- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức cán bộ là giải pháp then chốt để xây dựng phong cách chuẩn mực CBCCVC trong hoạt động công vụ. Đồng thời, đảm bảo sự công bằng, minh bạch các quy trình tuyển dụng, tuyển chọn, phát hiện, đào tạo, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ. Thực hiện tốt công tác cán bộ cũng góp phần thực hiện tốt văn hoá công sở, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo hết sức công tâm và vì lợi ích của cách mạng, của nhân dân.
Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ vũ cho đồng chí khác them hăng hái. Như vậy công việc nhất định chạy. Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang nhất định không ai phục, mà còn gây nên mối lôi thôi trong Đảng [26, tr. 281].
Vì vậy Đảng ta luôn xác định:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài [21, tr. 14].
Để thực hiện tốt văn hoá công sở thì công tác cán bộ cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức của người cán bộ; Xây dựng ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, phấn đấu làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ; Xây dựng quy hoạch cán bộ và bồi dưỡng cán bộ theo hướng đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, có tính đến nhu cầu và khả năng phát triển; Làm tốt công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ dựa trên cơ sở lấy hiệu quả công việc làm thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ;
Thực hiện chế độ quản lý cán bộ nhất là quản lý chất lượng chính trị trong tình hình hiện nay để bảo vệ vững chắc chính trị nội bộ; Đổi mới và chỉnh đốn bộ máy làm công tác cán bộ.
- Biên soạn giáo trình đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng môn học/chuyên đề Văn hoá công sở với thời lượng lớn hơn; Mở các chuyên đề bài giảng cho học viên tham gia học các lớp bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp…tại các bệnh viện, trước mắt là các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Trang bị, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng kiến thức về kỹ thuật tổ chức và điều hành công sở. Một trong những nguyên nhân mà các nhà lãnh đạo không hoặc chậm khắc phục để công sở hoạt động kém hiệu quả là: Lề lối làm việc trong công sở không thống nhất; thiếu những cán bộ chỉ huy có năng lực; hiểu biết về công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong công sở không đều, làm việc, thiếu sự cải tiến về môi trường làm việc; hoạt động công sở phải diễn ra công khai, liên tục, phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong công sở, dân chủ hoá trong quá trình điều hành. Trong quá trình điều hành chưa xác định cụ thể từng nội dung, phần việc phải làm cho khoa học, cụ thể như hoạt động thiết kế và phân tích công việc trong công sở, phân công công việc, tổ chức điều hành công việc, xây dựng quy chế làm việc, tổ chức và điều hành các cuộc họp và kiểm tra, kiểm soát công việc. Mặc dù đây là những hoạt động bình thường trong công sở nhưng nếu không được xây dựng và thực hiện một cách khoa học để phát huy được hiệu quả công việc, điều này cũng đồng nghĩa với sự hạn chế về năng lực lãnh đạo điều hành, ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức và như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, đến mối quan hệ trong tổ chức. Đó cũng là điều mà trong phạm vi văn hoá công sở hướng tới và điều hành.
* Một số đề xuất khác
- Văn phòng Chính phủ là nơi triển khai và tổng hợp số liệu về thực hiện văn hoá công sở, thái độ giao tiếp ứng xử của CBCCVC của cả nước, theo đầu mối ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là các Văn phòng; cấp tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương là Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; các tổ chức đoàn thể, tổ chức sự nghiệp (bệnh viện, trường học) tổng hợp theo ngành sau đó báo cáo Văn phòng Chính phủ như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công đoàn Viên chức Việt Nam; Công đoàn ngành Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Bộ Nội vụ căn cứ vào Nghị định của Chính phủ về văn hoá công sở, ban hành các tiêu chí cụ thể về thực hiện văn hoá công sở và giao tiếp. Coi đây là một nội dung quan trọng để xét nâng lương, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thi đua-khen thưởng Trung ương và Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch, Công đoàn ngành y tế cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, nguyên tắc, trình tự, thủ tục và hình thức công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học đạt chuẩn văn hoá công sở.
- Các cơ sở đào tạo như Học viện Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh...xây dựng giáo trình và đưa vào giảng dạy các môn học gắn với văn hoá công sở cho các hệ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện như Cử nhân Hành chính; chuyên viên; chuyên viên cao cấp./.
KẾT LUẬN
Để thực hiện có hiệu quả Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế nhằm nâng cao Y đức, đẩy nhanh khả năng tiếp cận và nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp và kỹ năng hóa các hành vi giao tiếp của CBCCVC do Chính Phủ, Bộ Y tế và các bệnh viện ban hành, đòi hỏi mỗi công chức, viên chức của các bệnh viên trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội tự xác định ý thức rèn luyện để tự hoàn thiện mình thông qua các hành vi ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, nhân dân, người bệnh; đồng thời phải thực hiện cho được sự công khai minh bạch, dân chủ trong hoạt động công vụ nói chung, tạo điều kiện để nhân dân giám sát mọi hoạt động của công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Từ cách tiếp cận trên, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đề vấn đề xây dựng văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức tại các bệnh viện. Cụ thể: các khái niệm cơ bản như văn hóa, giao tiếp, văn hóa giao tiếp, văn hóa tổ chức..
Luận văn đề xuất các giải pháp và cơ cấu, phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân, người bệnh đối với CBCCVC của các bệnh viện nói riêng, đối với hệ thống CBCCVC cả nước nói chung.
Luận văn khảo sát phân tích thực trạng văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức trong các bệnh viện trung ương về trang phục, về lời nói, thái độ trong thực thi công vụ, về phương pháp làm việc và phối hợp trong công việc để thấy được những ưu điểm, hạn chế của văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức ngành y tế, phân tích nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa giao tiếp, văn hóa công sở, thực hiện tốt qui tắc ứng xử của cấn bộ y tế nhằm nâng cao Y đức của công chức, viên chức trong các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ những phương hướng phát triển ngành, căn cứ vào nguyên nhân hạn chế của văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức trong các bệnh viện,
luận văn đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức.
Đó cũng là thành quả đóng góp vào sự thành công của công cuộc cải cách, đổi mới đất nước, tiến tới xây dựng một hệ thống các cơ quan, tổ chức công quyền, tổ chức sự nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước cũng như xu thế hội nhập và phát triển của nhân loại; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các Văn bản pháp luật:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992.
2. Điều lệ số 973-TTg ngày 21-7-1956 về sử dụng Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
3. Điều lệ số 974-TTg ngày 21-7-1956 về sử dụng Quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
4. Điều lệ số 975-TTg ngày 21-7-1956 về sử dụng Quốc ca nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
5. Nghị định 154/2004/NĐ-CP ngày 09-8-2004 về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị định 82/2001/NĐ-CP ngày 06-11-2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài.
7. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02- 8-2007 Ban hành Quy chế Văn hoá công sở.
8. Quyết định số 29/2008/QD-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Qui tắc ứng xử của của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế.
9. Công văn số 281/YDYT ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thực hiện điểm Qui tắc ứng xử nâng cao Y đức trong bệnh viện.
10.Các văn bản dưới luật khác có liên quan.
B. Sách và giáo trình:
11.Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới. H.: CTQG, 1993. 12.Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. – Nxb. Đồng Nai, 1997;
13.Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới/ĐHQG Hà Nội, Khoa Luật. H. 1997.
14.Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới/TĐHTH Hà Nội, Khoa Luật. H. 1992.
15.Trần Văn Bính (2006), Toàn cầu hóa và quyền công dân ở Việt Nam nhìn từ khía cạnh văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí/Tập II.- H.: KHXH, 1992.
17.Nguyễn Đăng Duy (biên soạn, 2005), Một số vấn đề văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội.
18.Đỗ Lộc Diệp (2003), Mỹ - Âu - Nhật văn hóa và phát triển. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19.Thành Duy (2006), Văn hóa đạo đức mấy vấn đề lý luận và thực tế ở Việt Nam, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.
20.Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21.Thành Duy - Lê Quý Đức (2007), Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
22.Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23.Quang Đạm. Nho giáo: xưa và nay. – H.: Văn hóa, 1994.
24.Nguyễn Lư. Lễ nghi thời hiện đại. - - H.: Nxb Văn hoá dân tộc, 2007. 25.Hồ Sỹ Quý (1999), Tìm hiểu về văn hóa và văn minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
26.Nguyễn Hồng Sơn (2004), Văn hóa và phát triển sự nhận thức và vận dụng trong thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27.Lưu Kiếm Thanh (Chủ biên). Tập bài giảng Văn hóa công sở. Học viện Hành chính, H. 2010.
28.Lưu Kiếm Thanh. Nghi thức nhà nước. - H.: TK, 2001.
29.Nguyễn Văn Thâm ( 2004), Tiếp cận và giải quyết công việc cho dân trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30.Hoàng Xuân Tuyền, Yếu tố văn hóa trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công sở, Luận văn Cao học, Năm 2002.
31.Võ Anh Tuấn. Lễ tân ngoại giao thực hành. – H.: CTQG, 2000.
32.Trần Đình Tuấn; Đoàn Thu Hằng. Kiến thức cơ bản về lễ nghi hiện đại. - H.: NXB Văn hoá - Thông tin, 2005.
33.Quảng Tuệ. Một số phong tục nghi lễ dân gian truyền thống Việt Nam. - Nxb Thanh Hóa, 2007.
34.Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn. – Nxb Thuận Hóa, 1998. 35.Các báo cáo định kỳ về thực hiện Qui tắc ứng xử nâng cao Y đức của
PHỤ LỤC
KHUNG CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP
HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
Tính chuyên nghiệp: thành thạo công việc, năng động, sáng tạo và hiệu quả
Tính liên kết: thống nhất, khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức
Tính hội nhập: toàn cầu hoá
Tính trung thành: trung thành với lợi ích Quốc gia
Tính quyết liệt: tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của Tổ chức
Yếu tố con người: tôn trọng, phát huy tối đa tiềm năng của mỗi người Tính truyền thống.
CÁC QUY ƯỚC VĂN HÓA ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP, CHÀO HỎI 1. Cách chào hỏi
Đứng với tư thế đĩnh đạc, hướng mắt nhìn người đối diện thể hiện sự tôn trọng
Giữ tư thế lưng thẳng, gật đầu chào Mỉm cười thể hiện sự thân thiện
Ánh mắt cười thân thiện bày tỏ thiện chí sau khi chào hỏi
Khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần cười hoặc gật đầu thể hiện sự nhận biết đối tượng
2. Cách thức bắt tay
Dùng một tay và chủ yếu dùng tay phải để bắt tay Khi bắt tay, mắt nhìn thẳng vào mắt người đó
Bắt tay với tư thế bình đẳng, đứng thẳng người (phụ nữ có thể ngồi) hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ nên siết nhẹ biểu hiện sự nồng ấm thân thiết
Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn. Khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần chờ đối tác chìa tay trước
Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay Không tỏ thái độ khúm núm, cong gập người quá độ dù rằng đối tượng
quan trọng đến mức nào
Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc nhiều lần, lắc lia lịa, bắt tay kèm theo cười nói oang oang, huênh hoang, toe toét, giơ cả hai tay
Không buông thõng hoặc thả lỏng tay hoặc biểu hiện sự hời hợt khi bắt tay VĂN HÓA TRONG GIỚI THIỆU VÀ TỰ GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu
Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao Giới thiệu tên đi kèm theo chức vụ
Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác/người mới đến (ưu tiên giới thiệu theo chức vụ, tuổi tác)
2. Tự giới thiệu
Với đối tác, giới thiệu ngắn gọn về tên, bộ phận làm việc Tránh rườm rà
VĂN HÓA TRONG SỬ DỤNG DANH THIẾP
1. Sử dụng danh thiếp
Cần chuẩn bị trước một ít danh thiếp để khi mới gặp lần đầu có thể trao được danh thiếp ngay/khi đến buổi tiếp khách
Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng, đồ lưu niệm, có thể dùng để thăm hỏi, cảm ơn
Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc, bẩn Không viết những thông tin khác trên danh thiếp
Mẫu danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước
2. Cách trao, đổi danh thiếp
Người tự giới thiệu tự đưa danh thiếp trước