Khách du lịch và doanh thu du lịch.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 49)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, Nam Định đã có nhiều chủ trương đúng đắn về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hoá đền Trần, quan tâm trùng tu, tôn tạo lại di tích lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục, gắn với các nghi lễ tín ngưỡng tâm linh, các hoạt động văn hoá thể thao dân gian được khôi phục, tổ chức đi vào nề nếp, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến.

Bảng cơ cấu khách phân theo mục đích du lịch của Nam Định thời kì 2006 – 2010

Đơn vị tính Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009 Năm2010 Tổng lượng khách Lượt người 1270000 1350000 1410000 1510000 1600000 Khách đi công vụ hoặc các mục đích khác kết hợp du lịch. Lượt người 158.225 180.195 185.500 190.263 195.250 Tỉ lệ % trong tổng số khách % 12,45 13,34 13,15 12,6 12,2

Khách du lịch biển Lượt người 386.775 242.805 244.500 273.307 284750 Tỉ lệ % trong tổng

số khách

% 30,45 17,98 17,34 18,1 17,7

Khách đi lễ hội Lượt người 725.000 927.000 980.000 1.046.430 1.120.000 Tỉ lệ % trong tổng số khách % 57,1 68,68 69,51 69,3 70,1 Trong đó khách đền Trần Lượt khách 240.000 300.000 310.000 330.000 350.000

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lượng khách du lịch đến Nam Định từ 2006-2010 tăng rất nhiều. Trong đó số lượng khách năm 2010 tăng 330000 lượt người so với năm 2006.

Trong tổng số khách du lịch đến với Nam Định thì cơ cấu khách đi du lịch công vụ tăng chậm và tăng không đều .Năm 2006 cơ cấu khách là 12,45% đến năm 2008 là 13,15% nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 12,2%.

Số khách đi du lịch biển có xu hướng giảm nhiều. Năm 2006 là 30,45% so với tổng số khách thì năm 2010 xuống còn 17,7%.

Riêng số lượng khách đi du lịch lễ hội tăng rõ rệt. Năm 2006 số khách mới chỉ có 57,1% thì năm 2009 số khách đã tăng vọt lên là 70,1%. Điều này cho thấy nhu cầu đi du lịch lễ hội của người dân ngày càng tăng cao. Đặc biệt đến với du lịch lễ hội của Nam Định.

Trong tổng số khách đi du lịch lễ hội tại Nam Định thì số lượng khách đi du lịch tại đền Trần chiếm đa số và tăng lên nhanh chóng. Nếu như 2006 lượt khách đến đền Trần mới chỉ có 24 vạn thì năm 2010 số khách lên 35 vạn lượt khách.

Khách du lịch tới đền Trần chủ yếu là khách nội địa chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối trong tổng lượng khách. Khách du lịch nội địa đến đền Trần hầu hết là từ các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam… Vào mùa lễ hội, đặc biệt là trong đêm khai ấn, còn có khách du lịch từ những nơi xa xôi khác như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên, Quảng Ninh, Huế...

Khách du lịch tới đền Trần, xã Lộc Vượng thành phố Nam Định với mục đích chính là tham quan, lễ hội, tín ngưỡng. Ngoài ra cũng có những đối tượng khách kết hợp tham quan với nghiên cứu, tìm hiểu khu di tích lịch sử, cũng như những ảnh hưởng của nhà Trần tới vùng đất này. Tuy nhiên, mức độ lưu trú của khách du lịch tại đây còn tương đối thấp, do sự hạn chế của các dịch vụ du lịch cũng như cung đường.

Doanh thu du lịch ở đền Trần chưa cao nếu hiểu theo khái niệm: thu nhập du lịch là một số tiền thu được từ khách du lịch gồm các khoản chi về khách sạn, ăn

khu di tích không tổ chức bán vé cho khách tham quan nên nguồn thu chủ yếu ở đây là những nguồn thu ngoài du lịch.

Nguồn thu lớn nhất thông qua hoạt động công đức, cúng tiến… Số tiền này do thủ nhang của nhà đền nhận và quản lý sau khi hòm công đức được mở dưới sự chứng kiến của đại diện thôn Tức Mặc, đại diện xã Lộc Vượng. Sau đó, số tiền này sẽ được khai thác và sử dụng cho các hoạt động của nhà đền và sẽ được ghi chép lại đầy đủ và gửi báo cáo lên các cấp lãnh đạo.

Nguồn thu từ dịch vụ bãi gửi xe được ban an ninh xã trực tiếp thu và giao lại cho UBND tỉnh Nam Định quản lý. Nhà đền không có liên quan tới nguồn thu này. Từ đó có thể thấy rằng, doanh thu du lịch ở đây còn khiêm tốn. Nguyên nhân một phần do các dịch vụ du lịch ở đây còn hết sức hạn chế dẫn tới chi tiêu của khách du lịch cũng thấp theo, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn dẫn đến thời gian lưu trú của khách quá thấp.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w