Trung Quốc

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của cán bộ y tế các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương) (Trang 37)

Kể từ khi cải cách và mở cửa từ năm 1978, Chính phủ Trung Quốc đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong công cuộc cải cách và xây dựng được một bộ máy hết sức năng động phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và nâng cao chất lượng phục vụ. Trung Quốc đã đưa ra lộ trình cải cách cho từng giai đoạn và từng nội dung công việc cụ thể, như các cuộc cải cách về cơ cấu của Chính phủ diễn ra các năm 1988,1993,1998; Cải cách hệ thống nhân sự bằng việc ban hành Quy chế tạm thời về công chức nhà nước năm 1993, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hình thành một hệ thống công chức; Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ công, Trung Quốc đã đặc biệt quan tâm tới các cơ quan trực tiếp phục vụ công dân, ví dụ như các bệnh viện công, do đó nhận thức về dịch vụ đã được nâng cao và phong cách làm việc được thay đổi. Để đạt được kết quả trên, Trung Quốc một mặt phải tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp với một mục đích duy nhất là hết lòng phục vụ nhân dân, đó cũng chính là nội dung chủ yếu của công việc xây dựng văn minh tinh thần của quốc gia. Mặt khác, cũng phải đề ra nhiều biện pháp có tính hệ thống để nâng cao nhận thức về dịch vụ. Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí dịch vụ hiện hành, cần đặt ra các tiêu chí cụ thể, công khai trước quần chúng như một lời hứa để dễ dàng giám sát. Sau

đây là một số nét văn hoá đã trở thành quy tắc của người Trung Quốc tại công sở cũng như trong hoạt động kinh doanh:

Về trang phục, với nam giới phổ biến là bộ comple truyền thống với màu xanh và cravat màu dịu. Màu sáng dù bất kỳ màu gì thì đều không coi là phù hợp. Với nữ, nên mặc quần áo có tính truyền thống, đầm hay áo cách (dạng áo sơ mi) hoặc bất kỳ loại trang phục cao cấp nào. Áo mặc nên có cổ cao và chỉ nên mặc những màu dịu, nhẹ như màu be, màu nâu. Trang phục này rất phổ biến và rất quan trọng nhất là trong kinh doanh, đàm phán.

Giao tiếp, cách trả lời phủ định được xem là thiếu lịch sự. Thay vì nói

không hãy trả lời có thể, tôi sẽ xem xét rồi sau đó mới đi vào những chi tiết cụ thể. Trong giao tiếp không nên hỏi kỹ những câu đại loại như Con anh bao nhiêu tuổi?, Anh đi làm được bao lâu rồi?, hoặc con anh học ở đâu? Vì những câu này người Trung Quốc cho rằng mốn tìm hiểu về tuổi tác và tình trạng hôn nhân. Qua đó cho thấy trong hoạt động giao tiếp họ rất tôn trọng đời tư của nhau và như vậy cũng có nghĩa là họ muốn dành thời gian cho công việc.

Người Trung Quốc rất thích trao đổi danh thiếp vì thế cần mang theo nhiều danh thiếp để phân phát. Cần nhớ rằng một mặt là tiếng Anh, mặt kia là tiếng Trung Quốc, tiếng địa phương thường được ưa chuộng hơn. Mục đích của danh thiếp ngoài biết về thông tin đối tác mà điều quan trọng hơn họ biết người đang tiếp xúc là ai, chức vụ như thế nào và có thể quyết định được công việc mà họ đang quan tâm hay không. Nếu danh thiếp được in bằng mực màu vàng biểu thị sự uy tín và sự thịnh vượng. Trao danh thiếp bằng cả hai tay, mặt danh thiếp có chữ in Trung Quốc phải hướng về phía người nhận. Không đọc thành lời danh thiếp khi vừa được nhận, sau đó đút ngay vào túi quần phía sau, hành vi này sẽ vi phạm nghi thức ngoại giao.

Không đút tay vào miệng, vì hành vi này được coi là khiếm nhã. Cho nên, ở nơi công cộng, tránh cắn móng tay, xỉa răng và những thói quen tương tự. Khạc nhổ nơi công cộng không được chấp thuận.

Mới đây tại Quận Bi Lâm, thành phố Tây An (Trung Quốc) đã triển khai kế hoạch hành động trừng trị những thói quen tầm thường nhằm chỉnh đốn tác phong làm việc của công chức, viên chức trong quận như đi họp không đúng giờ, xin mời lên hàng ghế đặc biệt trên mặt bàn có ghi hàng chữ

ghế trễ giờ dành cho những người đi họp trễ là quy định mới dành cho các cán bộ công chức lề mề. Quy định này nằm trong loạt quy định như cấm ăn nhậu trong ngày làm việc, cấm lợi dụng chức vụ để hạch sách dân chúng. Qua hình ảnh ghế trễ giờ cho thấy đây là một kinh nghiệm hay của Trung Quốc mà ta có thể tham khảo tốt khi mà các cơ quan của ta vẫn tồn tại không ít những CBCCVC có tác phong lề mề luôn lạm dụng thời gian của công để làm việc riêng. Nhất là trong các cuộc họp, hiện tượng đến muộn còn khá phổ biến, trong lúc họp nói chuyện riêng, rồi tìm cách về trước.

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của cán bộ y tế các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương) (Trang 37)