Giải pháp xã hội hóa trong phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 76)

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Sự phát triển du lịch luôn tùy thuộc vào sự phối kết hợp chặt chẽ, mối

đoàn thể và toàn xã hội.

Chính vì lý do trên cho nên hoạt động xã hội hóa kinh doanh du lịch tại khu di tích đền Trần, xã Lộc Vượng – Nam Định cần được coi trọng và xem đây như là một giải pháp mang tính đột phá. Xã hội hóa trong hoạt động du lịch sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, tạo ra nhiều việc làm và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một vùng nông thông mà đa phần cư dân chỉ tập trung vào việc canh tác nông nghiệp trồng trọt. Du lịch phối hợp cùng các ngành bảo tồn và khai thác các giá trị về tự nhiên và nhân văn giúp phát triển một cách hài hòa, cân đối và bền vững.

Sự phát triển du lịch luôn gắn với cộng đồng dân cư, vai trò của cộng đồng dân cư rất lớn bởi họ vừa là những người trực tiếp tham gia vào dòng khách du lịch, hoặc tham gia vào các dịch vụ du lịch và góp phần tạo nên môi trường xã hội cho du lịch phát triển. Người dân có thể tham gia vào công tác quản lý di tích, tổ chức lễ hội, đảm bảo tốt cơ sở vật chất, giao thông đi lại, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội, phục vụ du khách tham quan. Người dân là chủ thể của các hoạt động du lịch văn hóa, vì vậy cần phải đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch, tránh các biểu hiện tiêu cực làm cản trở, ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

Xã hội hóa du lịch đòi hỏi có sự phối kết hợp liên ngành chặt chẽ, có hiệu quả dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền.

3.4. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w