Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Quảng Nam

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NAM (Trang 48)

vấn Thiết kế và Xây dựng Quảng Nam

4.3.1 Đối với công tác quản lý NVL

Công ty cần xây dựng kế hoạch lấy vật tư cho phù hợp với từng giai đoạn từng công trình. Bởi vì đặc trưng của ngành xây dựng cơ bản là không cố định. Vì vậy mỗi công trình lại phải lập một kho riêng để theo dõi và mỗi công trình lại phải hạch toán riêng. Hơn nữa thị trường hiện nay không ổn định, nhất là thị trường sắt, thép, xăng dầu, xi măng, tất cả những cái đó đều có tác động mạnh đến ngành xây dựng cơ bản. Chính vì vậy mà Công ty cần có những kế hoạch về vật tư cho phù hợp để có thể dự trù được kế hoạch dự trữ NVL hợp lý hơn.

+ Công ty cần xây dựng định mức tồn kho cho từng công trình, từng loại NVL cho thi công.

+ Tiến hành phân tích tình hình cung cấp các loại NVL

4.3.2 Đối với công tác kế toán

Giải pháp 1: Về công tác kế toán chi tiết NVL

Phương pháp hạch toán chi tiết NVL chưa phù hợp với tình hình cụ thể của Công ty. Đây là khâu quan trọng trong công tác tổ chức kế toán. Kế toán chi tiết NVL là công việc thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa kho và phòng kế toán. Hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song.

Phương pháp này mặc dù đơn giản, dễ thực hiện nhưng không còn phù hợp với đặc điểm hiện tại của Công ty, nó chỉ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ số lượng chủng loại vật tư ít, mà Công ty lại có số lượng chủng loại vật tư nhiều, các nghiệp vụ nhập xuất tương đối lớn. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, tránh sự trùng lặp công việc giữa kế toán viên và thủ kho thì Công ty nên áp dụng phương pháp đối chiếu luân chuyển, theo phương pháp này:

+ Ở kho: thủ kho vẫn sử dụng các thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu về mặt số lượng.

+ Ở phòng kế toán: Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất vật liệu trong tháng kế toán tổng hợp lại đến cuối tháng tiến hành ghi chép số liệu vào sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi tình hình nhập, xuất về số lượng và giá trị.

Phương pháp này sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc cho bộ phận kế toán.

Giải pháp 2: Về việc nhập, xuất vật tư phát sinh đột xuất

Do công trình nằm rải rác xa trụ sở Công ty nên không thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư về phục vụ cho công việc sửa chữa thường xuyên hay phát sinh đột xuất. Mặc dù, việc xuất vật tư là theo kế hoạch đã dự trù từ tháng trước nhưng có thể phát sinh thêm. Vì vậy để đảm bảo việc cung cấp vật tư cho các đội thi công hoạt động thường xuyên Công ty nên tạm ứng cho các đội đi mua vật liệu đối với những vật liệu cần dùng với số lượng ít. Định kỳ ngày 15 và ngày cuối tháng khi các đội gửi các chứng từ gốc lên phòng kế toán, nhân viên kế toán NVL tập hợp và nhập vào sổ kế toán. Đó cũng là biện pháp để giảm bớt chi phí nhập, xuất kho vật tư, giảm bớt khối lượng sổ sách kế toán, tránh rườm rà, giảm khối lượng công việc của nhân viên kế toán.

Giải pháp 3:Về việc phân bổ giá trị NVL, lập bảng phân bổ NVL

Đặc thù sản xuất của Công ty là xây dựng cơ bản, có các loại vật liệu được sử dụng lâu dài, nhiều lần phục vụ cho nhiều công trình như ván khuôn, giàn giáo, cốt pha …Công ty cần phải phân bổ giá trị của nó cho từng công trình nhằm kiểm soát tính toán

đúng giá trị chi phí NVL của từng công trình, dẫn tới việc tính giá thành được chính xác hơn :

Giải pháp 4:Về việc hạch toán chi phí NVL

Mỗi công trình được xây dựng là phải đảm bảo chất lượng tiến độ thi công nhanh, hạ giá thành đến mức có thể nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật, trong lúc đó công trình được thi công ở xa Công ty, mà khối lượng công việc của kế toán rất lớn sẽ gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin kịp thời và độ chính xác cao.

Có thể trong cùng thời gian, một đội thi công từ một đến hai công trình hay nhiều hơn nữa, địa bàn thi công nằm rải rác. Vì vậy việc hạch toán chi phí NVL cho các công trình khó khăn, đặc biệt là chi phí về nhiên liệu sử dụng cho xe, máy thi công, phương tiện vận chuyển. Nên tính toán và phân bổ chi phí này cho từng công trình, có thể phân bổ theo chỉ tiêu số km hay công suất sử dụng.Từ đó tìm ra chi phí tiêu hao cho từng công trình, hạch toán chính xác chi phí NVL xuất cho công trình đó.

Giải pháp 5 : Lập dự phòng giảm giá NVL

Do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các loại NVL lên xuống thất thường vì vậy Công ty nên lập dự phòng giảm giá cho NVL theo thông tư số 13/2006/TT – BTC ngày 27/02/2006 của BTC hướng dẫn chế độ trích lập dự phòng giảm giá HTK xác định đối tượng lập dự phòng là NVL, hàng hoá …(bao gồm cả HTK bị hư hỏng kém phẩm chất, lạc hậu, lỗi thời …)

Một điều chú ý là khi thực tế giá NVL giá thị trường của NVL thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán nhưng sản phẩm từ số NVL trên được bán trên thị trường với giá không thay đổi thì ta không lập dự phòng cho số NVL này

Nguyên tắc lập : Lập dự phòng giảm giá cho NVL phải tính cho từng thứ NVL và mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.

Thời điểm kết thúc kế toán năm :

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi :

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 159 : Dự phòng giảm giá HTK

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi :

Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá HTK Có TK 632 : Giá vốn hàng bán

Giải pháp 6 : Lập sổ danh điểm vật tư

Sử dụng sổ danh điểm vật tư sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý và hạch toán NV L của Công ty được thống nhất, dễ dàng, thuận tiện khi cần tìm thông tin về một thứ hay một nhóm nào đó. Đó cũng là cơ sở để tạo lập bộ mã vật liệu thống nhất cho việc quản lý và kế toán bằng máy vi tính. Để lập sổ danh điểm vật tư phải xây dựng được bộ mã hoá vật liệu chính xác, đầy đủ và không trùng lặp, có dự trữ để bổ sung mã vật liệu mới một cách thuận tiện và hợp lý. Ở Công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế và Xây Dựng Quảng Nam đã xây dựng được bộ mã hoá vật liệu theo cách thức phân loại vật liệu của Công ty là theo vai trò, công dụng của vật liệu như sau :

TK 1521 – Vật liệu chính: TK 1522 – Vật liệu phụ TK 1523 – Nhiên liệu

TK 1524 – Phụ tùng thay thế TK 1525 – Phế liệu

TK 1528 – Vật liệu khác

Công ty nên căn cứ vào số hiệu tài khoản này để thực hiện việc mã hoá cho từng nhóm,

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NAM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w