Giá trị lịch sử đền Trần.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 26)

Công trình thờ tự tại Thượng miếu.

Thượng miếu còn gọi là đền Thiên Trường, đền Thượng là nơi thờ mười hai vị vua thời chính thống và hai vua thời hậu Trần, tổng cộng mười bốn đời vua.

Trên các ban đều có ngai rồng cùng bài vị chạm khắc tứ linh, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, cũng là điều thể hiện sự kính trọng theo cách truyền thống.Tại toà đệ nhị, gian chính giữa có ban thờ trên bài trí long ngai, long bài ghi hàng chữ: “ Trần triều liệt miếu tiên hoàng đế thần vị” (Thần vị vua các vua vương triều Trần tại miếu thờ). Phía sau ban thờ liệt miếu mang tính chất chung có ba ban và trên

các ban đều có long ngai, long bài ghi thần hiệu hoàng đế. Trong số mười bốn hoàng đế, tuy xếp hàng theo hàng ngang, nhưng các vị Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông là những bậc quan vương tiêu biểu, lại là các vị mở nghiệp đế cũng như giữ gìn phát huy chế độ quân chủ, cha truyền con nối, không chỉ làm cho tông miếu xã tắc hiển vinh, mà còn làm cho quốc gia, dân tộc rạng danh nên được bài trí trang trọng ở gian chính giữa. Hai ban ở phía Đông và phía Tây, mỗi bên bài trí thờ năm vị vua theo cổ lệ của miếu Tức Mặc, đến ngày nay vẫn được trân trọng.

Trong các vị vua thờ tự hai bên thì mỗi vị vua đều có những truyền thuyết về lịch sử như: Vua Trần Minh Tông hoàng đế cũng là vị vua hiền nhưng cuối đời mắc phải lỗi giết oan nhạc phụ nên ít nhiều ảnh hưởng đến triều chính. Đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông rồi Trần Duệ Tông tuy đều là con thượng hoàng Minh Tông nhưng anh em được thay nhau làm vua bởi thiếu đội ngũ thái tử kế cận, làm mất đi chế độ cha truyền con nối mà hàng ngàn năm đã có trên bản địa. Các triều vua này lại hạn chế việc phát huy đức sáng của tổ tiên, cũng như thiếu vững vàng chèo lái con thuyền Đại Việt khiến nội trị suy kém, việc chế ngự ngoại bang không thành sự. Vua Trần Duệ Tông tử trận, con trai 16 tuổi được nối ngôi tức Trần Phế Đế. Nhưng vì nhu nhược nên 12 năm sau bị phế truất (1388). Ông vua thứ 11 lên thay lại là con út thượng hoàng Nghệ Tông, anh họ Trần Phế Đế, lên ngôi năm 11 tuổi, 9 năm sau bị truất ngôi rồi xuất gia và bị giết. Ông vua thứ 12 là Trần Thiếu Đế, 3 tuổi lên ngôi và chỉ vài năm sau bị phế truất (1398- 1400).

Như vậy Thượng miếu ở toà chính điện, dân gian còn gọi chính tẩm, thờ 14 vị hoàng đế. Điều đặc biệt là mỗi hoàng đế đều được ghi duệ hiệu đặt trên long ngai riêng và được sắp xếp theo hàng ngang ở các gian.

Việc tôn thờ ở Trần Miếu có từ lâu đời và được các triều đại nối tiếp quan tâm đến việc xây dựng, mở mang nơi thờ tự, cũng như ban cấp sắc phong. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, hiện tại chỉ còn 9 đạo sắc thời Lê Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) và một đaọ niên hiệu Tự Đức thứ 33(1880).

Hậu cung Thượng miếu tuy chỉ có ba gian ở phiá sau toà đệ nhị, nhưng tiền nhân bố trí thờ tự khá phong phú.Gian giữa đắp nổi bức đại tự với bốn chữ “ Triệu vượng cơ tích” ( Dấu vết ban đầu lập nghiệp). Phía dưới có khám thờ. Trong khám có bày hai hàng bài vị:

Hàng phía trong bao gồm ba bài vị 1, 2, 3 ghi: “ Trần triều truy tôn hoàng đế thần vị”(Ngôi thần của các vị Thuỷ tổ vương triều Trần

Hàng bên ngoài cũng có ba bài vị, bài vị số 4 ghi: “ Trần triều truy tôn Mục Tổ hoàng đế, Ninh tổ hoàng đế, Nguyên Tổ hoàng đế, Thái tổ hoàng đế”(Ngôi thần được triều Trần truy tôn: Mục Tổ (Trần Kinh), Ninh Tổ (Trần Hấp), Nguyên Tổ (Trần Lý), Thái Tổ (Trần Thừa ) là bậc hoàng đế. Đây là bốn cụ tổ họ Trần về định cư lập nghiệp ở Tức Mặc rồi sang Thái Đường, từ đây mà sinh ra các con cháu đem vinh quang cho dòng họ cũng như dân tộc.

Bài vị số 5 ghi việc truy tôn phu nhân của các cụ tổ vừa nêu là bậc Hoàng thái hậu: “Trần triều truy tôn Mục Từ hoàng thái hậu, Nguyên Từ hoàng thái hậu, Quốc Thánh hoàng thái hậu” (Truy tôn phu nhân của các cụ tổ là Mục Từ, Ninh Từ, Nguyên Từ hoàng thái hậu, Quốc Thánh là Hoàng thái hậu của triều Trần)

Riêng đối với Thái Tổ Trần Thừa là người sinh ra vua, được ghi thêm bài vị, có sự truy tôn đặc sắc hơn (bài vị số 6): “Trần triều Hiếu Tổ truy tôn Thái thượng hoàng, hiệu thuỵ khai vận lập cực thuỳ dụ chí hiếu hoàng đế thần vị”(Triều Trần truy tôn ngôi thần cho Hiển Tổ là Thái Thượng Hoàng, tên thuỵ có công mở vận hội lập vương triều, đáng bậc hoàng đế rất mực có hiếu).

Hậu cung còn có hai gian tả hữu. Gian bên phải được đắp nổi hai chữ “Khôn thừa” (Quẻ khôn, ví với đất, nói về đức hạnh phụ nữ). Ban thờ có bài vị đặt trên long ngai ghi: “Trần triều đế hậu liệt vị” (Ngôi thần các vị hoàng hậu của nhà Trần). Như vậy đây là bài vị thờ chung tất cả các vị được tôn là hoàng hậu, người đứng đầu cai quản trong nội cung, có vai trò rất quan trọng. Các vị đế hậu triều Trần, phần đa xứng đáng bậc quốc mẫu như Thuận Thiên hoàng hậu, Thiên Cảm hoàng hậu, Khâm Từ hoàng hậu… Các vị này đã góp phần nội trị, giúp vương triều thuận chiều mát mái, cố kết nhân tâm để hoàng tộc, vua tôi chăm lo việc nước, góp

phần đưa việc trị quốc an dân đạt thành quả đáng kể mà sử sách đã có những chương mục ca ngợi.

Gian bên trái có đại tự “ Tốn thuận”. Ban thờ ở đây có bài vị “ Trần triều đế phi liệt vị” (Ngôi thần các bà hoàng phi của các hoàng đế). Các hoàng phi thường là các những người trẻ trung hơn, xinh đẹp hơn, phần lớn các hoàng phi triều Trần là những người xác định phận sự tuân thủ quy tắc hậu cung. Nhiều người còn tỏ rõ đức độ như Lệ Trinh nguyên phi thời Trần Thái Tông, là người rất thương dân, khuyến khích việc nông trang, mở chợ cho dân trao đổi hàng hoá, giúp đỡ người nghèo. Bà còn lập chùa thờ Phật để đôi khi hoàng đế tới thăm có nơi phụng đạo.

Việc thờ tự tại Thượng miếu nhìn chung từ công trình đến bài trí, đồ thờ tự còn đơn giản, chưa được ngang tầm với vị thế, cũng như công lao của các bậc Tiên quân hoàng đế, cũng như hoàng hậu, vương phi triều Trần.

Công trình thờ tự tại Hạ miếu.

Tại Hạ miếu ngoài cùng là tiền đường, tiền đường thường to rộng hơn các tòa khác, nơi thường diễn ra hành lễ, do vậy ít bài trí ban thờ. Tại gian giữa tiền đường có ban thờ chung, trên có long ngai bài vị ghi:

“-Trần triều nhập nội thị Thái úy Phò mã Đô úy Nguyễn An Nghĩa tôn thần” (Vị tôn thần Nguyễn An Nghĩa là con rể vua, chức Thái uý triều Trần)

“-Trần triều Phạm Điện súy Thượng tướng quân Quan nội hầu tôn thần” (Vị tôn thần Phạm Ngũ Lão Điện súy Thượng tướng quân tước Quan nội hầu triều Trần”

“-Trần triều Tham tán quân vụ Phạm tôn thần” (Vị tôn thần Phạm Ngộ, tham mưu việc quân dưới vương triều Trần)

Ba vị trên là danh tướng, trợ tá đắc lực giúp Hưng Đạo đại vương trong sự nghiệp chống đế quốc Mông Nguyên thế kỷ XIII. Và tại đây, các vị hiện diện ở cung ngoài, như sẵn sàng chờ lệnh giúp đại vương trợ thuận cho muôn dân theo sở cầu của trăm họ.

Phía trong tiền đường là tòa thiêu hương làm kiểu phương đình bốn mái cong cong. Trong thiêu hương có đặt long đình, đặc biệt trong long đình chạm bức phù

điêu tượng Phật tam thân, theo kiểu dáng ba tòa ở các chùa( Phật thời quá khứ, Phật thời hiện tại, Phật thời tương lai). Dưới hàng tượng tam thân( còn gọi tam thế) có bức phù điêu “Trúc Lâm tam tổ” ( phái Trúc Lâm do đệ Nhất tổ Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa, đệ tam tổ Huyền Quang). Hai bên siêu hương có hai dãy nhà nhỏ tạo sự khép kín nơi tôn nghiêm. Nhà bên Đông thờ “Võ ban huân thần liệt vị”(các võ tướng, nhất là lục bộ tướng tâm huyết phù tá Đại vương đánh giặc). Lại có cả bài vị “Trần gia chính phái liệt vị”(Các vị thuộc chính phái họ Trần). Tòa bên Tây thờ “Văn ban huân thần liệt vị” (các văn thần có công lao). Và có bài vị thờ : “ Hiệp biện Đại học sỹ, Nhập nội Hành khiển Trương tôn thần”. Đây là vị văn thần đạo cao đức trọng Trương Hán Siêu, được Hưng Đạo đại vương tin cẩn.Ở đây còn có bài vị thờ : Hiệp biện Đại học sỹ lĩnh Định - An Tổng đốc Phạm Thiện Nhân. Đây là bài vị thờ tổng đốc Phạm Văn Toán, người có nhiều công lao xây dựng miếu nhà Trần (kể cả đền Thượng cũng như đền Hạ).

Tòa đệ nhị có đại tự: “Hưng Đạo thân vương cố trạch” khắc năm Đinh Dậu (1897) dưới triều vua Thành Thái. Qua nội dung đại tự khách hành hương hiểu đây là nơi nhà cũ của Đại Vương. Phần bài trí thờ tự tại tòa đệ nhị như sau: Gian giữa ở vị trí trung tâm có ngai, bài vị:” Trần triều Thái sư Thượng quốc công Hưng Đạo đại vương. Phía trước bài vị thờ là thần tượng Hưng Đạo đại vương rất uy nghi, cũng vị trí trung tâm, hai bên có ngai cùng bài vị:

“- Trần triều Thánh tử tứ vị Đại vương tôn thần chi vị”(bài vị bốn Đại vương tôn thần, con của đức Thánh trần)

“-Trần triều Điện súy Thượng tướng quân, quan nội hầu Phạm Ngũ lão đại vương tôn thần” (Tôn thần Điện súy Thượng tướng quân, tước quan nội hầu Phạm Ngũ Lão đại vương).

Gian bên phải có ban thờ, ngai, bài vị đề: “-Trần triều hữu bộ tướng tòng tiền liệt vị” (bộ tướng giúp triều Trần, được thờ phụ); “-Trần triều tả bộ tướng tòng tự liệt vị” (tả bộ tướng được phối thờ cùng đại vương). Các vị tả, hữu bộ tướng là những người hiền giúp triều đình trong sự nghiệp bình nguyên và trị quốc an dân, phải kể đến tứ vị vương tử là con của Đại vương, cùng với Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm

Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm...

Chính tẩm (còn gọi tòa đệ nhất), công trình này gồm ba gian thiết kế lối trùng thiềm, các cấu kiện như cột, xà, câu đầu..làm theo lối cũ. Gian giữa bài trí ban thờ lớn, phía trong đặt khám thờ có bài thị Vương phụ, Vương mẫu.

1. Hiển Thánh khảo An Sinh Vương, truy phong Khâm Minh đại vương thần vị (Thân phụ của Đại vương là An Sinh Vương, truy phong Khâm Minh đại vương thần vị).

2. Hiển Thánh tỷ An Sinh Vương phu nhân, truy phong Thiện Đạo quốc mẫu thần vị (Thân mẫu của Đại Vương là An Sinh Vương phu nhân, truy phong Thiện Đạo quốc mẫu thần vị).

3. Thân vương Khâm sai Tiết chế thiên hạ chư quân, Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo đại vương thượng đẳng thần, thần vị (Thần vị Thân vương Khâm sai Tiết chế thiên hạ chư quân, Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương thượng đẳng thần)

4.Hưng Đạo đại vương phu nhân, hiệu Thiên Thành công chúa, truy phong Nguyên Từ quốc mẫu, sắc phong Thiên Uy thái trưởng công chúa (Thần vị phu nhân của Hưng Đạo đại vương hiệu là Thiên Thành công chúa, truy phong là Nguyên Từ quốc mẫu, sắc phong là Thiên Uy thái trưởng công chúa)

5.Giữa hai long bài 3 và 4 nêu trên còn có cỗ khám nhỏ trong có bài vị ghi như trên, lại có ván che ngoài (hãm trung) xin coi đây là cỗ khám thờ chung Đại vương và phu nhân.

Hai bên gian giữa đều có ban thờ ở phía Đông và phía Tây.

Phía Đông thờ các vị phu nhân của Vương tử và các vị Công chúa

Phía Tây thờ bốn vị con của Đại vương và con rể Điện Súy, thượng tướng Phạm Ngũ Lão

Các bài vị ở gian phía Đông gồm:

o Hưng vũ Đại vương nhất phẩm phu nhân o Hưng Nhượng đại vương nhất phẩm phu nhân o Hưng Hiến đại vương nhất phẩm phu nhân

o Hưng Chí đại vương nhất phẩm phu nhân (Các vị phu nhân ghi chung bài vị số 6)

Một long bài khác ghi hai Công chúa đó là:

o Đệ Nhất công chúa Nhân Miếu hoàng hậu (vợ Nhân Tông hoàng đế) o Đệ nhị Thủy Tiên Công chúa Điện súy phu nhân (Vợ đại quan Điện

súy Phạm Ngũ Lão và là con gái nuôi Đại Vương) Gian phía Tây thờ bốn Vương tử gồm:

o Trần triều vương tử Khai Quốc công Hưng Vũ đại vương thần vị o Hưng Nhượng đại vương thần vị (Trần Quốc Tảng)

o Hưng Hiến đại vương thần vị o Hưng trí đại vương thần vị

Một bài vị khác cũng đặt trên ngai (số 9) ghi:

- Trần triều vương tế Điện súy Thượng tướng quân, quan nội hậu Phạm Tôn thần thần vị.

Như vậy đền Trần là nơi thờ tự gia tộc nhà Trần, triều đại hưng thịnh nhất Việt Nam. Một triều đại có bộ máy tập quyền thống nhất trên tất cả mọi mặt: văn hóa, giao thông, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Và cũng nhờ có chính sách thân dân nên các vua Trần đã xây dựng nên khối đại đoàn kết toàn dân trong thời bình và nhất là trong thời chiến. Trong đó vai trò hoàng đế thật vô cùng lớn lao. Các vị hoàng đế thời Trần trị vì gần hai thế kỷ có đến 2/3 thời gian làm cho non nước Đại Việt hùng cường, để lại những mốc son, những ấn tượng tốt đẹp trong dân gian về võ công - văn trị cho dân tộc và nó trở thành truyền thống vàng son cho đất nước. Đặt tiền đề huy hoàng cho những trang sử của các triều đại kế tiếp, cũng như thời đại mới của chúng ta. Qua việc thờ tự các vua Trần cho thấy được sự ngưỡng mộ của nhân dân ta đối với thế hệ cha ông đi trước đó chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân Việt Nam ta.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w