Lễ hội đền Trần 1 Lễ Khai Ấn.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 32)

2.2.1 Lễ Khai Ấn.

miếu Hạ miếu phải có tới trên hai chục ngày lễ. Nhưng đại lễ mùa xuân vào dịp rằm tháng giêng là đông vui, tấp nập hơn. Lễ khai ấn được coi là “linh hồn” của lễ hội đền Trần.

Cội nguồn của lễ khai ấn đền Trần Nam Định.

Nhắc tới lễ khai ấn Đền Trần chắc hẳn không mấy ai là không biết, nhưng có lẽ khi hỏi về lịch sử và nguồn cội của tục lệ này thì ít có mấy ai biết rõ. Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc ra đời của lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định), nhưng trong bài viết này, em xin trích dẫn một số truyền thuyết về tục lệ này theo sự kể lại của một số người dân quanh khu di tích Đền Trần, các cụ già trông coi trong khu đền và đặc biệt là theo lời kể lại của bác chủ từ Trần Văn Chiến. Truyền thuyết kể laị rằng, sau khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Người đã lui về ngự tại làng Tức Mặc một thời gian. Ngày đó, triều Trần là một vương triều hưng thịnh nhất, có chức quyền và bổng lộc cao nhất trong xa hội lúc bấy giờ, nên vua nghĩ rằng cần tổ chức một dịp để ban tài phước lộc cho bách gia trăm họ. Vào thời ấy, nhân dân ta thường nghỉ ăn tết đến hết ngày 15 tháng Giêng, sang ngày 16 thì mới bắt đầu trở lại với công việc của nhà nông, nên vua đã quyết định chọn ngày 14, rạng sáng ngày 15 để ban tài phước lộc cho dân chúng để sang ngày 16 thì mọi người mọi nhà sẽ yên tâm hơn bắt đầu công việc của một năm mới.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tục lệ này chỉ lưu truyền ở làng Tức Mặc, các cụ cao tuổi trong làng Tức Mặc tổ chức một đoàn rước gồm toàn bộ là con cháu họ Trần, bắt đầu rước từ khoảng 10 giờ đêm ngày 14 đến Thiên Trường và làm lễ tế tại đó, đến khoảng 12 giờ thì bắt đầu khai ấn.

Nhưng về sau này, cụ thể là khoảng 20 năm trở lại đây, do nhu cầu nhân dân và khách thập phương về dự ngày càng đông nên tục lệ này được tổ chức vói quy mô lớn hơn rất nhiều mặc dù các nghi thức nghi lễ thì vẫn giữ nguyên như trước đây và cũng vẫn tổ chức tế lễ tại ban cộng đồng của đền Thượng.

Lại có thuyết cho rằng: Sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng Giêng, vua Trần đã mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và

phong chức cho các quan, quân có công. Kể từ đó, cứ vào ngày này đúng giờ Tý (23 giờ) , các vua Trần lại “khai ấn” đánh dấu sự trở lại quốc sự sau khi nghỉ Tết âm lịch.

Theo lịch sử, trong 30 năm thời nhà Trần trị vì, nước ta tuy chỉ có 3 triệu dân nhưng đã đánh tan 100 vạn quân Nguyên Mông. Việc khai ấn chính là việc công bố ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Cũng tương truyền, Quốc ấn của vua Trần thuộc loại “tối linh”, nhất là hanh thông trong thăng quan tiến chức.

Hội xuân ở Trần Miếu vào dịp 15 tháng giêng còn có tục “khai ấn” ban phúc cho dân. Ấn là ấn của miếu nhà Trần do vậy bốn chữ lớn khắc nổi “Trần Miếu tự điển” nghĩa là điển tích thờ tự tại miếu nhà Trần, ngoài Trần Miếu ra không nơi nào có lệ này.

Khái quát về lễ khai ấn đền Trần Nam Định.

Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) là một trong những sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn của quê hương Nam Định, nó không chỉ là một nét đẹp nhân văn của quê hương Nam Định nói riêng và của dân tộc nói chung mà nó còn mang trong mình biết bao ý nghĩa lớn lao.

Lễ khai ấn đền Trần còn mang ý nghĩa lịch sử văn hóa vô cùng to lớn. Ai đến dự lễ cũng mong nhận được “bảo ấn” mang về treo tại nơi trang trọng nhất trong gia đình, và như thế “bảo ấn” không chỉ mang lại an bình, phúc lộc cho dân chúng mà còn nhắc nhở con cháu nhớ về công lao của tổ tiên đã lập lên triều đại nhà Trần- một triều đại hưng thịnh nhất trong xã hội phong kiến, một triều đại đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng hệ thống đê điều, phát triển nông nghiệp rực rỡ. Và hơn thế nữa lễ khai ấn đền Trần còn là một sinh hoạt văn hóa bản địa, nó không chỉ tạo lên bản sắc riêng cho vùng quê Nam Định mà còn góp phần bảo tồn và lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Hàng năm cứ vào dịp này, nguyên xưa dòng tộc Trần ở Tức Mặc cũng như người làm ăn phương xa, kể cả các chi họ liên quan trong tỉnh, trong nước cũng về dự lễ. Đây vốn là ngày kỷ niệm các bậc Thế tổ Đông – A trên Tiên miếu xưa. Nếu tính từ cụ Trần Kinh coi như đệ nhất Thế Tổ, đệ nhị Thế tổ Trần Hấp, đệ tam Thế

tổ Trần Lý, đệ tứ Thế tổ Trần Thừa thì ban đầu kỷ niệm bốn vị cùng các bậc phu nhân.

Do thời cuộc nên Tiên miếu không còn, Trần Miếu được phục dựng thờ các vị Thế tổ, thờ 14 vị hoàng đế triều Trần, đế hậu, đế phi ở đền Thượng, còn đền Hạ thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, là trụ cột quốc gia. Vậy đại lễ mùa Xuân vừa bảo tồn nếp cũ từ buổi Trần sơ, vừa tôn thờ có sự tiếp nối các vị hoàng đế cũng như lương tướng của vương triều, do đó mà ý nghĩa càng thêm lớn.

Trong tất cả các nghi thức diễn ra trong buổi lễ thì lúc khai ấn là quan trọng nhất. Hình thức diễn ra chủ yếu là lễ chứ không có hội. Dân gian chờ, trực đến giờ tý ngày 14 rạng 15 tháng giêng để được nhận điệp ấn đầu Xuân bởi trong ấn có ghi cả hàng chữ “Trần Miếu tự điển – tích phúc vô cương. Chữ tích ở đây có nghĩa là ban cho. Vậy ấn điển lễ Trần Miếu sẽ ban cho điều phúc không bờ bến, nói nôm na là mãi mãi được hưởng phúc. Có phúc tất có giàu, có sự yên lành, có tuổi thọ nghĩa là mọi sự đều hanh thông tốt đẹp.Nghĩa là điển lễ ở Trần Miếu ban phúc lâu dài.

Có hai loại “ấn”. Ấn được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho "thường dân". Ấn được đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho quan chức.

Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua.

Nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đã đắc lộc, đắc thọ.Mỗi năm, vào lễ Khai ấn, nhà đền thường phát ra khoảng 10 vạn “ấn”.

Do khâu tổ chức để diễn ra lễ hội quá vất vả nên ban lãnh đạo định lại chỉ hợp tế vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

Công tác chuẩn bị và thời gian diễn ra lễ khai ấn.

Lễ khai ấn chính thức diễn ra vào giờ Tý ( trước đây lấy giờ tý lúc 12 giờ nhưng ngày nay giờ tý được tính vào lúc 11 giờ) ngày 14 tới rạng sáng ngày 15 tháng Giêng.

Tuy thời gian diễn ra lễ khai ấn chỉ kéo dài trong thời gian ngắn khoảng ba đến bốn tiếng nhưng công tác chuẩn bị cho buổi lễ này cũng rất quy mô và chu đáo. Về phần tổ chức để chuẩn bị cho lễ khai ấn, tỉnh và thành phố cùng với địa

phương và nhà đền đã phối hợp với nhau thành lập ra một ban tổ chức gồm có bốn ban, mỗi ban đảm nhiệm một công việc để đảm bảo cho buổi lễ được diễn ra tốt đẹp.

1. Ban lễ và hội do ông chủ từ đảm nhiệm, lo chuẩn bị và tổ chức các nghi thức, nghi lễ cũng như các hoạt động hội

2. Ban bảo vệ: do công an và dân quân của tỉnh cũng như của địa phương đảm nhiệm. Ban bảo vệ thực hiện việc trông coi, giám sát, đảm bảo an ninh cho buổi lễ.

3. Ban văn hóa: Do ban quản lý khu di tích cùng với sở văn hóa và ban văn hóa của địa phương phối hợp với nhau. Ban văn hóa đảm nhiệm việc trang trí khánh thiết, tuyên truyền và quảng bá về lễ khai ấn cũng như khu di tích đền Trần

4. Ban tài chính: Do tỉnh và địa phương đảm nhiệm, ban này lo phần việc về tài chính, ngân sách để buổi lễ diễn ra tốt đẹp.

Ngày lễ cũng như ngày thường, có rất nhiều những đoàn khách thập phương đến thăm viếng và cúng lễ tại khu đền, hầu hết khách đến đây đều phát tâm công đức. Số tiền do khách thập phương công đức được nhà đền thu và nộp lại cho địa phương, sau đó địa phương trích lại để trùng tu, tôn tạo khu di tích cũng như để tổ chức các lễ hội, ngân sách để tổ chức lễ khai ấn cũng được trích ra từ nguồn thu này. Lễ khai ấn chính thức diễn ra vào giờ Tý đêm 14 tháng Giêng nhưng ngay từ sáng 14 đã có rất nhiều những hoạt động được tỉnh cùng địa phương khu di tích phối hợp tổ chức như: Tỉnh chỉ đạo địa phương tổ chức các hoạt động hội tại sân trước cổng “Nam Chính Môn”. Trước đây, có thể kể đến một số hoạt động như: Vật, chọi gà, đấu võ thuật, cờ tướng, đu quay, leo cầu kiều…nhưng ngày nay chỉ tổ chức được một số hoạt động như múa lân, vật, võ thuật vì khôi phục lại những hoạt động này rất khó mà chỉ nặng về lễ nghi tín ngưỡng.

Bên cạnh việc tổ chức một số hoạt động hội, địa phương còn tổ chức rước kiệu từ sáng 14. Các xã có liên quan đến khu cung điện phủ đệ nhà Trần như Lộc Quý, Hậu Bồi, Đệ Nhất, Đệ Nhì, Đệ Tam, Đệ Tứ, Lựu Phố, Động Kính - Tức Mặc,

Hạ Lộc…đều rước kiệu Thánh sở tại về Trần Miếu hợp tế. Ngay bát hương Trúc Lâm đệ nhất tổ ở chùa Phổ Minh cũng rước trên kiệu “ngọc lộ” sang Trần Miếu. Truyền thuyết còn nói việc các thôn Tráng Kiện, Động Kính, Thượng Bái (đều thuộc Lộc Vượng ngày nay) còn phải hợp đồng với ba xã Lộc Quý, Hạ Lộc, Hậu Bồi (nay thuộc xã Mỹ Phúc - huyện Mỹ Lộc) rước kiệu thần sở tại về bái yết chùa Phổ Minh sau đó mới rước sang Trần Miếu.

Như vậy là việc rước kiệu “ngọc lộ” khá long trọng. Trước khi rước ông trưởng họ Trần, vào thượng điện là nơi thờ đức vua Trần Nhân Tông, làm lễ xin rước bát nhang ra kiệu. Đám rước có đầy đủ nghi trượng và các đoàn tín đồ cầm phan theo sau. Theo sau kiệu “ngọc lộ” còn có kiệu thần của các xã Lộc Quý, Hạ Lộc, Hậu Bồi. Tuy chùa Phổ Minh và Trần Miếu chỉ cách nhau khoảng 400m mà phải khởi đầu từ đầu giờ Mão (5h) đến cuối giờ Mão (7h) mới đến nơi. Khi đoàn kiệu đến sân Trần Miếu thì tế chủ rút năm nén nhang ở lô hương kiệu “ngọc lộ” cắm vào bát nhang chỗ Thần vị đức vua Trần Nhân Tông trong Thượng miếu. Sau đó tiếp tục tế lễ và lưu kiệu ở lại đến chiều ngày 16 mới rước trở lại chùa.

Trưa ngày 14 còn rước bát nhang tổ họ Trần và chóe nước xuống đền phố Hàng Tiện là nơi thờ đức Thánh Trần, tế lễ một tuần rồi rước về đền Thiên Trường. Trước khi rước về có hái một chùm hoa hồng đem theo để cắm trên ban công đồng đền Thiên Trường, còn chóe nước thì để lại đền Hàng Tiện làm nước Thánh.

Lệ này lâu nay không thực hiện. Nhưng sự việc trên khiến phải nghĩ tới mối quan hệ tộc Trần giữa Tức Mặc và phố Hàng Tiện phải có sự ràng buộc, mối liên kết nào đó?

Như vậy là trước khi khai ấn kiệu thần ở các nơi cũng như kiệu “ngọc lộ” đã được tề tựu tại Trần Miếu.

Diễn biến đêm khai ấn được thực hiện như sau:

Thường ngày ấn để ở cung cấm đền Cố Trạch, nơi thờ Trần Quốc Tuấn.Sở dĩ đặt ấn tai đền thờ đức Thánh Trần vì họ quan niệm rằng, ấn là thể hiện sức mạnh triều chính, mà vua là người phải chăm lo, quản lý việc triều chính nên sẽ đặt ấn ở

đên thờ Trần Hưng Đạo để Người quản lý và bảo vệ.

Đêm ngày 14 ban tổ chức phải chuẩn bị mực dấu, lụa vàng, giấy vàng dọc theo khổ khoảng 20 x 40 cm và trước giờ Tý tế chủ phải làm lễ ở đền Cố Trạch xin rước ấn ra kiệu. Đúng giờ Tý đoàn rước có nhạc cổ, nghi trượng cùng đoàn người mặc áo tế rước từ Cố Trạch sang đền Thiên Trường, đặt ấn tại ban công đồng rồi tiếp tục làm lễ xin khai ấn.Có một điều đặc biệt là cả đoàn rước khoảng trên một trăm người, tất cả đều là những nam thanh nữ tú con cháu nhà Trần taị làng Tức Mặc, nam thanh niên thì được rước kiệu, còn nữ giới thì chỉ được đi theo rước hoa. Đoàn rước được sắp xếp theo thứ tự như sau: Đi đầu là đèn nến, kiếm cờ, đến kiệu ấn rồi mới đến kiệu của đức Thánh Trần và cuối cùng là nhân dân.

Trước giờ phút đóng ấn, chủ tế ngồi nghiêm trang ở chiếu giữa, bồi tế dâng ấn cùng tập lụa, giấy đặt phía trước một cách trịnh trọng. Chiêng trống nổi lên và tế chủ lần lượt đóng ấn trên giấy, hoặc trên lụa, vải.Thường thì người lãnh đạo có chức sắc cao nhất của Trung Ương về dự sẽ đóng dấu ấn đầu tiên, sau đó mới tới ông Chủ từ và các thầy nho. Mọi người vây quanh chờ đợi được nhận tờ điệp có dấu ấn của miếu nhà Trần. Bên cạnh dấu son, ban tổ chức còn phải đề năm, tháng, ngày trong tờ điệp. Nhưng viết sao đủ số chữ để khi tính phải vào chữ sinh (theo kiểu tính sinh, lão, bệnh, tử). Thí dụ: “Bính Tuất niên chính nguyệt, thập ngũ nhật

thừa mệnh phụng khái ấn”. Người được tờ “điệp” sẽ đem về dán tại đền, phủ, từ

đường hoặc tại gia, hy vọng sẽ trừ được tà ma, mọi sự được như ý.Trong đêm 14 tháng Giêng, nhà đền chỉ phát ấn coi như lộc đầu xuân cho nhân dân, nên số lượng ấn là có hạn.Những ai muốn nhận được ấn mà không phải chen lấn, xô đẩy trong đêm 14 thì phải đăng kí trước với nhà đền trong khoảng thời gian từ ngày 1 Tết tới hết ngày 12 tháng Giêng, sau khi đăng kí họ sẽ nhận được một phiếu nhận ấn. Có hai loại phiếu, nếu là phiếu bằng vải lụa thì tương ứng với 20.000 cho một phiếu, nếu là phiếu bằng giấy thì tương ứng với 2.000. Đến ngày lế khai ấn thì họ chỉ việc mang phiếu đến để nhận ấn, và những đối tượng này thường nhận ấn vào những ngày sau ngày 14.

vẫn tổ chức rước nước. Trước khi đi, chủ tế vào lễ xin rút một nén nhang ở bát hương nhang công đồng, đặt trên kiệu bát cống. Đoàn phù giá nghiêm trang trong lễ phục cùng cờ biển uy nghi, phụng nghing kiệu ra ngoài cổng đền rồi dừng lại làm lễ tế cáo trời đất. Sau đó đám rước tiếp tục diễu hành theo nhịp trống, chiêng ra bến sông Hồng ở Hữu Bị cách đền chừng 3 km.

Đoàn kiệu đến bến sông, đám rước dừng lại, Ban tế chuẩn bị đem chóe đựng nước xuống thuyền, thuyền được chèo ra giữa dòng sông. Tế chủ múc độ 10 bát nước đổ vào chóe, rồi quay thuyền trở lại rước nước đặt lên kiệu. Đoàn rước từ từ theo nghi thức về đền. Nước đó được múc đổ vào các bát trên ban và tiến hành tế nước. Sau khi tế nước, lộc này được ban cho con cháu họ Trần uống, để nhắc nhở không quên nguồn gốc tổ tiên, cũng như nghề nghiệp mà ông cha từng trải, để từ đó dựng nên cơ nghiệp đế vương dòng tộc Đông – A.

Sang ngày 16 tháng giêng, có lệ tế cá tại đền Thiên Trường. Cá được đựng trong 11 thùng sơn đỏ. Một đôi cá triều đẩu (cá quả) nặng chừng 2kg đựng trong

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w