Quan hệ giữa âm và nghĩa trong chơi chữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 26)

Đứng ở lĩnh vực ngôn ngữ, mọi quan hệ liên tưởng giữa các đơn vị ngôn ngữ đều gắn liền với hai mặt âm và nghĩa nói chung hơn, với hình thức và nội dung trong ngôn ngữ.

Về âm (hình thức) của chơi chữ có những đặc trưng sau:

Các yếu tố tham gia chơi chữ trong những trường hợp có khả năng giống nhau về hình thức tức đồng hình với nhau. Sự đồng hình đó có thể biểu hiện ngay trên văn bản hoặc đồng hình qua quan hệ liên tưởng. Đây là trường hợp các yếu tố tham gia chơi chữ không có mặt đầy đủ trên văn bản. Từ một số yếu tố có mặt trên văn bản, người ta liên tưởng đến những yếu tố khác đồng hình nằm ngoài văn bản.

Các yếu tố tham gia chơi chữ có khi được nhận thức trực tiếp ngay trên văn bản, có khi phải thông qua con đường liên tưởng. Khi phải nhận thức qua liên tưởng thì có khi chỉ qua một bậc liên tưởng nhưng có khi qua nhiều bậc liên tưởng.

Do sự xuất hiện của yếu tố tham gia chơi chữ dưới nhiều hình thức như vậy nên chơi chữ tồn tại dưới hai dạng: dạng ẩn và dạng hiện. Dạng hiện là dạng trong đó các yếu tố đều có mặt trên văn bản, dạng ẩn là dạng trong đó một số yếu tố tồn tại ẩn sau văn bản và chỉ nhận ra thông qua liên tưởng. Dạng ẩn là dạng chủ yếu của chơi chữ. Chính điều này tạo nên tính bất ngờ, sự thú vị hấp dẫn của nghệ thuật chơi chữ khi người ta phát hiện ra hình thức chơi chữ ẩn dấu trong đó.

Về nghĩa (nội dung) trong chơi chữ. Trong chơi chữ, nghĩa của từng yếu tố không quan trọng bằng nghĩa của toàn văn bản. Có khi từng yếu tố tách rời đều có nghĩa, song chỉ là nghĩa thông thường, vốn có. Nhưng khi chúng liên kết lại thành một hiện tượng chơi chữ thì nghĩa được tạo ra (tức nghĩa của văn bản chơi chữ sẽ khác

27

hẳn). Văn bản chơi chữ có hai nghĩa (nội dung): nghĩa hiện và nghĩa ẩn. Nghĩa hiện là nghĩa hiện diện ngay trên văn bản do các yếu tố kết hợp với nhau tạo nên. Nghĩa ẩn là nghĩa không hiện diện trên văn bản mà ẩn tàng sau văn bản, phải suy ra từ các yếu tố của văn bản. Với văn bản chơi chữ nhất thiết phải có hai loại nghĩa này và nghĩa hiện chỉ là nghĩa bình thường của văn bản, không phải nghĩa chơi chữ, và chỉ có nghĩa ẩn mới thể hiện chủ ý của người chơi. Vì thế khi giao tiếp để dẫn đến hiện tượng lệch kênh giữa người tiếp nhận lĩnh hội nghĩa chơi chữ một đằng, chủ ý của người chơi chữ một nẻo. Mối quan hệ giữa hai loại nghĩa này thể hiện ra dưới hai dạng có liên hệ và không có liên hệ. Trong nhiều trường hợp nghĩa hiện và nghĩa ẩn không có liên hệ gì với nhau, nghĩa hiện không làm cơ sở cho nghĩa ẩn. Nghĩa ẩn có được là do từ các yếu tố có trên bình diện văn bản suy ra các yếu tố trên bình diện liên tưởng và các yếu tố này kết hợp với nhau tạo ra nghĩa ẩn. Khi hai loại nghĩa không liên hệ với nhau, người nhận thường khó nhận ra thậm chí không nhận ra chủ ý của người chơi chữ. Muốn nhận ra chủ ý của người chơi, tức nghĩa ẩn hoặc phải dựa vào mối liên tưởng hình thức hoặc phải dựa vào tình huống xuất hiện chơi chữ.

Như vậy có thể nói, một trong những đặc trưng về nghĩa của chơi chữ đấy chính là hai loại nghĩa hiện và nghĩa ẩn luôn nằm trong hai bình diện khác nhau: nghĩa hiện nằm ở bình diện văn bản còn nghĩa ẩn nằm ở bình diện liên tưởng.

Mối quan hệ giữa âm (hình thức) và nghĩa (nội dung) của chơi chữ diễn ra trong mối quan hệ giữa hai bình diện văn bản và bình diện liên tưởng theo kiểu tay tư. Chúng ta có thể hình dung quan hệ đó qua lược đồ sau:

28

Âm (hình thức) Nghĩa (nội dung) Bình diện văn bản HTVB NDVB

Bình diện liên tưởng HTLT NDLT

Có thể nói, mối quan hệ giữa âm và nghĩa của chơi chữ là mối quan hệ không tương hợp. Tính không tương hợp đó được hiểu là sự không phù hợp. Đó có thể là sự không phù hợp giữa hình thức viết ra, nói ra với nội dung được người chơi chữ gửi gắm. Hoặc giữa nội dung văn bản và nội dung liên tưởng hay là giữa nghĩa hiện và nghĩa ẩn. Thông thường, tính không tương hợp giữa âm và nghĩa của chơi chữ càng lớn thì càng gây ra sự bất ngờ (ở người tiếp nhận) và hiện tượng chơi chữ càng lý thú.

Qua sự nghiên cứu ở trên, có thể đưa ra một số kết luận về bản chất của chơi chữ như sau:

Thứ nhất, chơi chữ là một hoạt động ngôn ngữ thể hiện nhận thức có tính thẩm

mỹ nhằm đạt đến một trong ba mục đích: vui chơi, giải trí; châm biếm, đả kích, phê phán; gửi gắm tâm sự.

Thứ hai, chơi chữ là một hoạt động ngôn ngữ dựa trên những quan hệ liên tưởng

thiết lập trong lời nói nhằm thực hiện một trong ba mục đích trên. Các yếu tố trong liên tưởng sẽ không tương hợp và phi lôgíc (xét theo tuyến biểu hiện của văn bản) nhưng lại có khả năng tương hợp và hợp lôgíc (xét theo tuyến liên tưởng, ẩn sau văn bản). Từ đấy đưa đến tính bất ngờ, kích thích trí tuệ người tiếp nhận.

Thứ ba, chơi chữ là một hoạt động ngôn ngữ được xây dựng trên mối quan hệ

giữa âm và nghĩa theo hai bình diện văn bản và bình diện liên tưởng, trong đó âm (hình thức) hoặc phải đồng hình với nhau hoặc được tổ chức theo một cách đặc biệt tạo ra khả năng liên tưởng, còn nghĩa (nội dung) được tạo ra có nhiều loại, các nghĩa này về cơ bản khác và không có mối quan hệ với nhau. Quan hệ giữa nghĩa hiện và nghĩa ẩn

29

sẽ là quan hệ không tương hợp – phi lôgíc (xét theo tuyến biểu hiện). Về thực chất, đây là biểu hiện của loại liên tưởng lôgíc gián tiếp.

Như vậy, nghệ thuật chơi chữ cũng có lôgíc riêng của nó, có khi cũng tuân theo lôgíc thông thường mà lôgíc học nghiên cứu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ bằng các phương tiện, công cụ của lôgíc học là sẽ giúp vừa tìm ra cái hay, cái thú vị của nghệ thuật chơi chữ, vừa thấy được lối tư duy lôgíc vừa mang tính đặc trưng, vừa mang tính phổ quát ẩn chứa trong đó của người Việt. Đặc biệt là tư duy lôgíc đó không phải tự dưng mà có, nó được hình thành trên cơ sở mối liên hệ trục ba giữa ngôn ngữ học, tư duy và lôgíc học.

1.3. Mối quan hệ ngôn ngữ - tƣ duy- lôgíc học

1.3.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

C.Mác khẳng định: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để tư duy. Tư duy là cái được biểu hiện, ngôn ngữ là cái biểu hiện. Các kết quả của hoạt động tư duy như khái niệm, phán đoán được khoác vỏ vật chất âm thanh là ngôn ngữ từ đó thể hiện ra bên ngoài dưới dạng vật chất làm cho người khác “thấy được”. Như vậy là không có ý nghĩ, tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ và ngược lại không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.

Hơn nữa, ngôn ngữ còn trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển tư tưởng. Quá trình này được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bởi hoạt động thực tiễn và cải tạo thế giới đòi hỏi con người phải tư duy, nhận thức môi trường thế giới xung quanh. Đây chính là động lực bên trong tạo ra hoạt động tư duy, nhận thức của con người và đó cũng chính là tiền đề vừa sâu xa, vừa trực tiếp tạo ra ngôn ngữ. Cũng trong hoạt động thực tiễn đó, tư duy, nhận thức và ngôn ngữ tác động lẫn nhau theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Trong đó ngôn ngữ xuất hiện sau bao giờ cũng phong phú hơn ngôn ngữ xuất hiện trước và do đó hoạt động tư duy, nhận

30

thức của quá trình sau bao giờ cũng cao hơn hoạt động tư duy, nhận thức trước đó. Vì thế “Lĩnh hội tri thức và phát triển tư duy là một quá trình biện chứng, trong đó nguyên nhân và kết quả không ngừng chuyển chỗ cho nhau. Mỗi một động tác lĩnh hội tri thức nào đó, tạo ra một đòi hỏi phải có một bước tiến tương ứng của tư duy cần thiết cho việc lĩnh hội tri thức đó như một điều kiện bên trong của tư duy, và do đó, tạo ra những điều kiện bên trong mới cho việc lĩnh hội các tri thức tiếp theo sau” [39, tr. 24 – 25]. Như vậy, ngôn ngữ là công cụ để tư duy và phát triển tư duy. Vốn tri thức mà con người thu nhận được thông qua hoạt động thực tiễn được tàng trữ, bảo toàn chủ yếu nhờ ngôn ngữ, rồi cũng chính nhờ ngôn ngữ mà người ta truyền thụ vốn tri thức đó từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác. Do đó, khi con người đã có ngôn ngữ và đã có vốn tri thức do thế hệ trước truyền lại thì họ không nhất thiết phải tìm hiểu thế giới bằng con đường nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” nữa. Mà có thể đi từ những khái niệm đã biết tiến lên những khái niệm chưa biết, đi từ những phán đoán cũ tiến lên những phán đoán mới. Con người dùng ngôn ngữ để suy luận và cuối cùng áp dụng các kết quả suy luận của mình vào thực tế để kiểm nghiệm chân lý và phát triển xã hội, cải tạo thế giới.

Vậy là nhờ có ngôn ngữ mà tư tưởng được hiện thực hóa. Từ đó con người có thể truyền đạt, tích lũy, phát triển vốn tri thức của mình. Tư duy con người cũng vì thế mà trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Điều đó khẳng định mối quan hệ thống nhất không thể tách rời giữa ngôn ngữ và tư duy. Sự thống nhất đó thể hiện ở:

Thứ nhất, ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc trong lịch sử hình thành và phát triển của con người. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Ngay từ đầu, đã có một rủi ro đề nặng lên “tinh thần”, đó là sự rủi ro bị một vật chất làm “hoen ố”, và vật chất đó thể hiện ở đây dưới hình thức những lớp không khí chuyển động, những âm thanh, nói tóm lại là thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng tồn tại xưa như ý thức vậy, - ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn.”[6, tr. 8].

31

Cần nhớ rằng, Chủ nghĩa Mác quan niệm ý thức theo nghĩa rộng của từ này, tức là sự phản ánh tồn tại nói chung. Ý thức bao gồm cả tình cảm lẫn ý chí của con người, nhưng bộ phận hợp thành chủ yếu của ý thức là tư duy. Như vậy, ngôn ngữ và tư duy cùng ra đời một lúc, ngay từ đầu chúng đã quấn quyện với nhau, không tách rời nhau. Hiểu rộng hơn nữa trong lịch sử hình thành con người, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, cụ thể Ph.Ăngghen đã khẳng định: trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng tới bộ óc con người vượn, làm bộ óc đó dần dần biến thành bộ óc người. Mà ở đây cần phải nhận thức rõ đặc trưng về phẩm chất lao động của con người, đó là một thứ lao động có tiền đề nhận thức. Mà khi đã nói có tiền đề nhận thức thì trong tính hiện thực của nó, nhận thức không thể tách rời với hoạt động ngôn ngữ. Khi hiểu được phẩm chất đó của lao động thì chúng ta mới nhận thức rõ vì sao Ph.Ăngghen không nói sau lao động là ngôn ngữ, mà lại nói sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. Như vậy là ngay trong quá trình hình thành phát triển của con người, ngôn ngữ và nhận thức, tư duy đã có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Thứ hai, ngôn ngữ và tư duy tuy là hai thực thể nhưng trong tính hiện thực của sự tồn tại và hoạt động thì chúng lại không thể tách rời nhau, phụ thuộc vào nhau mà tồn tại, cái này phải lấy cái kia làm tiền đề và đến lượt mình, cả hai đều lấy hoạt động thực tiễn của con người làm tiền đề phát triển. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư tưởng, là công cụ để hình thành tư tưởng. Theo triết học Mác, một thực thể tinh thần muốn tồn tại được thì phải dựa vào một thực thể vật chất nhất định. Và tư duy là một thực thể tinh thần, muốn tồn tại, muốn được truyền bá và phát triển trong xã hội loài người, phải “nương tựa” vào thực thể vật chất là ngôn ngữ. Ngược lại, không có tư duy thì sẽ không bao giờ có ngôn ngữ vì tư duy cung cấp nội dung tinh thần, đảm bảo cho ngôn ngữ tồn tại. Không có các kết quả của tư duy như khái niệm, phán đoán... thì ngôn ngữ cũng chỉ còn là những âm thanh thuần túy, vô nghĩa không khác gì tiếng nước chảy, gió thổi hay tiếng khóc của con người.

32

Và lúc này ngôn ngữ hiện ra cũng không phải bằng những từ ngữ lộn xộn, mang những khái niệm rời rạc mà bao giờ cũng mang một thông tin lôgíc nhất định. Và cái lôgíc ấy không thể thoát ly khỏi phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Nói cách khác, nghĩa của ngôn ngữ lúc này là điểm tựa giúp cho tư duy hoạt động và làm hình thành nên mạch lôgíc trong nhận thức của người tiếp nhận. Như vậy, nếu từ đó mở rộng ra, ta có thể hiểu rằng không có một lôgíc (chân lý cụ thể) nào được định hình tách rời khỏi phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Mặt khác, khi nói ngữ nghĩa của ngôn ngữ trong mối quan hệ với lôgíc thì trong tính hiện thực của nó không có thứ ngữ nghĩa nào thoát ly, không chịu sự khống chế của cơ chế cú pháp. Nếu không có cơ chế cú pháp thì những khái niệm riêng lẻ của từng tín hiệu vẫn là khái niệm riêng lẻ. Chúng không có điều kiện đứng chung trong chỉnh thể và khúc xạ vào nhau để biểu diễn ý nghĩa lôgíc kia. Như vậy, quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy khi đi vào cụ thể thì đó là mối quan hệ giữa lôgíc, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Điều đó có nghĩa là sự tạo thành ngữ nghĩa trong giao tiếp, một mặt không thể tách rời với bình diện lôgíc (lôgíc ở đây được hiểu là một áp lực được hình thành từ hoạt động năng động của tư uy hướng vào thực tiễn và nhằm mục đích thực thể), mặt khác phạm trù ngữ nghĩa này lại cũng không thể không định hình hóa và vật thể hóa thông qua phương tiện ngôn ngữ (cụ thể ở đây là bình diện ngữ pháp nói chung). Hoặc nói cách khác, không có thứ ngữ nghĩa nào mơ hồ cả. Những gì thuộc phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ thì ở đây, khi xuất hiện và tồn tại, nó không tách rời với bình diện lôgíc và bình diện ngữ pháp (tất cả ba bình diện này, về một phương diện nào đó, chính là sự khúc xạ của phạm trù tư duy, nhận thức và ngôn ngữ, vốn thống nhất nhưng không đồng nhất tạo nên).

Thứ ba, ngôn ngữ và tư duy hỗ trợ lẫn nhau mà phát triển. Điều này có nghĩa là quá trình tư duy, nhận thức của con người về thế giới khách quan ngày càng phát triển, có thêm nhiều khái niệm, phán đoán mới thì đồng thời ngôn ngữ của con người cũng có thêm nhiều từ ngữ mới. Ngược lại, ngôn ngữ càng phong phú về khả năng diễn đạt, càng phản ánh chính xác hiện thực khách quan thì quá trình tư duy của con người càng

33

phát triển, tiến xa thêm mãi. Mặt khác, khi nói đến khả năng tư duy, nhận thức và hình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)