Thực trạng kế toán NVL tại Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Quảng Nam

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NAM (Trang 34)

Quảng Nam

3.2.1 Đặc điểm, phân loại và phương pháp tính giá NVL 3.2.1.1 Đặc điểm NVL của Công ty

Do đặc điểm sản xuất sản phẩm đặc thù của ngành xây dựng nên nguyên vật liệu cũng rất đa dạng phong phú nhiều chủng loại như cát, xi măng, thép, bê tông, gạch, đá, trị giá nguyên vật liệu lớn, nhiều vật liệu mỗi lần xuất lớn đặc biệt là xi măng, gạch, thép, bê tông.

Đối với vật liệu ít hỏng, cồng kềnh, khối lượng mua chuyển trực tiếp đến từng công trình xây lắp như đá, cát, gạch … tên kho chứa nguyên vật liệu được chi tiết theo từng công trình.

Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất từ lúc thi công tới khi bàn giao công trình. Đây là điểm khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất khác. Vì đặc điểm riêng của từng ngành nên nguyên vật liệu thường phải chịu sự tác động của thời tiết do đó dễ bị hỏng, mất mát.

Do đó nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, đây là một khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Chi phí về các loại nguyên vật liệu thường chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng chi phí về giá thành sản phẩm xây lắp. Chất lượng nguyên vật liệu, giá mua, chí phí thu mua, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, giá thành và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vật việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu tác động đến chất lượng sản phẩm, giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu còn là 1 bộ phận hàng tồn kho nên việc cung ứng, dự trữ, sử dụng có tác động đến tính liên tục của sản xuất, năng xuất lao động, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Xuất phát từ đặc điểm NVL của Công ty, nên để hạch toán chính xác việc nhập, xuất NVL cũng như quản lý tốt NVL, việc phân loại NVL là hết sức cần thiết. Công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế và Xây Dựng Quảng Nam phân loại NVL theo tiêu thức phân loại theo vai trò, chức năng của NVL. Cụ thể:

- NVL chính: Là đối tượng khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Vật liệu chính của Công ty gồm có: cát, sỏi, đá, xi măng, sắt, thép, …

- NVL phụ: Là những NVL khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất góp phần tạo nên sản phẩm chất lượng cao. Như đinh, dây thép, ..

- Nhiên liệu: Xăng, dầu, điện, ga …

- Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa các bộ phận của tài sản cố định.

- Vật liệu và các thiết bị xây dựng cơ bản:

- Các loại vật liệu khác: Như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng … 3.2.1.3 Tính giá NVL

- Đối với NVL nhập kho:

Hiện nay Công ty tính giá vật liệu nhập theo nguyên tắc giá phí. Vật liệu của Công ty đa phần nhập là do mua ngoài. Và được xác định như sau:

Ví dụ: Căn cứ vào “Biên bản kiểm nhận” số 0010 ngày 08/01/2011 và hoá đơn GTGT số 0013942 ngày 08/01/2011 của Công ty CP Vật liệu xây dựng Yên Bái, Công ty tiến hành nhập kho 4.000 viên Gạch đặc EG5AT_75 với đơn giá 740 đ/viên(Theo thoả thuận, giá trên đã bao gồm cả chi phí vận chuyển bốc xếp tới kho công trình Yên Sơn A)

Giá thực tế NVL nhập kho = 4.000 x 740 = 2.960.000 - Đối với NVL xuất kho:

Công ty sử dụng phương pháp “Thực tế đích danh” ( là giá bao gồm cả giá ghi trên hoá đơn + các chi phí khác có liên quan đến lô hàng mua như chi phí bốc xếp, tìm kiếm

nguồn hàng …)để tính giá vật liệu xuất kho. Nguyên liệu, vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho lô hàng đó để xác định giá thực tế vật liệu xuất kho. Khi nhận thi công công trình nào thì Công ty mới tiến hành mua vật liệu dự trữ cho công trình đó ngay tại chân công trình nên việc xác định giá thực tế xuất kho tương đối dễ làm.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NAM (Trang 34)