Là nhân tố quan trọng góp phần vào sự ra đời của các loại hình du lịch vì vậy hãy có ý thức trách nhiệm trong thời gian đi tham quan tại điểm du lịch mình đến.Không được vứt rác bừa bãi, không phá hoại những tài sản trong khu di tích như bẻ cành cây, không lấy bất cứ thứ gì trong khu di tích.
KẾT LUẬN
Lễ hội đền Trần là lễ hội mang đậm nét văn hóa của cư dân Thành Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung. Qua việc tìm hiểu về hoạt động du lịch văn hóa của đền Trần chúng ta có thể thấy:
Là một khu di tích đã tồn tại trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Đây còn là nơi thờ tự chung của cư dân trong vùng. Lịch sử ngôi chùa gắn liền với lịch sử của 14 đời vua nhà Trần một trong những triều đại hưng thịnh của Việt Nam. Mặc dù qua thời gian bị tàn phá bởi chiến tranh nhưng nó vẫn giữ lại cho mình những di sản vật thể và phi vật thể mà không nơi nào có được.
Là một công trình kiến trúc rộng lớn bao gồm đền Trùng Hoa, đền Cố Trạch, trở thành trung tâm tôn giáo lớn, nơi sinh hoạt tâm linh của cư dân trong vùng. Nơi đây còn được thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây cảnh đẹp tự nhiên. Đến đây du khách được hòa mình vào không gian linh thiêng của lễ hội cùng với nét đẹp của cảnh quan, làm cho bất cứ du khách nào khi đặt chân đến đây đều cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt của nơi đây mà không nơi nào có được.
Lễ hội đền Trần là một hoạt động văn hóa tâm linh, nó phản ánh đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Lễ hội diễn ra hai lần trong năm đó là lễ khai ấn vào
như được sống lại không khí linh thiêng của chính cha ông mình năm xưa. Đây chính là giá trị đặc trưng của nó.
Là một lễ hội khá độc đáo trong vùng, nó là lễ hội của cư dân Thành Nam nói chung và của cư dân thôn Lộc Vượng nói riêng. Do vậy hàng năm cứ vào dịp lễ hội chính là lúc mà con người nơi đây càng thêm gắn bó đoàn kết, họ thấy được giá trị văn hóa lịch sử to lớn của khu di tích lịch sử đền Trần. Từ đó họ càng có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của nó hơn.
Lễ hội đền Trần là một hoạt động du lịch văn hóa, phản ánh rõ nét môi trường sinh hoạt tâm linh của người dân nơi đây. Hàng năm lễ hội thu hút hàng vạn du khách từ mọi miền đến thăm quan, lễ phật đem lại nguồn thu đáng kể cho cư dân trong vùng và ngành du lịch của tỉnh Nam Định nói chung. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì nó vần tồn tại bên mình nhiều hạn chế. Qua đó vấn đề bức thiết hiện nay yêu cầu các sở ban ngành cần phối hợp với cư dân quanh vùng đưa ra những biện pháp thích hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vốn có để ngày càng thu hút nhiều du khách đến vơí khu di tích lịch sử đền Trần.
Tài liệu tham khảo
1. Phan Hữu Dật, Văn hóa lễ hội các dân tộc Đông Nam Á, NXB văn hóa dân tộc. Hà Nội 1992
2. Vũ Ngọc Khánh – Võ Văn Cận - Phạm Minh Thảo, Lễ hội trong cộng đồng các dận tộc Việt Nam, NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội 2004
3. Vũ Ngọc Khánh, Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội 2001
4. Hoàng Lương, Lễ hội truyền thống của các dân tộc, Khu vực phía Bắc, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2004
5. Trường Khánh, Hoàng Đế Triều Trần cội nguồn - ấn tượng dân gian,Nhà xuất bản văn hóa dân tộc.
6. Trịnh Thị Nga, Di tích lịch sử văn hóa đền Trần chùa Tháp, NXB Văn hóa dân tộc 2010.
7. Hồ Đức Thọ, Trần Miếu di sản và tín ngưỡng dân gian, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
8. Trần Quốc Vượng (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2003.
11. Sách Lễ hội Đức Thánh Trần, NXB văn hóa thông tin, 2002
12.Sách Thành Nam xưa, NXB Sở văn hóa thông tin Tỉnh Nam Định, 2002..
Ngoài ra, còn có sự tham khảo tài liệu từ một số website: 1. www.google.com.
2. www.namdinh.gov.vn. 3. www.dulichvn.org.vn 4. www.baonamdinh.net
PHỤ LỤC
Cổng Ngũ Môn
Giếng Ngọc
Đền Thiên Trường
Tòa giải vu bên trái (nơi làm việc của ban quản lý khu di tích)
Ban thờ các quan ở tiền đường
Lầu hóa sớ