Nâng cao hiệu quả của thanh tra công vụ

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của cán bộ y tế các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương) (Trang 72)

Thực tế trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được thì việc cải cách chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới: Cải cách tiến bộ chậm so với mong muốn của nhân dân, doanh nghiệp, trong đó việc ban hành một số cơ chế, chính sách chưa kịp thời và chưa đồng bộ, các thủ tục hành chính chậm được cải tiến, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước với người dân còn nhiều bất cập, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế, sa sút về phẩm chất đạo đức, nhũng nhiễu dân đang làm cản trở cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

Những khó khăn, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan, trong đó cơ bản là do tình trạng vi phạm kỷ luật hành chính còn khá phổ biến, việc triển khai thực hiện các quyết định, chỉ thị của cấp trên còn chậm và thiếu nghiêm túc, tuỳ tiện đặt ra những quy định bất hợp lý; phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, lại thiếu sự kiểm tra giám sát nên vẫn còn một bộ phận không nhỏ CBCCVC lợi dụng gây phiền hà, nhũng nhiễu, khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết các yêu cầu của dân, của doanh nghiệp. Có thể nói rằng chất lượng đội ngũ CBCCVC, thủ tục hành chính phiền hà đang là sự cản trở đối với sự nghiệp phát triển đất nước.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI, Báo cáo của Chính phủ đã nhấn mạnh: Đặt Thanh tra công vụ thành một công tác thường xuyên trong chương trình làm việc của cán bộ lãnh đạo. Việc xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế dân chủ, công khai trong hoạt động của các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức là giải

pháp quan trọng nhất trong lúc này để làm trong sạch bộ máy, chống quan liêu, tham nhũng, nâng cao uy tín và hiệu lực quản lý nhà nước.

Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI tiếp tục khẳng định Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chế độ công vụ của cán bộ, công chức. Sớm ban hành một văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra công vụ.

Như vậy, để nhanh chóng chấn chỉnh bộ máy, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu... yêu cầu đặt ra là trước mắt phải tạo được chuyển biến tích cực trong một số việc cần chấn chỉnh đối với bộ máy công vụ, trong đó nhấn mạnh cần tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chế độ công vụ của cán bộ, công chức, đặt thanh tra công vụ thành một công tác thường xuyên trong chương trình làm việc của cán bộ lãnh đạo và phải được coi là một trong những giải pháp định hướng chủ yếu về các cơ chế, chính sách để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. Vì vậy, Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định cụ thể về Thanh tra công vụ là một điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý. Theo đó, tại chương VIII quy định tại điều 74 và 75 về phạm vi thanh tra công vụ: Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan;

Thanh tra việc thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đáng giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức, văn hoá giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ. Và thực hiện thanh tra công vụ: Thanh tra bộ, Thanh tra sở, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức; Chính phủ quy định cụ thể hoạt động thanh tra công vụ [43].

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của cán bộ y tế các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w