Khảo sát nghệ thuật chơi chữ của người Việt từ các quy luật của tư duy

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 74)

Luật đồng nhất

Cũng như hình thức của tư duy, các quy luật của tư duy lôgíc hình thức cũng tác động trong hầu hết quá trình tư duy của con người dù con người có ý thức được sự tác động đó hay không. Mà muốn tư duy được, con người phải sử dụng tới ngôn ngữ - “hiện thực trực tiếp của tư duy”. Do đó, trong lĩnh vực ngôn ngữ nói chung và nghệ thuật chơi chữ của người Việt nói riêng những vấn đề của các quy luật lôgíc hình thức đều thể hiện khá rõ. Và đôi khi do mục đích chơi chữ đặt ra, người chơi chữ cố tình vi phạm những quy luật này nhằm đánh lạc hướng người tiếp nhận, gây “mù lôgíc” khiến người chơi không thể đoán ra được vấn đề.

Ví dụ 25: Giai thoại có kể lại câu chuyện về Nguyễn Công Trứ như sau: “Nguyễn Công Trứ học giỏi nhưng lận đận trong khoa cử. Nghe đồn đền thờ bà chúa Liễu Hạnh rất thiêng, cầu gì được nấy, ông đến hứa nếu thi đậu sẽ đến rế bà ba bò. Năm ấy, ông đậu giải nguyên, nhưng nhà nghèo quá, không thể thực hiện được lời hứa. Thế là ông nảy sinh sáng kiến, đến trước đề bò qua bò lại ba lần, rồi đứng dậy nói: “Tôi đã tế bà đủ ba bò rồi đấy nhé!”[55, tr. 76 – 77].

Ở đây Nguyễn Công Trứ đã khéo léo sử dụng lối chơi chữ bằng cách dùng các từ đồng âm: từ “bò” (chỉ con bò) danh từ đồng âm với “bò” động từ chỉ hành động bò. Chính sự đồng âm đó tạo cơ hội cho ông đánh tráo hai khái niệm này với nhau. Trong lôgíc lỗi đánh tráo khái niệm này xuất hiện khi tư duy tự ý thay đổi nghĩa của các khái niệm, như ở đây Nguyễn Công Trứ đã thay đổi nghĩa của khái niệm “bò”, lúc đầu ông dùng nó với nghĩa chỉ con bò, nhưng sau đó là chuyển sang chỉ hành động bò. Điều đó cho thấy Nguyễn Công Trứ đã vi phạm yêu cầu của luật đồng nhất – yêu cầu trong quá trình tư duy, tư tưởng của chúng ta phải có tính xác định, không được tùy tiện thay đổi hàm nghĩa của nó. Tuy nhiên, trong nghệ thuật chơi chữ, người chơi do mục đích của mình đã cố ý làm như vậy. Dù thế nào đi nữa

75

thì đó cũng là biểu hiện của sự vi phạm luật đồng nhất bằng hình thức ngụy biện đánh tráo khái niệm. Những hiện tượng như vậy trong chơi chữ xuất hiện rất nhiều.

Ví dụ 26: Có câu chuyện như sau:

“Một người, nhờ xuất thân từ một thành phần tốt (bố của ông ta là một người bình thường) mà trở thành một quan chức lớn. Con ông ta không ra gì, chỉ lêu lổng, ăn chơi. Được cái may thay cháu ông ta lại khá, đỗ tiến sĩ ở một trường đại học danh giá nước ngoài. Rất tự hào về cháu nhưng ông rất bực tức với con trai, thường mắng con là đồ không ra gì. Một lần không chịu được, đứa con không ra gì này đã cãi lại ông như sau:

Cha của cha không bằng cha của con. Con của cha cũng không bằng con của con. Sao cha lại mắng con là đồ bỏ đi?

Quan chức nọ tức quá nhưng không biết bác bỏ thế nào” [31, tr. 252].

Ở đây, người con đã sử dụng lối chơi chữ lặp từ, các từ “cha”, “con” được lặp lại rất nhiều nhằm tạo nên sự rối rắm, mù mờ khó định hình trong tư duy của người tiếp nhận từ đó tạo điều kiện cho anh ta thưc hiện mục đích đánh tráo luận đề của mình. Vì thế, xét dưới góc độ lôgíc thì người con đã ranh mãnh đánh tráo luận đề mà người cha không biết để mà bác bỏ, đó là: thay vì phải chứng minh rằng mình không phải là một kẻ không ra gì như cha nói, thì anh ta đã đánh tráo thành việc so sánh con của con với con của bố, cha của bố với cha của con. Đây cũng là một hình thức ngụy biện thể hiện sự vi phạm yêu cầu của luật đồng nhất.

Luật phi mâu thuẫn

Ví dụ 27: Có câu chuyện kể về việc đi xem bói của một người vợ như sau: “Đầu năm, vợ anh Tư đi coi bói ở nhà thầy Ba Mứa. Thầy phán:

-Chồng cô tuổi ngọ hả? Hứ! Ngọ là ngựa, mà ngựa là mã, ổng có tính thượng phong mã, thích đi ăn …chả, bia bọt say nghiêng say ngả, bị mấy em bia ôm bỏ bả, nên mắc nợ tùm num tá lả; đưa tiền thầy cúng cho, không thì gia đình cô sẽ…tan rã!

76

Chị Tư về nhà khóc kể. Anh Tư tức mình lắm, biểu vợ cùng trở lại nhà thầy, rồi dặn vợ đứng ngoài lắng nghe, còn anh vào nhà làm bộ thiết tha nhờ thầy xem cho một quẻ. Thầy Ba hỏi tuổi anh, rồi hào hứng phán:

-Tuổi con ngựa hả? Tốt! Ngựa ắt hẳn là mã, anh cầm tinh con bạch mã, tướng mạo hào hoa phong nhã, trong công việc không có chi là …bất khả, cho nên sự nghiệp thăng tiến nhanh với tốc độ phi mã, khiến gia đạo luôn rộn rã tiếng cười ha hả. Thưởng cho thầy đi! Ha ha hả hả!

Nghe tới đó, chị Tư ở ngoài nhịn hết nổi, bèn xông vào nhà, hét:

- Cha chả! Còn đòi thưởng nữa hả! Thưởng cho mấy cái…vả. Mả mả cha thầy đó à…” [41, tr. 116].

Nhìn vào cũng biết câu chuyện trên sử dụng hình thức điệp văn bản gồm điệp từ như “hả”, “mã”, “hả”, “chả”, điệp vần như vần “ả”, “ã”… Việc sử dụng cách điệp như vậy ở đây chính là nhằm vào việc phê phán tính chất hai mặt thể hiện sự mâu thuẫn trong lời phán của thầy bói Ba Mứa khi phán về cùng một người, cùng một tuổi. Điều đó là vi phạm nội dung của luật cấm mâu thuẫn. Quy luật này khẳng định rằng hai phán đoán mâu thuẫn với nhau về một đối tượng, được xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, không thể cùng chân thực, ít nhất một trong số chúng phải giả dối. Trong trường hợp này thì cả hai phán đoán của thầy bói có thể là đều sai vì nững điều ông ta đưa ra đều không có cơ sở chắc chán, chỉ là lời bói toán nhằm làm lợi cho bản thân.

Ví dụ 28: Ca dao có bài: “Đi tu phật bắt ăn chay,

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không” [41, tr. 18]. Bài ca dao trên thuộc hình thức chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa, cụ thể là đồng nghĩa giữa “chó” và “cầy”, chúng là một. Vậy mà chúng lại được đặt trong thế mâu thuẫn, đối lập, một cái thì khẳng định ăn được “thịt chó”, còn “thịt cầy” lại bị phủ định là không ăn được, dù được đặt trong cùng một hoàn cảnh, điều kiện “đi

77

mâu thuẫn là không được có mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận khi khẳng định một đối tượng đồng thời lại phủ định ngay chính nó. Người chơi chữ trong trường hợp này có lẽ đã cố ý vi phạm yêu cầu này của luật phi mâu thuẫn nhằm mục đích phê phán những nghịch lý xảy ra chốn chùa chiền. Cũng vì sự cố ý đó mà yêu cầu của luật phi mâu thuẫn được thể hiện một cách rõ nét nhất.

Luật lý do đầy đủ

Ví dụ 29:“Một anh thanh niên đến phòng tư vấn gặp trợ lí Hai Cù Nèo để “gỡ rối tơ lòng thòng”:

- Thưa anh, không biết tại sao một số hoa hậu, người mẫu của mình đều lên xe hoa về … ngoại quốc, mà không thèm ngó ngàng gì đến bọn quốc nội tụi em, hả anh?

- Thế chú mày không biết các em khi được phỏng vấn về ý trung nhân, đều trả lời là “phải cao hơn em một cái đầu” hay sao? Nghĩa là các em cao 1 mét 7, thì chú mày phải 1 mét 9 trở lên mới đạt. Hiểu chưa?” [41, tr. 98].

Ở đây, ngữ cố định “Cao hơn một cái đầu” được dùng với nghĩa có tầm vóc trí tuệ lớn hơn một bậc, nhưng ở đây lại được biến thành số đo chiều cao của cơ thể con người. Đây là lối chơi chữ theo cách biến nghĩa, biến ngữ cố định theo một hướng nghĩa riêng. Đồng thời, cách lý giả của người trợ lý về một thực tế tồn tại trong xã hội hiện nay: “một số hoa hậu, người mẫu của mình đều lên xe hoa về ngoại quốc mà không thèm ngó ngàng gì đến bọn quốc nội” được cho là do nguyên

nhân về chiều cao. Cách giải thích như vậy là chưa đầy đủ, chưa hết ý, vi phạm yêu cầu về tính đầy đủ của cơ sở luận chứng. Vì thế chưa đủ để kết luận về thực tế trên bởi lý do về chiều cao cũng có thể là một trong những nguyên nhân nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu, mà nguyên nhân đó thuộc về vấn đề trí tuệ, học vấn. Khi một tư tưởng mà chưa có đủ cơ sở như vậy thì không nên tin ngay mà nên đi tìm những luận chứng khác bổ sung cho đầy đủ hơn. Có thể vì trong chơi chữ do mục đích về sự phê phán, đả kích hay nhằm tạo tiếng cười mà người chơi chữ cố ý vi phạm yêu cầu đó của luật lý do đầy đủ.

78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 30: “Anh giảng bài cho em:

- Mày có biết tại sao khi rét người ta run không? - ! ? !

- Khi run, cơ thể sinh ra nhiệt để chống lại rét. Chính vì vậy, cả thế giới mới lấy “run” (Jun) làm đơn vị đo nhiệt lượng đó. Mày hiểu chưa?”[40, tr. 107].

Người anh trong câu chuyện đã sử dụng hình thức chơi chữ bằng cách phiên âm tiếng nước ngoài (tiếng Anh) (từ “Jun” khi phiên âm sang tiếng việt có thể đọc là “run”). Ở đây người anh đã mắc hai lỗi lôgíc quan trọng là: Một là đồng nhất “run” – một trạng thái hay phản xạ của cơ thể trước cái rét với Jun (hoặc Junle) – đơn vị đo công, đo năng lượng bằng công, được tạo nên khi một lực 1 newton dời điểm đặt 1 mét theo hướng của lực; từ sự đồng nhất đó mới dẫn đến lỗi thứ hai là kéo theo ảo vì đã cho rằng Jun trở thành đơn vị đo nhiệt lượng quốc tế từ hiện tượng run của cơ thể. Mà thực tế thì hai vấn đề này không hề có mối liên hệ mang tính nhân quả như vậy, nhưng người anh do nhầm lẫn đã ngộ nhận điều đó. Bởi thực ra Jun là tên một nhà bác học người Anh – James Precotl Joule, người đã có công phát hiện ra mối liên hệ của nhiệt với công, phát hiện này đã dẫn đến sự ra đời của định luật bảo toàn năng lượng, định luật này lại tạo tiền đề cho sự phát triển của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học. Đơn vị Jun (hay Joule) được lấy theo tên của ông là vì vậy chứ không phải theo cách suy luận như của người anh trong câu chuyện trên. Lỗi kéo theo ảo như ở trên là một lỗi cơ bản khi vi phạm luật lý do đầy đủ nó bộc lộ ở nơi thực ra không có mối liên hệ lôgíc đầy đủ giữa các tiền đề và kết luận, luận đề và luận cứ nhưng người ta cứ tưởng là có mối liên hệ đó như cách suy luận của người anh ở trên cho thấy rất rõ điều đó.

79

Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy những ví dụ chơi chữ trên rất gần gũi với mỗi chúng ta, đó có thể được lấy từ ca dao, tục ngữ, truyện cười đến lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Khi chúng được phân tích bằng các công cụ, phương tiện của lôgíc học truyền thống đã giúp chúng ta thấy được những cái nghe có vẻ là có lý nhưng thực ra lại là vô lý, là lôgíc nhưng thực ra lại là ngụy biện. Ngược lại có những hiện tượng chơi chữ mới nhìn tưởng là mâu thuẫn, vô lý nhưng bản chất chúng lại có một lôgíc nội tại rất chặt chẽ, chuẩn mực nhưng lôgíc học truyền thống lại không có đủ những công cụ để tìm ra, đó là lý do mà chúng tôi phải tiếp tục nghiên cứu chương 3 để thấy rõ điều đó.

Mặt khác, mặc dù lôgíc học truyền thống đã có đóng góp hết sức quan trọng trong sự phát triển của khoa học, từ việc hệ thống hóa tri thức trong các lĩnh vực khác nhau đến việc mở rộng tri thức và phát hiện tri thức mới. Tuy nhiên, do sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nên không thể tránh khỏi những hạn chế như nhầm lẫn thuật ngữ, suy luận không chặt chẽ..., đặc biệt một trong những lỗi cơ bản của tư duy theo lôgíc học truyền thống là sự đánh tráo khái niệm. Tất cả làm chậm lại các thao tác của tư duy.

Tuy nhiên, sự phân tích trên cũng là cơ sở cho chúng ta thấy được tính phổ biến của tư duy lôgíc hình thức, nó không chỉ thuộc quyền sở hữu của một dân tộc, một quốc gia nào mà là vốn có của tư duy con người. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào khẳng định rằng người Việt Nam cũng có tư duy lôgíc và nó được thể hiện ở mọi nơi, bất cứ khi nào, ngay cả trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Chỉ có điều, chúng ta không biết về nó nên đôi khi việc sử dụng là hoàn toàn vô thức. Vì thế việc giảng dạy phổ biến môn lôgíc học hình thức trong các trường là cần thiết.

Như chúng ta đã biết, lôgíc học truyền thống ra đời trước hết từ việc miêu tả ngôn ngữ tự nhiên của Arixtốt nhưng điều đó không có nghĩa là sau khi ra đời nó lại có thể bao quát được hết những vấn đề của ngôn ngữ tự nhiên. Do đó phải cần tới một hệ

80

thống lôgíc khác. Đối với nghệ thuật chơi chữ của người Việt – nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để miêu tả cũng vậy, khi sử dụng lôgíc học truyền thống để nghiên cứu sẽ bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi trong nội dung ngữ nghĩa của lời, bên cạnh những yếu tố có tính chất thuần túy lôgíc, thường có những yếu tố tình thái, phản ánh nhận thức, sự đánh giá, thái độ... của con người đứng trước hiện thực. Chính yếu tố tình thái này tạo nên tính cụ thể, tính sinh động của lời, tính đặc sắc của nghệ thuật chơi chữ của người Việt và là mảnh đất để lôgíc học phát triển đa dạng bởi ngôn ngữ - tư duy – lôgíc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

81

CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ CỦA NGƢỜI VIỆT TỪ GÓC NHÌN LÔGÍC TÌNH THÁI

3.1. Tình thái với tƣ cách là đối tƣợng nghiên cứu của lôgíc học và ngôn ngữ học

Tình thái (modality) một vấn đề rất rộng và phức tạp, được cả lôgíc học, ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Lôgíc học đi đầu trong nghiên cứu tình thái. Ngay từ thời triết học Hy Lạp cổ đại, nhà triết học, lôgíc học Aristotle – người đầu tiên đưa các tình thái vào lôgíc học. Theo Aristotle, thuật ngữ “khả năng” có nhiều ý nghĩa khác nhau. Ông gọi là khả năng cái mà tất yếu, và cái, mà không phải tất yếu, và cả cái mà có thể. Xuất phát từ cách hiểu về tình thái “khả năng”, Aristotle viết về sự không áp dụng được quy luật bài trung đối với các sự kiện đơn nhất tương lai. Cùng với tam đoạn luận nhất quyết đơn, Aristotle đã nghiên cứu cả tam đoạn luận tình thái, trong đó có 1 hoặc cả 2 tiền đề và kết luận là các phán đoán tình thái. Aristotle đã khảo sát tam đoạn luận tình thái theo mẫu hình tam đoạn luận nhất quyết đơn của mình: Tam đoạn luận được phân thành các loại hình và các kiểu, các kiểu sai bị loại bỏ nhờ sự luận giải chúng trên các thuật ngữ cụ thể. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và đặc biệt là Diodor Kron đã dành sự chú ý đáng kể cho việc nghiên cứu các phạm trù tình thái. Riêng Diodor Kron đã khảo sát các tình thái trong mối liên hệ với biến thời gian do ông đưa vào. Các triết gia Trung cổ cũng dành sự quan tâm cho các phạm trù tình thái. Vào thế kỷ XIX G.Boole và P.X.Porexki đã nghiên cứu khái niệm xác suất, cũng là bước đi rất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chơi chữ của người Việt dưới góc nhìn Lôgíc học (Trang 74)