Môi trường du lịch.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 52)

Khu di tích dền Trần, thôn Tức Mặc xã Lộc Vượng thành phố Nam Định là một quần thể kiến trúc đẹp, nằm ở một không gian thoáng đãng, trên mảnh đất mà theo phong thủy theo thuyết phong thuỷ xưa có dạng ngoạ long là thế đất đẹp, phát về đường đế vương, khanh tướng. Nơi đây vừa mang những nét đẹp về kiến trúc cũng như nét đẹp từ khung cảnh thiên nhiên.

Về giao thông tại khu vực đền Trần: Người xưa vào những dịp có lễ hội tại các đền chùa thì thường hay “trẩy hội” – tức là đi bộ, đi đò… Ngày nay, người ta

đến với lễ hội bằng nhiều phương tiện cơ giới khác nhau, từ xe máy tới ô tô. Hiểu được nhu cầu đó, hệ thống đường giao thông dẫn vào khu di tích đã được tôn tạo, xây mới nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.

Lễ khai ấn đền Trần được tổ chức vào mùa xuân, là mùa cây cối đâm chồi, trăm hoa đua nở. Trong khuôn viên vườn của đền cũng trồng rất nhiều các loại cây ăn quả và các loại hoa, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa không gian cây xanh và không gian kiến trúc của ngôi đền.

Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng rác thải làm ô nhiễm môi trường cảnh quan do các hàng quán bán rong gây nên. Không khí lễ hội đông người đã xảy ra những hiện tượng người ăn xin nằm, ngồi, hoặc đi lại dọc đường chèo kéo, xin tiền khách hành hương.

Thông thường, tại một số điểm di tích có lịch sử lâu đời thì thường trở nên chật chội mỗi khi tới mùa lễ hội do số người tham dự quá đông mà không gian di tích được hình thành lâu đời khi cư dân thời đó ít hơn rất nhiều so với hiện tại. Với việc số lượng khách ngày càng tăng, việc không gian lễ hội trở nên chật chội cũng là một điều bất cập tại đây.

Một vấn đề nữa rất được quan tâm đó là hệ thống nhà vệ sinh công cộng. Tuy hiện nay, ở khu di tích này đã xây dựng một khu nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ và tiện lợi cho du khách. Nhưng với số lượng khách tăng nhanh thì số lượng một khu vệ sinh công cộng như thế là chưa đủ để phục vụ cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 52)