Phân biệt tình thái trong lôgíc và tình thái trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 91)

Sự đối lập giữa tình thái trong lôgíc và tình thái trong ngôn ngữ là vấn đề căn bản trong nghiên cứu tình thái. Qua đó sẽ lộ ra nhiều vấn đề quan trọng của tình thái

92

lôgíc. Nhưng trước tiên cần khẳng định chúng là hai lĩnh vực không hoàn toàn tách rời nhau, thậm chí trong “tình thái ngôn ngữ” bao chứa cả “tình thái lôgíc” với tư cách là các “toán tử lôgíc tình thái”. Và ngược lại trong “tình thái lôgíc” cũng chứa “tình thái ngôn ngữ” với tư cách là phương tiện để diễn đạt một phán đoán cần khảo sát giá trị.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, lôgíc học quan tâm đến tình thái bởi nó quan tâm đến tính đúng/sai hay phương thức, cung cách thể hiện được biểu thị trong các câu (mệnh đề, phán đoán). Do đó, tình thái trong lôgíc được gọi là tình thái khách quan. Điều đó nói nên rằng lôgíc học chỉ khảo sát nội dung của câu, phán đoán mà gạt bỏ mọi nhân tố chủ quan như ý chí, sự đánh giá, cảm xúc, mức độ cam kết, thái độ hay lập trường của người nói. Nói cách khác, tính đúng/sai của câu nói, của người phát ngôn không phụ thuộc vào bản thân họ. Lúc này, người nói chỉ trình bày hiện thực một cách thật sự khách quan như bản thân nó vốn có mà thôi. [28, tr. 96 – 97].

Khái niệm tình thái khách quan phản ánh cái nhìn của lôgíc học về nội dung của câu. Theo đó, các phán đoán mà câu biểu thị được phân nhóm dựa trên ba tiêu chí là tính khả năng, tính tất yếu và tính hiện thực thành: phán đoán tất yếu, phán đoán hiện thực và phán đoán khả năng. Tình thái khách quan như vậy, chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thực, mang tính khách quan, bản thể và được coi một như đặc trưng nội tại của cấu trúc chủ từ - vị từ lôgíc, gạt bỏ mọi nhân tố chủ quan như ý chí, sự đánh giá, mức độ cam kết hay thái độ, lập trường của người nói. Đối lập với tình thái khách quan trong lôgíc là tình thái chủ quan trong ngôn ngữ. Đây là loại tình thái thể hiện vai trò của người nói đối với điều được nói trong câu. Về cơ bản nó cũng dựa trên phạm trù của tình thái khách quan (tính tất yếu, tính khả năng, tính hiện thực) nhưng ở đây người nói hoặc trưng ra những bằng chứng, suy luận có tính cá nhân, làm cơ sở cho một cam kết nào đó đối với tính chân thực của điều được nói trong câu (khía cạnh nhận thức) hoặc thể hiện thái độ của mình đối với hành

93

động được đề cập đến trong câu (khía cạnh đạo nghĩa). Do đó phổ nội dung tình thái chủ quan phong phú hơn rất nhiều so với phổ nội dung tình thái khách quan.

Có thể nói, tính khách quan hay chủ quan ở đây không phụ thuộc vào bản thân tính tình thái hay không tình thái được thể hiện trong phán đoán. Sở dĩ lôgíc tình thái được gọi là tình thái khách quan bởi bản thân lĩnh vực tình thái là lĩnh vực khảo cứu giá trị chân lý của câu (mệnh đề, phán đoán) mà giá trị đó của chúng lại hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay sự chi phối của con người, mà nó tồn tại với giá trị của mình như nó vốn có trong hiện thực. Còn tình thái ngôn ngữ lại được gọi là tình thái chủ quan bởi tính tình thái được xét đến trong câu hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ, đánh giá, nhận thức, suy luận hay cảm xúc, thái độ của con người chứ phạm vi của nó lại không vươn tới tính đúng/sai của phán đoán.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)