Nghĩa vụ và quyền lợi của viên chức bệnh viện

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của cán bộ y tế các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương) (Trang 48)

Viên chức của Bệnh viện phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngạch viên chức, phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, phải tôn trọng người bệnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh và có trách nhiệm tham gia các hoạt động chung của Bệnh viện; không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phải chấp hành sự phân công của Giám đốc Bệnh viện.

Viên chức có quyền được đảm bảo các điều kiện cho hoạt động nghề nghiệp, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được thi nâng ngạch khi có đủ điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ khi thực thi công vụ.

Viên chức bệnh viện có nguyên tắc làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ có một đơn vị hoặc một cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Một đơn vị, một cá nhân được giao thực hiện nhiều việc. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công. Đơn vị được giao chủ trì xử lý, giải quyết công việc phải phối hợp với các đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của công việc được giao trước lãnh đạo bệnh viện.

Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc, trừ trường hợp có yêu cầu đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên.

công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định; bảo đảm dân chủ công khai, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động; thường xuyên cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà, sách nhiễu, tham ô, hối lộ trong khi thực thi công vụ. Bảo đảm việc phân công và thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức danh và quyền hạn được giao. Không được có thái độ, hành vi cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân, bệnh nhân trong quá trình xử lý công việc. Không được lợi dụng vị trí công tác để thu lợi cá nhân dưới mọi hình thức trong khi giải quyết việc công hoặc có những thái độ và hành vi khác làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện.

Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp với hoạt động của bệnh viện. Cán bộ, y bác sỹ, nhân viên được trang bị đồng phục để thực hiện nhiệm vụ phải mặc đồng phục trong thời gian làm việc. Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài: Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: comple, áo sơ mi, cavat. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, comple nữ.

Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, cụ thể: Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức phải nhã nhặn lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị công tác, trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc, không sử dụng điện thoại cơ quan vào việc riêng.

2.2. Thực trạng triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp và ‘Qui tắc ứng xử nâng cao y đức của cán bộ y tế”

Văn hoá giao tiếp hiểu theo nghĩa rộng trong môi trường công vụ thường được đặt trong khuôn khổ của văn hóa công sở. Văn hóa công sở xuất hiện và tồn tại cùng sự ra đời của bộ máy nhà nước. Theo thời gian văn hoá công sở đã hiện hữu trong mỗi cơ quan cũng như từng CBCCVC. Và trên thực tế, nói đến văn hoá công sở ai cũng biết, ai cũng có cảm nhận mình là người có văn hoá, cơ quan mình là nơi lý tưởng thể hiện văn hoá nơi công cộng. Song nhận thức đó rất có thể sẽ rơi vào chủ quan, áp đặt. Bởi lẽ, văn hoá công sở rất gần gũi với cuộc sống, công việc hàng ngày của mỗi CBCCVC; nhưng lại thật phức tạp và không dễ dàng thực hiện được nếu như sự nhận thức của CBCCVC không đầy đủ; Chẳng hạn như hành vi hút thuốc lá trong phòng làm việc, ai cũng biết hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ không những cho người trực tiếp hút mà cả những người xung quanh, sẽ khó thực hiện nếu người hút thuốc lá là lãnh đạo của cơ quan, tổ chức không thực hiện nghiêm. Đấy chỉ là một thí dụ trong nhiều vấn đề mà ở các công sở đang tồn tại. Để có cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả của quy chế, cần tìm hiểu thực trạng trước và sau khi ban hành thực hiện quy chế văn hóa công sở- tiền đề quan trọng để đánh giá văn hóa giao tiếp trong công vụ.

Giao tiếp trong công sở là một nhu cầu tất yếu trong hoạt động công vụ, do đó đã được hình thành và tồn tại cùng với sự phát triển của bộ máy nhà nước và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt động và điều hành của các cơ quan, tổ chức. Có thể nói, giao tiếp trong hoạt động công vụ hay giao tiếp công vụ chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm của các tổ chức công vụ. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các khía cạnh quan trọng như tính đa dạng, phức tạp về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, phạm vi thẩm quyền của các tổ chức công vụ cũng như sự đa dạng và tính năng động của các bên tham gia trong quá trình giao tiếp. Chính vì vậy, giao tiếp công vụ có những đặc điểm như: có định hướng; liên tục; công khai; đa dạng, phức tạp; phản ánh cơ

cấu quyền lực trong tổ chức; đa dạng về hình thức thể hiện; văn bản là kênh giao tiếp chính thức quan trọng nhất; sử dụng phổ biến các phương tiện thông tin đại chúng. Từ những đặc điểm trên cho thấy giao tiếp công vụ có vị trí quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của công sở nói chung. Vì vậy, nhận thức về giao tiếp là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cán bộ, công chức. Song do nhận thức còn hạn chế nên trong thời gian qua hành vi giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với đồng nghiệp, với người dân còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguyên nhân của hạn chế đó thể hiện ở nhận thức và sự thiếu hụt các qui định, qui tắc ứng xử cụ thể. Vì thế, cần không ngừng bổ sung những khiếm khuyết như đưa ra các quy tắc ứng xử, giao tiếp, mở rộng phạm vi và đối tượng giao tiếp công vụ để mỗi cán bộ, công chức, viên chức có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong giao tiếp để giao tiếp công vụ trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của mỗi cơ quan, tổ chức nói chung và các bệnh viện nói riêng.

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của cán bộ y tế các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ thực tiễn Bệnh viện Phụ sản Trung ương) (Trang 48)