PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NAM ĐỊNH 3.1 Giải pháp chung.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 61)

3.1. Giải pháp chung.

Hiện nay, khu di tích đền Trần, xã Lộc Vượng – Nam Định và Lễ Khai ấn đền Trần đang ngày càng trở lên hấp dẫn đối với du khách thập phương. Cũng chính vì thế đòi hỏi sự cần thiết của công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của các cấp, các ngành liên quan. Các văn bản liên quan đến quản lý và khai thác tài nguyên du lịch của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và bản thân ngành du lịch tương đối nhiều nhưng chưa tạo ra được một hệ thống chính sách đồng bộ gắn kết với nhau trong một thể thống nhất để quản lý, khai thác, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên.

Sự chồng chéo, thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong quản lý, khai thác không những hạn chế sự phát triển du lịch mà còn là nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, trong những năm tới cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về tổ chức khai thác tài nguyên phù hợp với đặc thù của quần thể di tích văn hóa – lễ hội đền Trần, xã Lộc Vượng – Nam Định

cũng như là quy mô và mức độ khai thác. Đặc biệt là phải thống nhất quản lý trong khu vực để tránh chồng chéo.

UBND tỉnh Nam Định cần đưa ra các quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở VHTT & DL nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và tại quần thể di tích lịch sử - văn hóa đền Trần, xã Lộc Vượng – Nam Định nói riêng. Với các công tác chính như sau:

• Quản lý về quy hoạch và kế hoạch; quản lý về tiêu chuẩn, cơ sở vật chất của các khách sạn, nhà hàng, phân công thành các thứ hạng theo hướng dẫn của Tổng cục du lịch Việt Nam để cấp giấy phép kinh doanh; quản lý về nghiệp vụ những người tham gia kinh doanh du lịch theo tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch Việt Nam để cấp giấy phép hành nghề; quản lý các mức thuế mà những cơ sở kinh doanh du lịch phải đóng góp vào ngân sách.

• Triển khai đồng bộ hệ thống quản lý từ tỉnh xuống cơ sở, phải có sự phân công theo dõi quản lý chuyên ngành du lịch.

• Tham gia Ban quản lý, Ban tổ chức thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động du lịch: quản lý các cơ sở lưu trú, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, quy hoạch phát triển du lịch…

• Nghiên cứu thành lập phòng quản lý du lịch tại tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch.

• Khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, Sở VHTT & DL cần chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền giáo dục tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở trong việc thực hiện nghiêm túc Quyết định số 308/2005/QĐ – TTg của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ – BVHTT của Bộ

• Hoàn thiện và nâng cao các điều kiện về thiết chế văn hóa, các cơ sở vật chất thiết yếu cho việc tổ chức và thực hiện chương trình lễ hội.

• Quản lý chặt chẽ hơn việc xây sửa, tôn tạo di tích. Kiểm kê toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất hiện trạng của từng di tích. Từng bước xử lý những vi phạm trong xây sửa, sắp xếp lại đồ thờ theo đúng nghi thức cổ truyền. Đảm bảo đúng thủ tục pháp lý việc tu sửa, tôn tạo, bổ sung thiết bị của di tích, chống biểu hiện tự phát không tuân thủ Luật di sản văn hóa.

• Quản lý và bồi dưỡng các thủ nhang về cả năng lực lẫn tinh thần trách nhiệm. Tránh tình trạng mất đoàn kết, cục bộ bản vị, tùy tiện vi phạm nội quy di tích, nội quy lễ hội, dung túng chứa chấp những người hành nghề mê tín dị đoan.

• Tham mưu cho chính quyền địa phương về việc quản lý thu chi ngân sách từ di tích và lễ hội theo hướng công khai, thu đúng theo luật ngân sách, tăng nguồn thu cho địa phương và các lợi ích khác. Phân bổ nguồn thu hợp lý cho việc tổ chức lễ hội và dùng để tu sửa, nâng cấp các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho lễ hội. Hạn chế sự lợi dụng nâng giá, ép giá, gây khó khăn phiền hà cho khách, nhất là dịch vụ bến bãi, dịch vụ giữ các loại phương tiện giao thông.

• Đảm bảo không xảy ra các tệ nạn xã hội trong khu vực như nạn mại dâm, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy, nghiện hút, ăn cắp, móc túi…Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm việc kinh doanh ấn phẩm văn hóa mê tín dị đoan, xóc thẻ, bói toán.

• Quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bộ mặt cảnh quan văn hóa của di tích và lễ hội. Thành lập các tiểu ban tuyên truyền kiểm tra, nhắc nhở, trước hết là vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống; ở bến bãi xe phải có nhà vệ sinh di động, các tuyến đường chính và nội tự đền đều phải tổng vệ sinh sau mỗi ngày, không để rác thải ùn tắc; đầu tư hệ thống thùng rác tại các khu di tích; quản lý tốt nguồn nước sinh hoạt; phát hiện kịp thời những dấu hiệu dịch bệnh đưa ra ngoài khu vực di tích để xử lý.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w