Nâng cao nhận thức về văn hoá công sở

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của cán bộ y tế các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương) (Trang 61 - 62)

Nói đến văn hoá công sở là nói đến một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như toàn bộ thành viên của công sở phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như vậy, cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, công sở, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong việc ứng xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội. Như thế niềm tin của cán bộ với công sở sẽ được củng cố, phát triển cùng với quá trình xây dựng cơ quan, công sở. Biểu hiện của văn hoá công sở có thể thấy ngay trong các quy chế, quy định, nội quy điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ quan thực hiện. Nhưng đặc trưng của văn hoá đòi hỏi các quy chế, quy định qua một thời gian áp dụng lâu dài tại công sở phải tạo nên những thói quen về nề nếp làm việc có tính chuẩn mực mà mọi người đều phải tự giác thực hiện. Vì ước muốn và tin tưởng ở sự lớn mạnh của cơ quan mình, theo truyền thống văn hoá công sở, các quy chế, điều lệ sẽ được các thành viên trong công sở thực hiện mà không cần có một sự áp đặt thường xuyên nào. Chính tính tự giác đó làm cho một công sở này vượt lên khác hẳn một công sở khác, cho dù đôi khi chúng có thể cùng hoạt động trong một lĩnh vực và có một môi trường như nhau. Như vậy, sự nhận thức đúng đắn về văn hoá công sở sẽ là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện văn hoá công sở một cách tự nguyện.

Ngày nay, khi công nghệ hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho kỹ thuật điều hành công sở, nhiều tập quán mới cho công sở cũng được xác lập. Một lối làm việc có tính công nghiệp với nhịp điệu khẩn trương hơn đang dần thay thế cho cách làm việc cũ lạc hậu. Điều đó đã góp phần làm xuất hiện “trong các công sở hiện đại một nền văn hoá mới mà trước đây không có hoặc còn rất mờ nhạt do ảnh hưởng nặng nề của nền văn minh nông nghiệp lúa nước có tính truyền thống lâu đời ở nước ta” [33, tr. 72]. Tuy nhiên, kỹ thuật và kỹ năng giao tiếp không thể tự biến thành văn hoá công sở

mà nó chỉ góp phần tạo nên cho công sở một nền nếp văn hoá trong điều hành. Phải được vận dụng thường xuyên, lâu dài mới có khả năng tạo ra những giá trị bền vững cho sự phát triển công sở, tạo nên văn hoá của công sở. Theo đó, chúng ta một mặt phải coi trọng đổi mới kỹ thuật trong công sở được phát huy triệt để và không ngừng. Khi đó nhìn vào văn hoá của một công sở chúng ta có thể thấy kỹ thuật hành chính như một yếu tố tạo thành không thể phủ nhận. Quá trình đó cũng chính là quá trình sáng tạo văn hoá nói chung. Một khi đã được hình thành và củng cố, văn hoá công sở cũng như văn hoá nói chung sẽ có vai trò là một động lực quan trọng và lâu bền cho sự phát triển của công sở. Nó sẽ lôi cuốn các thành viên của công sở tích cực tham gia vào các hoạt động phục vụ cho mục tiêu chung của công sở, toạ nên một sức mạnh tổng hợp để công sở vượt qua những khó khăn trong quá trình phát triển. Văn hoá công sở cũng có vai trò tạo nên những giá trị chung về đạo đức trong công sở, giúp các thành viên từ rèn luyện, tự quản lý mình theo những chuẩn mực giá trị đã được thừa nhận trong thực tế để làm việc tốt hơn. Do vậy, sự kết hợp giữa kỹ thuật điều hành, sự đổi mới và tư duy về văn hoá công sở phải được thực hiện một cách hài hòa, thống nhất. Đây là hoạt động nhận thức về văn hoá công sở hoàn toàn mới.

Trong quá trình thực hiện văn hoá công sở phải chú ý đến sự hình thành của văn hoá vai trò, văn hoá quyền lực và văn hoá tổ chức. Sự xuất hiện các yếu tố văn hoá đó cũng là tất yếu, bởi lẽ văn hoá công sở xuất phát từ vai trò của chính công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính mà nó là một bộ phận cấu thành. Sự xuất hiện của các loại văn hoá trên sẽ thúc đẩy văn hoá công sở ngày một hoàn thiện hơn, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tạo nên thể thống nhất trong cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của cán bộ y tế các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w