Hội Đức Thánh Trần 20 8.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 41)

Hội đức Thánh Trần – 20 tháng 8 còn gọi là hội Cha. Nhân dân địa phương có câu “Tháng tám giỗ Cha”. Câu nói nhắc nhở con cháu cũng như mọi người nhớ tới ngày kỷ niệm vị Tiết chế Quốc công Hưng Đạo đại vương, vừa là vị “Cửu Thiên Vũ đê”. Ngày 20 tháng 8 đã có có ảnh hưởng rộng khắp cả nước-nó ấn tượng sâu sắc đối với dân gian trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Hồng cũng như trên toàn lãnh thổ quốc gia.

Từ những nơi xa xôi như Vũng Tàu, Thành Phố Hồ Chí Minh cũng thiết lập đền thờ đức Thánh Trần. Rồi các tỉnh miền Trung như Thanh – Nghệ, các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình và đặc biệt là Nam Định đều có nhiều đền thờ Hưng Đạo đại vương vào dịp 20 tháng 8 nơi nơi làm lễ kỷ niệm hoặc tổ chức lễ hội.

Tiểu sử về Hưng Đạo đại vương – Trần Quốc Tuấn.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh thư yếu lượ c và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.

Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230, hay 1232.

Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Năm 1258 quân Mông Cổ xâm lược nước ta. Ông được cử làm tướng tiên phong cầm quân trấn giữ biên ải phía Bắc. Qua cuộc chiến này, thực tài dùng binh của Ông được triều đình biết đến nên cuộc kháng chiến lần thứ 2 vào năm 1287,

Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn quân.

Với cương vị tổng chỉ huy quân đội, Ông vừa là nhà chiến lược vạch ra đường lối tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân giữ gìn độc lập cho tổ quốc, vừa là người trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên rất sát sao nên giành được thắng lợi to lớn. Cả hai lần quân Nguyên xâm lược thì cả hai phen chúng đều gánh thất bại nặng nề.

Từ những sự nghiệp anh hùng, cùng với đức độ, biết gạt bỏ hiềm khích riêng để đoàn kết các tướng lĩnh và tôn thất nhằm gìn giữ độc lập dân tộc. Ông cũng biết những lời trăng trối của cha là bất lợi cho sự nghiệp chung nên rất nghiêm khắc dạy bảo các con, phải đặt việc trung quân ái quốc lên trên hết. Và chính đây cũng là điều làm cho dân gian ngưỡng mộ, tôn là vị Thánh, lại suy tôn là Cửu Thiên Vũ đế, ngàn năm trọng vong.Ngày nay, việc về dâng hương vị anh hùng dân tộc, các vị lãnh đạo cấp thành phố, tỉnh cũng như trung ương cũng thường quan tâm. Trong buổi lễ kỷ niệm, còn ôn lại lịch sử hào hùng dân tộc, mà người có công đầu là Tiết chế Quốc công Hưng Đạo đại vương.

Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ khoảng 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc. Trong các vị anh hùng dân tộc ở nước ta vào thời phong kiến, hiếm có nhân vật nào được quảng đại quần chúng nhân dân tự nguyện phụng thờ nhiều như Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Theo số liệu thống kê của Ban quản lý di tích Nam Định, trên địa bàn toàn tỉnh có tới 195 di tích thờ Đức Thánh Trần.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã từng về dâng hương tại Trần Miếu và tham gia lễ hội. Đại tướng còn viết cảm nhận, đánh giá rất cao công trạng trong sự nghiệp chống Nguyên – Mông của Hưng Đạo đại vương.

Cội nguồn lễ hội Đức Thánh Trần

Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 10 đến 20, tháng 8 âm lịch. Đây là Lễ hội có quy mô lớn được tổ chức hàng năm, không chỉ đơn thuần mang yếu tố tín ngưỡng

thống "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công lao anh hùng dân tộc Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (còn gọi là Đức Thánh Trần)- người đã có công xây dựng, bảo vệ đất nước.

Theo người trong đền cho biết thì trước kia, đến ngày 20 tháng 8 quan Tổng đốc Nam Định phải thay triều đình đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Về sau lệ quốc tế không được duy trì, nhưng địa phương vẫn đảm bảo việc tế lễ và dần dần chuyển thành ngày hội làng có sức cuốn hút hàng vạn, hàng chục vạn khách hành hương.

Lại có thuyết cho rằng trước kia cứ ba năm lại có một lệ quốc, quan Tổng đốc sở tại thay mặt triều đình về làm lễ đồng thời cấp cho bản đền 100 quan để chi phí việc hội. Vào đầu thế kỷ 19 vua Minh Mệnh cũng đã về Trần Miếu dâng lễ....

Vào những ngày này, đồng bảo cả nước, nhất là bà con dòng họ Trần muốn ôn lại về “ xuất sử hành tàng” của vị Đại vương đã được “ nhân hóa” từ Thanh Tiên đồng tử thành nhân vật lỗi lạc, nức tiếng trời Nam. Đến khi Đại vương đi xa, lại được dân gian “ Thánh hóa” thành vị đế Cửu Trùng hy vọng âm phù cho nước chống giặc ngoại xâm, hoặc cưu mang cho dân gian nơi trần thế mọi sự được hanh thông, diệt trừ tai ương ma tà ám ảnh, gây nên bệnh tình nan giải làm hại dân lành. Kỳ vọng này đây chỉ âm thầm trong đời sống dân gian mà ngay các quan chức triều đình, các nhà sử gia trước đây cũng viết về “ Thánh hóa” của Đại Vương. Vậy “ Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký”, do Hiệp biện Đại học sỹ chức Tổng đốc Định – Ninh Cao Xuân Dục soạn lời, có là lời kết về sự sùng bái đúng mực, cũng như niềm tự hào bởi mỗi khi về hội đền Trần kỷ niệm Hưng Đạo đại vương:

“Thời của Đại vương chỉ có Đại vương, Trước Đại vương không ai hơn Đại vương,

Các già làng cho biết, xa xưa cứ tám năm còn có lệ các đền thờ Trần Thương, Bảo Lộc, Lựu Phố đều phải rước về Trần Miếu. Bởi Cố Trạch là nhà cũ của Thánh, lại là nơi có đền thờ vua. Đối với Bảo Lộc, Lựu Phố nằm trong vùng thái ấp An Lạc có vườn lựu, vườn đào thời Trần thì các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu phải rước kiệu Thánh tại bản xứ về Cố Trạch. Còn các đền nhỏ ở Tức Mặc – Lộc Vượng phải lo bao sái đồ thờ, ngai kiệu và ngay từ sáng 15 tháng 8 đã rước kiệu Thần về Trần Miếu dự tế lễ, sau đó lưu lại năm ngày, chiều tối 20 tháng 8 mới rước về đền sở địa phương.

Bên cạnh đó, nhu cầu tế lễ của thập phương, cũng như những trường hợp bột phát xin được cầu cúng, tế lễ của các nơi đề xuất thường diễn ra trong hội. Ngoài những thủ tục chính như trên đã nêu, lệ cũ còn cho biết, chiều ngày 19 tháng 8 các nơi như Hữu Bị, Đệ Nhị, Phố Nam Mỹ phải rước kiệu Thần về đền Cố Trạch. Sớm ngày 20 tháng 8 các đền Hậu Bối, Đệ Tứ, Phương Bông, Tức Mặc tiếp tục rước về. Nhưng khi làm lễ thì Hậu Bồi, Đệ Tứ, Phương Bông được làm lễ trước, vì thân chủ các đền này là Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật là con của hoàng đế Trần Thái Tông.

Đan xen với việc rước kiệu Thần, các hình thức tế nam quan, tế nữ quan cùng các trò vui như đánh đu, đấu vật, mùa cờ, múa đao, múa rồng, múa sư tử... liên tục được diễn ra... Ban đêm thường tổ chức hát ca trù, hát chèo khiến không khí ngày hội rất vui vẻ.Trong thời gian lễ hội còn có những trường hợp lễ “bán”, nghĩa là sinh con khó nuôi phải xin bán ở cửa Thánh cho trẻ được mạnh khỏe, xin Thánh đặt tên bán, đồng thời chấp nhận khi khôn lớn sẽ trở thành lính trước cửa Thánh, sẵn sàng theo tục lễ “ trình lính” cũng như hầu trước bản đền.

Dân gian vùng Nam Định hầu như ai cũng nhập tâm câu: “Tháng tám hội Cha, Tháng ba hội Mẹ”. Do vậy trong hội còn tiếp nhận một lượng không nhỏ con nhang đệ tử thờ Mẫu. Và cũng chính đức Thánh Trần cùng nhị vị Vương cô là Vương nữ của Thánh, được tôn thờ trong điện thần Tứ Phủ. Bởi thế sinh hoạt tín ngưỡng trong hội còn không thể thiếu vắng những đội hình trang phục sặc sỡ theo kiểu đồng Cô, bóng Cậu, cũng như các giá đồng trước các ban thờ. Tất nhiên ban

tổ chức, nhà đền phải khéo động viên để các giá hầu ngắn gọn, tránh kéo dài làm ảnh hưởng tới sự dâng hương tưởng niệm của đông đảo quý khách hành hương gần xa, trong nước cũng như nước ngoài.

Bên cạnh đó, hội 20 tháng 8 tổ chức cũng chưa thật phong phú về hình thức hội. Nhưng đây là ngày hội tâm linh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của đông đảo bà con.

Lễ hội ngày nay, chủ yếu tổ chức lễ kỷ niệm, đồng thời chú ý khâu tuyên truyền, đăng tải các bài viết lịch sử, những cuốn sách liên quan đến đức Thánh Trần để khách hành hương trong nước, ngoài nước hiểu thêm về công lao, sự nghiệp của vương triều Trần cũng như Hưng Đạo đại vương.

Có năm còn tổ chức tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình trung ương cũng như tỉnh. Và vì lượng người quá đông tham gia lễ hội nên lực lượng an ninh cũng phải vào cuộc, phai huy động nhiều người bảo vệ cho tuần lễ hội được an toàn, nếp sống văn hóa trong hội được duy trì. Đồng thời góp phần ngăn ngừa các hành vi mê tín dị đoan, cũng như các tệ nạn khác làm ảnh hưởng tới lễ hội truyền thống.

Đánh giá chung về giá trị đặc trưng của Đền Trần

Nếu như các điểm du lịch khác du khách đến đó không ngoài mục đích thăm quan chiêm ngưỡng thì đối với đền Trần, du khách không những được tham quan, chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, các hiện vật có giá trị lịch sử văn hoá mang đậm dấu ấn của một triều đại hưng thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam mà được hoà mình vào trong không khí lễ hội, tái hiện quá khứ hào hùng và hào khí Đông A. Vì vậy những năm qua thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Cán bộ và nhân dân Nam Định đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tu sửa khu di tích nhưng vẫn giữ được giá trị đặc trưng vốn có của nó để không làm mất đi giá trị ý nghĩa lịch sử thiêng liêng của khu di tích.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w