Giải pháp quản lý khai thác và phát huy các giá trị trong phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 64)

lịch.

Quần thể di tích lịch sử – văn hóa đền Trần, , xã Lộc Vượng – Nam Định ẩn chứa nhiều giá trị tinh hoa cả về mặt tâm linh cũng như về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Hiện nay, quần thể di tích này đang có xu hướng quá chú trọng về ý nghĩa tâm linh, cho nên các nhà quản lý địa phương chỉ tập trung vào mục đích thu hút khách đi du lịch, tham quan với mục đích hành hương, du lịch tâm linh là chính. Đây không phải là khách đi du lịch thuần túy, mà chỉ là khách tham quan cho nên họ chỉ dừng lại đây trong một thời gian ngắn. Mục đích của họ chủ yếu là cầu tài lộc, sức khỏe, may mắn…Họ chỉ tiêu tiền bạc, dành thời gian cho việc lễ nạp, cầu cúng, khoảng thời gian dành cho việc thăm quan di tích, thưởng thức những hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian là không nhiều. Điều đó giải thích vì sao ở đây tình trạng các dịch vụ du lịch lại kém phát triển như thế.

Hệ quả tất yếu của cách làm du lịch trên đã khiến thị trường khách ở đây mất đi một lượng khách đáng kể - nguồn khách đến không chỉ vì mục đích tâm linh mà với mục đích chủ yếu là thưởng thức những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa nghệ thuật ở đây. Đó còn là lượng khách có thể đem lại thu nhập về mặt du lịch rất cao bởi họ sẽ dành nhiều thời gian tham gia vào phần hội, những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, mua hàng lưu niệm, thăm quan các di tích kiến trúc và tất yếu họ sẽ lưu trú lại lâu hơn.

Như vậy để có thể khai thác và phát huy một cách toàn diện, hiệu quả những giá trị của khu di tích đền Trần, xã Lộc Vượng – Nam Định thì cần phải đổi mới về tư duy và cách làm du lịch, đa dạng hóa cách thức tổ chức lễ hội, trong đó yếu tố du lịch văn hóa phải được lấy làm trọng tâm. Có như vậy nguồn khách đến với đền Trần mới có thể đều đặn trong cả năm và không ngừng tăng nhanh.

Về mặt quản lý di tích, cần phải chú trọng khai thác và phát huy cả không

gian nội tự, không gian cả khu di tích và không gian cảnh quan bao quanh khu di tích. Nếu không gian nội tự là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh hoặc thưởng

ngoạn các giá trị về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật thì không gian cả khu di tích phải tổ chức nhiều hoạt động khác để thu hút du khách và làm giãn mật độ tập trung của khách. Muốn làm được điều đó phải có các khu riêng: khu vực bày các gian hàng lưu niệm đặc sắc, khu ẩm thực, khu vui chơi giải trí với các hoạt động văn nghệ, thể thao cả dân gian và hiện đại… Với cách làm này, chúng ta hoàn toàn có thể có quyền được thu vé du lịch đối với những hoạt động trên.

Khôi phục và tu sửa những giá trị tâm linh tốt đẹp hiện nay trong khu di tích nhiều bảo vật đã đang trong tình trạng xuống cấp, nhưng người dân xung quanh và khách du lịch lại thiếu ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử vốn có của mình. Vì vậy việc đưa ra thêm nhiều các biển thông báo khuyến khích ý thức tự giác của người dân cũng như khách du lịch trong việc bảo vệ các di tích lịch sử.

Về mặt tổ chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội Đền Trần,xã Lộc Vượng – Nam

Định nên đổi mới các kịch bản tổ chức cũng như các tiết mục trong kịch bản nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của khách du lịch thập phương. Bên cạnh đó, nên khôi phục các tục lệ cổ truyền của các làng xung quanh cũng như các vùng khác trong tỉnh như tục lệ thi thả diều, thi pháo đất,... Trong lễ hội, nên tập trung đề cao các giá trị văn hóa tinh thần của địa phương như chầu văn, ca trù, chèo, múa rối nước, múa bài bông…. Khi tổ chức lễ hội văn hóa nghệ thuật này, chúng ta nên mời thêm các đoàn nghệ thuật của các tỉnh bạn nhằm tạo nên sự đa dạng, phong phú và lôi cuốn khách du lịch.

Bên cạnh việc tổ chức một lễ hội văn hóa riêng, mang tính bản sắc như lễ hội khai ấn, tại đền Trần cũng có thể kết hợp tổ chức các lễ hội truyền thống.Biểu diễn rối nước, hát văn, đi cà kheo, bơi trải, thi bắt vịt, thổi cơm thi... đặc trưng riêng có của vùng quê Nam Ðịnh, nếu được tổ chức tại đền Trần vừa có thể phát huy hết được giá trị văn hóa đích thực của chúng vừa có thể tạo nên sức hấp dẫn du khách mọi miền đến thưởng thức.

Bên cạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, có thể xen kẽ các khu vui chơi giải trí,các trò chơi dân gian, khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền

Ðằng, đúc đồng Tống Xá (huyện Ý Yên), mây tre đan Vĩnh Hào (huyện Vụ Bản), dệt Cự Trữ, ươm tơ Cổ Chất (huyện Trực Ninh)…..Khu ẩm thực chợ quê với những đặc sản nổi tiếng của tỉnh: Phở bò Nam Định, Bánh gai Bà Thi - TP Nam Định, bánh chưng Bà Thìn-Hải hậu Nam Định, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), gạo tám xoan Hải Hậu,Chuối ngự ( cùng gạo tám xoan ) là hai vật phẩm dùng để tiến vua (thời phong kiến), Gạo nếp cái hoa vàng Nghĩa Hưng Bánh đậu xanh Hanh Tụ, Bánh nhãn Hải Hậu, kẹo sìu châu Nguyên Hương, Bún chả Thành Nam, Nem nắm Giao Thủy, Nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy, là món ăn nổi tiếng toàn quốc nhất là khu vực phía nam, không những thế du khách thế giới cũng rất ưa thích...

Khi đã hình thành được kế hoạch tổ chức những lễ hội với quy mô lớn như trên thì Ban tổ chức ngoài việc làm tốt công tác chuẩn bị đón khách đến dự lễ hội thì cũng cần phải liên kết với các công ty du lịch lớn có uy tín như Vinatour, Hanoitourist, BenThanhtourist, Fiditour… để các công ty du lịch có sự hiểu biết về các nội dung: thời gian tổ chức, nội dung của lễ hội, trình tự tiến hành các nghi thức diễn ra trong lễ hội, các hoạt động chính đặc sắc… Từ đó họ sẽ có kế hoạch xây dựng các tour du lịch với các đối tượng khách khác nhau và họ cũng sẽ làm hộ việc marketing thu hút nguồn khách cũng như tổ chức cho khách đến với lễ hội.

Và để tránh thực trạng lễ hội như hiện nay Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch và tỉnh Nam Định vừa thống nhất không tổ chức phát ấn tại đền Trần vào đêm 14 tháng giêng hàng năm.

3.2.2. Quy hoạch và đầu tư du lịch.

Khu di tích đền Trần, xã Lộc Vượng – Nam Định cùng với lễ hội khai ấn thường niên hiện nay là một điểm du lịch có tiềm năng to lớn và bền vững để khai thác dưới góc độ du lịch và văn hóa tâm linh, có điều kiện trở thành một địa danh du lịch có sức hút lớn đối với du khách. Tuy nhiên, thực trạng phát triển hoạt động du lịch của khu di tích lại còn quá nhiều mặt hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Hoạt động du lịch được tổ chức yếu kém, đầu tư còn hạn chế,

manh mún và mang tính tự phát nên chưa có những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Do chưa có những định hướng quy hoạch phát triển cụ thể nên việc quản lý, khai thác các tiềm năng du lịch còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Vì vậy nên có quy hoạch chiến lược cho khu vực này theo hướng quy hoạch phát triển du lịch chung cho cả tỉnh trong dài hạn.

Xây dựng quy hoạch du lịch cho quần thể di tích đền Trần , xã Lộc Vượng – Nam Định, là cơ sở đảm bảo cho việc bố trí hợp lý các không gian phát triển trong phạm vi quần thể di tích, bao gồm: Không gian cho các hoạt động tín ngưỡng tâm linh và không gian bổ trợ gắn với các hoạt động tham quan và dịch vụ. Ở đây cần chú trọng việc khai thác các giá trị làng nghề ở khu vực phụ cận di tích để bổ sung các sản phẩm du lịch, làm tăng sức hấp dẫn của quần thể di tích. Điều này rất có ý nghĩa trong việc làm giãn lượng khách, giảm áp lực của du khách đến di tích trong thời gian cao điểm.

Quy hoạch du lịch cần phải đề cập đến mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển, các mục tiêu lớn, các giải pháp để đạt được mục tiêu của việc làm quy hoạch.

Thứ nhất, về mục tiêu của quy hoạch:

• Nhằm định hướng đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch, định hướng chính sách và cơ chế quản lý thúc đẩy hiệu quả hoạt động du lịch.

• Xây dựng quy hoạch phải tạo đà cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch.

Thứ hai, về nhiệm vụ của quy hoạch:

• Đánh giá đầy đủ hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch của khu vực. • Xây dựng được các định hướng chiến lược trên cơ sở quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch của tỉnh Nam Định đến năm 2020 và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

và các sản phẩm du lịch đặc thù.

• Dự báo được lượng khách trong tương lai.

Thứ ba, về định hướng của quy hoạch:

• Phát triển phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

• Đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, ổn định đồng thời góp phần tích cực trong việc giữ gìn bảo lưu những giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch.

• Các phương án phát triển có sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự chỉ đạo phù hợp với tình hình phát triển.

• Khai thác hiệu quả nguồn nội lực kết hợp với việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.

• Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của địa phương.

Các giải pháp để đặt được mục tiêu quy hoạch:

Giải pháp về cơ chế chính sách: Tạo điều kiện cho các chủ thể của du lịch

hoạt động được thuận lợi hơn. Khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch và dịch vụ trên địa bàn của tỉnh Nam Định.

Giải pháp về nguồn nhân lực: Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân

lực, cán bộ quản lý, đội ngũ hướng dẫn viên vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có tinh thần, trách nhiệm trong công việc.

Giải pháp về vốn: Nghiên cứu cơ chế thu chi, trích một phần nguồn thu từ

trợ từ Trung ương và các Bộ, ngành; vốn đầu tư tư nhân; nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư…

Giải pháp về thị trường: giữ vững mức tăng lượng khách ở thị trường

khách nội địa, đồng thời thu hút thêm lượng khách quốc tế qua các công ty lữ hành.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 64)