vẫn là khái niệm riêng lẻ. Chúng không có điều kiện đứng chung trong chỉnh thể và khúc xạ vào nhau để biểu diễn ý nghĩa lôgíc kia. Như vậy, quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy khi đi vào cụ thể thì đó là mối quan hệ giữa lôgíc, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Điều đó có nghĩa là sự tạo thành ngữ nghĩa trong giao tiếp, một mặt không thể tách rời với bình diện lôgíc (lôgíc ở đây được hiểu là một áp lực được hình thành từ hoạt động năng động của tư uy hướng vào thực tiễn và nhằm mục đích thực thể), mặt khác phạm trù ngữ nghĩa này lại cũng không thể không định hình hóa và vật thể hóa thông qua phương tiện ngôn ngữ (cụ thể ở đây là bình diện ngữ pháp nói chung). Hoặc nói cách khác, không có thứ ngữ nghĩa nào mơ hồ cả. Những gì thuộc phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ thì ở đây, khi xuất hiện và tồn tại, nó không tách rời với bình diện lôgíc và bình diện ngữ pháp (tất cả ba bình diện này, về một phương diện nào đó, chính là sự khúc xạ của phạm trù tư duy, nhận thức và ngôn ngữ, vốn thống nhất nhưng không đồng nhất tạo nên).

Thứ ba, ngôn ngữ và tư duy hỗ trợ lẫn nhau mà phát triển. Điều này có nghĩa là quá trình tư duy, nhận thức của con người về thế giới khách quan ngày càng phát triển, có thêm nhiều khái niệm, phán đoán mới thì đồng thời ngôn ngữ của con người cũng có thêm nhiều từ ngữ mới. Ngược lại, ngôn ngữ càng phong phú về khả năng diễn đạt, càng phản ánh chính xác hiện thực khách quan thì quá trình tư duy của con người càng

33

phát triển, tiến xa thêm mãi. Mặt khác, khi nói đến khả năng tư duy, nhận thức và hình thức của sự phản ánh giới tự nhiên vào trong nhận thức của con người, chúng ta không thể không nhắc đến lời giải thích sau đây của Lênin như sau: “Hình thức của sự phản ảnh giới tự nhiên vào trong nhận thức của con người là khái niệm, những quy luật, những phạm trù. Con người không thể nắm được (= phản ảnh = miêu tả) toàn bộ thế giới tự nhiên một cách đầy đủ tính chỉnh thể trực tiếp của nó, mà chỉ có thể đi gần mãi đến đó bằng cách tạo những trừu tượng, khái niệm, những quy luật… một bức tranh khoa học về thế giới” [39, tr. 30]. Như vậy, khái niệm, quy luật, phạm trù tự bản thân chúng ở đây không phải là ngôn ngữ và cũng không phải là tư duy, mà đây là những phương thức tư duy bằng ngôn ngữ (trừu tượng hơn ngôn ngữ) được con người dần dần xác định gắn với quá trình sử dụng ngôn ngữ. Nói cách khác, mặc dù khái niệm, quy luật, phạm trù được hình thành không thể tách rời với ngôn ngữ, nhưng cũng vì thế mà ta không thể đồng nhất chúng một cách vô điều kiện với ngôn ngữ.

Như vậy, ngôn ngữ và tư duy luôn nằm trong sự thống nhất với nhau, chúng như hai mặt của một tờ giấy, hễ mất mặt này thì mặt kia cũng không thể tồn tại. Tuy nhiên, sự thống nhất đó không có nghĩa là chúng đồng nhất với nhau, mà giữa chúng vẫn có sự khác biệt.

Về chức năng, tư duy có chức năng nhận thức hiện thực. Sự nhận thức này có tính chất gián tiếp, khái quát. Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản trong đó chức năng giao tiếp là quan trọng nhất. Do chức năng khác nhau nên tiêu chuẩn đánh giá các sản phẩm ngôn ngữ và tư duy cũng khác nhau: tiêu chuẩn đánh giá các sản phẩm tư duy là tính chân lý (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với hiện thực); tiêu chuẩn để đánh giá ngôn ngữ là có hiệu lực hay không có hiệu lực, thuận lợi hay không thuận lợi cho giao tiếp. Mà để nhằm đạt mục đích giao tiếp, con người có thể “bóp méo” hiện thực, tạo ra các yếu tố phi lôgíc trong văn bản, chẳng hạn như trong các hiện tượng chơi chữ mà Luận văn nghiên cứu. Các yếu tố phi lôgíc đều có thể được chấp nhận

34

trong ngôn ngữ nếu nó diễn đạt được điều cá nhân định nói hoặc có vai trò trong việc tổ chức lời nói, tổ chức thông điệp. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ có quá nhiều yếu tố phi lôgíc, các yếu tố đó lại hết sức quen thuộc với người bản ngữ nên con người dễ bị nhận thức hiện thực theo ngôn ngữ và mắc sai lầm trong việc nhận thức thế giới khách quan.

Thứ hai, ngôn ngữ và tư duy khác nhau về mặt bản thể. Ngôn ngữ là một thực thể vật chất vì các đơn vị của nó đều mang thể chất âm thanh, có những thuộc tính vật lý nhất định như độ cao, độ dài, bản sắc... Ngược lại, tư duy là một thực thể tinh thần, nó nảy sinh và phụ thuộc vào một thực thể vật chất được tổ chức đặc biệt là não người nhưng bản thân nó lại có tính chất vật chất. Tư duy không có các đặc tính của vật chất như khối lượng, trọng lượng, mùi vị... Mặt khác, các đơn vị của tư duy cũng không đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ như khái niệm và từ, phán đoán và câu. Nhiều người đã cố thiết lập một thế song song giữa chúng nhưng sự thực không hẳn như vậy. Một khái niệm có thể biểu hiện bằng các từ khác nhau trong cùng một ngôn ngữ cũng như trong các ngôn ngữ khác nhau. Và ngược lại, một vỏ ngữ âm có thể tương ứng với nhiều khái niệm khác nhau như trong trường hợp từ đa nghĩa và từ đồng âm. Ngoài ra, có những từ không biểu thị khái niệm như thán từ, đại từ,... có những câu không biểu thị phán đoán như câu hỏi, câu cầu khiến và các thành phần của phán đoán cũng không trùng hoàn toàn với thành phần của câu. Hơn nữa, nội dung các đơn vị ngôn ngữ không đồng nhất với nội dung các đơn vị tư duy vì ngôn ngữ lựa chọn nội dung khái niệm, phán đoán để xây dựng nghĩa của từ và câu. Nhưng nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ còn chịu ảnh hưởng của các đơn vị đứng trước và sau nó (ngữ cảnh) và hoàn cảnh giao tiếp. Đồng thời, nội dung của các đơn vị ngôn ngữ không chỉ phản ánh các đơn vị tư duy mà còn phản ánh thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người tức là ở đây không chỉ là lôgíc mà là lôgíc tình thái. Lời nói không chỉ có giá trị chân lý mà còn có giá trị dĩ ngôn.

35

Vì thế điểm khác biệt thứ ba giữa ngôn ngữ và tư duy là ở tính chất của chúng. Tư duy mang tính chất nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc. Cho nên mọi người đều suy nghĩ như nhau nên quy luật của tư duy là quy luật chung cho toàn nhân loại không phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội mà họ sinh sống, vào chủng tộc, dân tộc, địa vị của họ trong xã hội. Nó có những cấu trúc thống nhất, những hình thức có ý nghĩa chung, có những quy luật thống nhất (chung) cùng tác động trong tư duy. Nếu không thì mọi người thuộc những chủng tộc, dân tộc khác nhau trên thế giới đã không thể hiểu được nhau.

Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay có khoảng 8 nghìn ngôn ngữ và mỗi ngôn ngữ đều có nguồn từ vựng riêng, đặc thù, những quy luật cấu tạo đặc biệt, có ngữ pháp riêng của mình. Cho nên các ý nghĩ, tư tưởng lại được biểu hiện bằng những cách khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ nào cũng phải biểu hiện tư duy, nhưng mỗi ngôn ngữ biểu hiện theo cách riêng của mình. Do đó, ngôn ngữ bên cạnh việc tuân theo những quy luật chung, tất yếu của tư duy như mọi đối tượng khác thì nó cũng có những quy luật riêng của nó. Như tác giả Hoàng Phê – một người đã có những đóng góp trong việc nghiên cứu những quy luật nội tại của ngôn ngữ tự nhiên, theo ông “ngôn ngữ tự nhiên, dùng trong giao tiếp, rõ ràng là có lôgíc riêng của nó. Lôgíc này có hệ thống giá trị chân lý và giá trị dĩ ngôn của câu/ lời, phát ngôn; có hệ thống những toán tử - lôgíc tình thái, cho phép từ một số lượng hữu hạn tạo ra câu/lời với số lượng vô hạn; và có những quy tắc suy luận riêng (quy tắc suy ý) để từ những điều nói ra trực tiếp suy ra những điều muốn nói. Có thể gọi đây là lôgíc giao tiếp, có một số đặc trưng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)