Tổ chức quản lý khai thác.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 47)

Vấn đề tổ chức quản lý khai thác và bảo tồn các di tích phục vụ cho các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng từ lâu nay đã được các ngành các cấp ở trung ương và địa

phương quan tâm. Hiện nay người ta đang bàn tới mô hình quản lý di tích và hoạt động lễ hội tại các di tích đó. Thông thường, nếu không phải các di tích mang tính quốc gia như đền Hùng, thì thường có hai mô hình chính:

• Cộng đồng dân cư (thôn hay xã) đứng ra quản lý di tích và hoạt động nghi lễ (ví dụ: Đền Bà chúa Kho ở Bắc Ninh).

• Tư nhân đứng ra quản lý điều hành dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, có trách nhiệm đóng góp cho công quỹ địa phương và các công việc phúc lợi khác. (ví dụ: Phủ Dầy ở Nam Định).

Mỗi mô hình đều có mặt mạnh và mặt yếu, và phụ thuộc vào thực tế của mỗi địa phương. Chủ trương của nhà nước hiện nay là xã hội hóa công tác bảo tồn, đa dạng hóa các hình thức quản lý, mô hình quản lý, tổ chức lễ hội dân gian, miễn sao thông qua các cơ quan chức năng của các tỉnh, các huyện, xã… nhà nước sẽ định hướng, giám sát để các di tích và các hoạt động lễ hội đi đúng hướng, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc.

Đền Trần, xã Lộc Vượng thành phố Nam Định đã được công nhận là khu di tích lịch sử - văn hóa cấp nhà nước từ năm 1962. Hiện nay, khu di tích này thuộc sự quản lý của ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nam Định. Bên cạnh đó, tại đền Trần cũng có một Ban quản lý di tích riêng.

Hiện nay tại đền Trần, để tránh tình trạng thất thoát, tiền công đức do người dân đóng góp phục vụ cho nhu cầu hương hoa, oản quả, đèn nhang, bảo dưỡng tu bổ… được ghi chép lại đầy đủ trong một quyển sổ riêng. Đồng thời mỗi cá nhân khi công đức tiền của, vật chất cho nhà Đền đều được ký nhận vào quyển sổ công đức của nhà đền và được gửi tặng một tờ giấy chứng nhận ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, số tiền (đồ vật) đã công đức. Còn đối với hòm công đức đặt tại Đền, mỗi lần mở hòm đều có sự chứng kiến của xã Lộc Vượng và đại diện Ban quản lý di tích.

Khu vực bãi gửi xe và khu vực kinh doanh các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong mùa lễ hội vẫn đang trong quá trình xây dựng cùng với các hạng mục công trình khác. Vì thế, nhìn chung tại thời điểm này, việc quản lý khai thác tại khu di tích đền Trần xã Lộc Vượng, đang diễn ra theo đúng sự chỉ đạo của

Tỉnh ủy, không có các hiện tượng đấu thầu các dịch vụ nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w