Trong cuộc sống, chúng ta luôn có nhu cầu phải suy luận, tranh luận. Nghề nghiệp nào cũng cần tới điều này. Trong tranh luận, không ít người lập luận luẩn quẩn, vòng quanh, sai lầm, “lý sự cùn”, cứ khẳng định một điều nào đó là đúng mà không chứng minh hoặc ngụy biện một điều nào đó mà nhiều người không đủ tỉnh táo và kiến thức lôgíc để vạch ra những điều vô lý của người đối thoại để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình và bác bỏ ý kiến đối lập. Vì vậy, khi tìm hiểu những kiến thức về suy luận lôgíc sẽ cho chúng ta phương pháp, cách thức để bác bỏ những sự sai lầm trên.
Suy luận trong lôgíc học có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Thông thường mối liên hệ đó được diễn đạt bằng các từ, cụm từ như: “suy ra”, “có nghĩa
là”, “như vậy là”, “vì rằng”,... Việc diễn đạt khác nhau không phải tùy ý, mà được
xác định bởi trật tự sắp xếp của các tiền đề và kết luận. Trong ngôn ngữ thường ngày, trật tự này cũng rất tương đối. Suy luận có thể kết thúc bằng kết luận, nhưng cũng có thể bắt đầu từ kết luận, kết luận cũng có thể nằm ở khúc giữa của suy luận – tức giữa các tiền đề. Đó cũng không phải là cái gì đó phi lôgíc mà ngược lại vẫn rất hợp lôgíc.
Ví dụ 18: Hình thức chơi chữ bằng nói lái thường có kết cấu như một suy luận lôgíc:
- “Trạng Quỳnh có lần dâng lên chúa Trịnh một hũ mắm Đại phong. Chúa ăn rất ngon miệng, nhưng không biết cái tên Đại phong nghĩa lí ra sao, nên gọi Quỳnh vào, bắt giải thích.
Quỳnh tâu:
- Đại phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, “tượng lo” là lọ tương”[40, tr. 157 - 158].
Thực ra, tiến trình đặt tên hũ nước mắm “Đại phong” của Trạng Quỳnh được tiến hành theo chiều ngược lại với điều ông vừa giải thích: “lọ tương” nói lái thành
70
“tượng lo” “tượng lo” về sự “đổ chùa” “đổ chùa” do “gió lớn” “gió lớn” đồng nghĩa với từ Hán Việt “đại phong”. Đây là một quá trình tư duy kết hợp giữa lái với suy luận lôgíc (theo quan hệ nhân quả) và cách đồng âm Hán Việt – thuần Việt.
Ví dụ 19: Hai học sinh nói chuyện với nhau:
“Cậu có biết tại sao ngày xưa các cụ rất hay cưỡi ngựa không? - Các cụ thường thích đi chơi xa...
- Cô giáo vẫn nói cho cả lớp biết, đấy là tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”, cậu không nhớ à?
- Tại sao cậu biết, đấy là chuyện ngày xưa?
- Cậu kém thế, phải biết suy luận chứ! Theo tớ, do các cụ không có phương tiện giao thông hiện đại như ô tô, xe máy để xem hoa như bây giờ, nên phải dùng ngựa cưỡi, đúng không?” [41, tr. 100].
Câu chuyện trên vừa thể hiện hình thức chơi chữ theo lối biến, thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” vốn được dùng với nghĩa chỉ sự làm việc qua loa, đại khái, không chu đáo, tận lực, tận tình. Nhưng ở đây lại bị nhân vật trong chuyện hiểu lệch hẳn sang nghĩa đen, mà đồng thời còn làm một phép suy luận vô căn cứ về chuyện người đời nay dùng ô tô, xe máy để “xem hoa”, từ đó suy ngược lại người đời xưa vì không có các phương tiện đó nên “cưỡi ngựa xem hoa”.
Suy luận diễn dịch
Ví dụ 20: Trong truyện cười dân gian Việt Nam có mẩu chuyện cười sau: “Cô chủ và con sen đi đò. Con sen ăn trầu thế nào nhỡ tay đánh rơi cái ống vôi bạc xuống sông. Sợ cô mắng, nó mới lập mưu hỏi:
- Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi, thì có cho là mất không ạ? Cô chủ vô tình trả lời:
71 Con sen nhanh nhẩu nói:
- Thế thì cái ống vôi bạc của cô không mất. Con biết nó nằm dưới đáy sông, con vừa đánh rơi xuống đấy!” [41, tr. 87 ].
Ở đây con sen đã tinh quái dùng lối chơi chữ bằng cách mở rộng nghĩa của từ, cụ thể là từ “không mất” để gài bẫy cô chủ và biện hộ cho mình. Bởi lẽ “không
mất” (một vật) có nghĩa là phải biết vật đó ở đâu và có thể lấy để sử dụng, còn khi
biết một vật của mình ở đâu nhưng không lấy được thì là mất và khi không biết vật của mình nằm ở đâu để lấy dùng là lạc mất.
Đồng thời, xét cách lập luận mà con sen đưa ra có hình thức của một suy luận điều kiện xác định, cụ thể là thuộc modus ponens tức khẳng định điều kiện để khẳng định hệ quả ở trên. Sơ đồ hóa suy luận đó như sau:
Tiền đề 1: Cái gì mình biết ở đâu rồi thì không mất A B Tiền đề 2: Cái ống vôi bạc của cô con biết ở đâu A Kết luận: Vậy cái ông vôi bạc của cô không mất. B
Ví dụ 21: Trên báo Tuổi trẻ online có đăng bài viết của ông Bùi Danh Liên, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, nhận định như vậy trong văn bản gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị nhanh chóng xây dựng cầu vượt qua vị trí đàn Xã Tắc (khu vực nút giao thông Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa) để chống ùn tắc giao thông. Trong bài viết có nhấn mạnh nhận định của ông Liên: “Nếu như dừng công trình cầu vượt qua đàn Xã Tắc thì dẫn đến “tắc Xã Đàn”” [Dẫn theo tài liệu 83]. Phân tích dưới góc độ chơi chữ thì người nói đã sử dụng hình thức chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp, luật thơ và phong cách văn bản, cụ thể là lối chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ ngữ: “đàn Xã Tắc” và “tắc Xã Đàn”. Đó có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng lại có tác dụng lớn trong việc nhấn mạnh tính chất quan trọng của vấn đề. Đồng thời nhận định trên của người nói mang hình thức của một suy ý ngôn ngữ theo quan hệ nhân quả dựa vào Modus tollens. Như vậy, rõ ràng trong nhận định trên, hàm ý của người nói là không được dừng công trình cầu vượt qua đàn Xã Tắc. Mô hình hóa suy ý trên như sau:
72
Tiền đề 1: Nếu như dừng công trình cầu vượt qua đàn Xã Tắc thì dẫn đến “tắc Xã Đàn”. A → B
Tiền đề 2: Không tắc Xã Đàn 7B Tiền đề 3: Không được dừng công trình cầu vượt qua đàn Xã Tắc 7A
Ví dụ 22: Trong giờ học, giáo viên hỏi học sinh:
“- Em có biết “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, nghĩa là gì không?
- Nghĩa là không có cặp vợ chồng nào hòa thuận cả. Vì biển Đông không thể cạn được” [41, tr. 100].
Ở đây cậu học trò láu cá đã sử dụng lối chơi chữ bằng hình thức biến nghĩa, cụ thể là biến nghĩa của câu tục ngữ trên theo một hướng riêng. Vì bản thân câu tục ngữ vốn được sử dụng để nói lên hàm ý là nếu vợ chồng mà thuận thảo thì sẽ làm được những công việc lớn, hay khó khăn để tạo nên sự nghiệp, nhưng cậu học trò đã hiểu câu tục ngữ theo nghĩa đen, từ đó đưa ra câu trả lời thiếu chân xác. Sai lầm đó bắt nguồn từ lối suy luận sau:
Tiền đề 1: Vợ chồng hòa thuận thì tát cạn bể Đông. A B Tiền đề 2: Mà bể Đông không thể nào tát cạn được. B Kết luận: Chẳng có cặp vợ chồng nào hòa thuận cả. A Suy luận này thuộc modus tollens – phủ định hệ quả để phủ định điều kiện.
Suy luận quy nạp
Ví dụ 23: “Một ông có vợ ở nước ngoài gửi về cho nhiều mũ đẹp. Ông ta khoe:
Cái mũ hôm kia là mũ của Ý, mũ đội hôm qua là mũ của Pháp, còn mũ đội hôm nay là mũ của Anh.
73
Cả ba hôm anh đều đội mũ của chị chứ!” [41, tr. 48].
Bỏ qua tính chất của một phép chơi chữ bằng cách dùng cặp từ trái nghĩa đi thì câu chuyện trên mang hình thức của một phép quy nạp với mô hình như sau:
Ngày hôm kia đội mũ của Ý. Ngày hôm qua đội mũ của Pháp. Ngày hôm nay đội mũ của Anh. Vậy: Cả ba hôm đều đội mũ (ngoại)
Tuy nhiên đây chỉ là hình thức quy nạp thông thường được tiến hành bằng cách thông qua liệt kê đơn giản mà thôi.
Ví dụ 24: “Một người kể lại với bạn bè về kết quả thi đấu cờ vua như sau: - Ván đầu, tớ không thắng; ván thứ hai, nó không thua; ván thứ ba, tôi xin hòa nhưng nó không chịu.
- Thì cứ bảo thua đứt cả ba ván có dễ nghe hơn không?” [41, tr. 21].
Câu chuyện trên sử dụng lối chơi chữ bằng từ cùng nghĩa, cụ thể là lối chơi chữ đặt từ cùng nghĩa vào các ngữ cảnh đối lập. Bên cạnh đó, câu kết luận của người bạn “thua đứt cả ba ván” là kết quả của một sự suy luận quy nạp. Giả sử gọi người nọ là N, đối thủ của N là B, trong mỗi ván cờ, với một bên chỉ có thể có một trong sba kết quả: thắng, thua, hòa. Ta có sơ đồ quy nạp như sau:
Ván 1: “N không thắng” N thua Ván 2: “B không thua” N thua Ván 3: “N xin hòa, nhưng B không chịu” N thua Vậy cả ba ván N đều thua.
Các hình thức suy luận lôgíc là rất đa dạng không thể phân tích hết ở đây được. Nhưng với những gì đã khảo sát ở trên cơ sở những ví dụ trong nghệ thuật chơi chữ của người Việt cũng đủ cho thấy những vấn đề của suy luận lôgíc cũng được thể hiện khá đầy rõ. Tuy nhiên không phải mọi sự suy luận đều có thể khảo sát được từ hình thức tư duy suy luận trong lôgíc học truyền thống mà chúng thuộc đặc
74
thù của ngôn ngữ mà phải dùng tới loại lôgíc khác – lôgíc tình tháimới có thể khảo sát được.